2007-03-04 16:39:53

Kinh Truyền tin chúa nhựt 4-3


Vào chúa nhựt đầu Mùa chay, bài Tin mừng thuật lại cảnh Đc Giêsu ăn chay trên sa mc 40 đêm ngày và sau đó bị ma quỷ cám dỗ. Bài Tin mừng chúa nhựt thứ hai thuật lại quang cảnh Người biến hình trên núi. Việc lựa chọn hai đề tài này nhằm mục tiêu huấn giáo dành cho các dự tòng chuẩn bị lãnh các bí tích vào Lễ Phục sinh, trình bày khởi đim và đích điểm của hành trình đi theo Chúa Kitô. Người dự tòng khởi đầu hành trình bằng việc từ bỏ ma quỷ, chiến đấu với tội lỗi; và đích điểm là sự biến đổi nên thọ tạo mới, trở thành con cái của Chúa. Dù sao, đề tài của cuộc biến hình trên núi, tuy được thuật lại trong tất cả ba cuốn Tin mừng nhất lãm, nhưng với những sắc nét riêng của mỗi thánh sử. Năm nay, phụng vụ trình bày trình thuật theo thánh Luca. Hai nét đc trưng ca thánh Luca được nêu bật trong bài huấn dụ của Đức Thánh Cha trong bài huấn dụ trưc khi đọc kinh Truyền tin. Thứ nhất, cuộc biến hình diễn ra lúc Đức Giêsu cầu nguyện. Việc cầu nguyện là một đề tài chủ yếu trong sách Tin mừng thứ ba. Thứ hai, nội dung của cuộc đàm đạo giữa đức Giêsu với hai ông Môsê và ông Elia là cuộc ra đi, nghĩa là mầu nhiệm Vượt qua. Từ đó, Đc Bênêđictô XVI một đàng mời gọi tất cả các tín hữu hãy ý thức tầm quan trọng của việc cầu nguyện, đàng khác, vạch cho thấy rằng trọng tâm của việc cầu nguyện nằm ở chỗ tuân hành ý Chúa, noi theo gương ca Đức Giêsu.

 
Chủ đề cầu nguyện còn được nhắc lại sau khi ban phép lành Tòa thánh, lúc Đc Thánh Cha cám ơn nhng ai đã tháp tùng ngài trong tuần lễ tĩnh tâm vừa qua, và khuyến khích các tín hữu hãy tìm về thinh lặng và hồi tâm để cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa. Mặt khác, ngài cũng loan báo rằng vào chiều thứ bảy tuần này, sẽ có một buổi đọc kinh Mân côi, qua hệ thống viễn tinh, liên kết các sinh viên tại nhiều đa điểm trên thế giới.

Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.

Anh chị em thân mến,

Trong chúa nhựt thứ hai mùa Chay hôm nay, thánh sử Luca nhấn mạnh rằng Đức Giêsu lên núi “để cầu nguyện” (9,28) cùng với các tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan, và “đang khi Người cầu nguyện” (9,29), thì diễn ra mầu nhiệm sáng chói của việc biến hình. Như thế đối với ba thánh tông đồ, lên núi có nghĩa là tham gia vào việc cầu nguyện của đức Giêsu; Người vốn rút lui để cầu nguyện, cách riêng lúc tảng sáng và sau mặt trời lặn, và đôi khi suốt đêm. Duy có điều là hôm ấy, ở trên núi, Người muốn bày tỏ cho các bạn mình ánh sáng nội tại tràn ngập trong mình khi cầu nguyện. Phúc âm nói rằng dung nhan của Người sáng rực, và áo của Người tỏa ánh quang rực rỡ của thiên tính của Ngôi Lời nhập thể (xc. Lc 9,29).

Có một chi tiết khác đáng được lưu ý, chỉ gặp thấy nơi trình thuật của thánh Luca. Thánh sử ghi nhận đối tượng của cuộc đàm thoại của Đức Giêsu với ông Mosê và ông Êlia, hiện ra bên cạnh Người, vàviết rằng “họ bàn luận về cuộc ra đi (tiếng Hy lạp exodos) sẽ được hoàn tất ở Giêrusalem” (9,31). Như vậy, Đức Giêsu lắng nghe Lề luật và Ngôn sứ nói với Người về cái chết và sự phục sinh. Trong cuộc đàm đạo thân mật với Chúa Cha. Đức Giêsu không thoát khỏi lịch sử, không trốn tránh sứ mạng mà Người được phái đến trần thế; Người cũng biết rằng để đạt tới vinh quang thì mình phải đi qua Thập giá. Người đi sâu vào sứ mạng này, gắn bó hết mình với ý định của Chúa Cha. Người tỏ cho ta thấy rằng cầu nguyện chân chính nẳm ở chỗ kết hiệp ý muốn của mình với ý của Thiên Chúa. Vì thế, đối với một Kitô hữu, cầu nguyện không phải là tránh né thực tại cùng với những trách nhiệm của nó, nhưng là chấp nhận chúng đến tận cùng, nhờ lòng tín thác vào tình thương yêu trung kiên và vô bờ bến của Chúa. Vì thế, sự chứng thực của sự Biến hình là cảnh Hấp hối tại Vườn Cây dầu (xc. Lc 22,39-46), một điều xem ra tương phản. Đứng trước cuộc Tử nạn đã gần kề, Đức Giêsu cảm thấy bồi hồi đến chết, và phó thác mình cho ý Chúa. Lúc ấy, lời cầu nguyện của Người là bảo chứng của ơn cứu độ dành cho tất cả chúng ta. Thực vậy, Đức Kitô đã van nài Chúa Cha trên trời hãy “cứu thoát mình khỏi chết” và, như tác giả thư gửi Do thái đã viết, “Người đã được nhậm lời do lòng đạo đức của mình” (5,7), Cuộc phục sinh là bằng cớ của lời cầu xin được chấp nhận.

Anh chị em thân mến, việc cầu nguyện không phải là chuyện tuỳ tùng, nhiệm ý, nhưng là một chuyện sinh tử. Thực vậy, duy chỉ có kẻ cầu nguyện, nghĩa là tín thác vào Chúa với tình con thảo, thì mới có thể bước vào cõi trường sinh, nghĩa là chính Thiên Chúa. Trong mùa chay này, chúng ta hãy xin Đức Maria, thân mẫu của Ngôi Lời nhập thể, thầy dạy của đời sống tâm linh, dạy chúng ta biết cách cầu nguyện giống như Con của Mẹ, ngõ hầu cuộc đời của chúng ta được biến đổi nhờ ánh sáng của Chúa hiện diện với ta.
 Bình Hòa







All the contents on this site are copyrighted ©.