2007-03-21 11:47:10

NỮ TU NƠI TRẠI LAO ĐỘNG KHỔ SAI


Câu chuyện xảy ra tại trại tù lao động khổ sai ở Sibéri, cách đây 60 năm. Nơi trại giam có đủ hạng người, đủ quốc tịch, trong đó có nhóm nữ tu Ba Lan, đặc biệt hai chị Kinga và Gertrude, một trẻ một già. Chị Kinga hơn 50 tuổi. Chị Gertrude là tập sinh.

Điều may mắn là ngoài công việc nặng nhọc và thiếu ăn mất ngủ, các nữ tu được các tù nhân và công an cai tù yêu mến kính trọng ..

Trước khi bị lưu đày sang Sibéri, chị Gertrude nghe lời nhắn nhủ sau cùng của chị Constance, bề trên tập viện:

- Các em thân mến, nếu các em phải chết thì hãy chết trong tư cách và tâm tình nữ tu. Các em là tập sinh, nhưng nếu ơn gọi chắc chắn, thì, khi giờ chết bất ngờ xảy đến, các em được quyền thầm thĩ đọc lời tuyên khấn. Lời tuyên khấn bằng máu có giá trị y như tuyên khấn theo thời hạn bình thường .. Chị hết lòng cầu mong gặp lại các em, tất cả còn sống. Nhưng nếu thánh ý THIÊN CHÚA định liệu cách khác, các em hãy sẵn sàng chấp nhận cái chết, y như Đức Chúa GIÊSU KITÔ xưa kia chấp nhận Thánh Giá. Chị giao các em ”bài sai” trở thành nhà truyền giáo ngay nơi các em sống. Xin chị Kinga chăm sóc em tập sinh Gertrude, vì em có sức khoẻ kém. Xin gửi gắm cách riêng em Gertrude cho chị Kinga.

Nơi trại lao động khổ sai Sibéri lạnh giá, cuộc tử đạo không đến ngay. Nếu chết ngay hẳn thật đẹp, cuộc sống khốn khổ sớm chấm dứt! Nhưng đây là cái chết dần mòn, ngày qua ngày, với công việc quá sức người, lại bị đói và bị lạnh. Rồi cái đau khổ tinh thần mới to lớn hơn. Cuộc sống không có Thánh Lễ, không được lãnh các bí tích, và nhất là nỗi cô đơn tâm hồn. Từ hai năm sống nơi trại lao động, các nữ tu Ba Lan không hề trông thấy bóng dáng vị Linh Mục nào!

Chị Kinga mạnh khoẻ nên đủ sức kháng cự với cuộc sống khổ cực. Chị Gertrude mảnh mai hơn, nên phải khó khăn lắm mới theo nổi nếp sống lao động. Bù lại, người dân Sibéri tỏ lòng quý mến các nữ tu. Họ kính trọng và bảo vệ, che chở các chị. Chỉ cần nhắc đến hai tiếng Nữ Tu đủ dựng nên bức tường ngăn chặn các chị thoát hiểm nguy. Tên Nữ Tu trở thành mộc-khiên thuẫn-đỡ các chị. Ngay cả chị Gertrude trẻ đẹp, cũng không bao giờ bị dòm ngó, trêu chọc. Người dân Sibéri nhắc nhở nhau:

- Đừng bao giờ đng đến ”Nữ Tu”. Bởi vì, đng đến ”Nữ Tu” chắc hẳn gặp tai họa!

Thời gian ngắn sau khi các nữ tu Ba Lan có mặt trong trại, dân Sibéri tìm cách lẻn vào trại ban đêm, mua chuộc lính canh, và đến gặp các nữ tu. Họ xin các chị nói về THIÊN CHÚA và rửa tội cho con cái họ. Cuộc học hỏi kéo dài đến 2 giờ sáng. Trước khi rời phòng giam, mọi người kính cẩn cúi đầu chào bức ảnh Đức Mẹ Đen Czestochowa treo nơi góc tường ..

Có lần chị Kinga khám phá ra trong số trẻ em cha mẹ dẫn đến xin chị rửa tội, có một trẻ sơ sinh ba ngày, con của công an cai tù. Được hỏi lý do, ông ta vừa xoa-xoa hai bàn tay vừa giải thích:

- Nếu việc rửa tội không mang lại lợi ích nào, chắc chắn nó cũng không làm hại bé Vania yêu dấu. Vậy xin chị hãy đổ nước rửa tội cho bé. Tôi tin bé sẽ được phúc lành đến từ bàn tay ân sủng dịu mát của chị!

Tuy nhiên, cuộc sống ban ngày lao động vất vả, tối đến lại phải thức đôi khi gần như trắng đêm, quả là vất vả! Bù lại, các nữ tu Ba Lan nhận niềm vui và an ủi bao la. Trong vòng hai năm kể từ ngày đến trại, các chị rửa tội cho 327 người, người lớn lẫn trẻ em .. Về các nghi lễ hôn phối thì thật thô sơ giản dị. Trước mặt hai người chứng và với sự hiện diện của các nữ tu, đôi bạn trẻ lấy 2 nhẫn cưới cọ vào hai nhẫn cưới đã được chúc lành của cha mẹ hoặc ông bà. Và nghi lễ kết thúc với lời đôi bạn trẻ thề hứa trọn đời yêu nhau.

... ”Kẻ để hết tâm hồn suy gẫm luật Đấng Tối Cao, thì từ sáng sớm, đã hăm h đến cầu nguyện cùng THIÊN CHÚA là Đấng Tối Cao, Đấng tạo dựng nên mình. Người ấy mở miệng nài van Chúa, cầu xin Người thứ tha tội lỗi. Nếu đẹp lòng THIÊN CHÚA cao cả, người ấy sẽ dư đầy trí thông minh, ban phát lời khôn ngoan như mưa móc tràn trề, dùng lời kinh mà chúc tụng THIÊN CHÚA” (Sách Huấn Ca 39,5-6).

(Maria Winowska, ”Les Voleurs de Dieu”, Éditions Saint-Paul, 1989, trang 45-56).

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt







All the contents on this site are copyrighted ©.