2007-01-03 12:43:30

KHÔNG PHẢN BỘI LƯƠNG TÂM CÔNG GIÁO


Ba-Lan ngày nay là quốc gia dân chủ tự do. Trước thời điểm lịch sử năm 1989, Ba-Lan từng quằn-quại dưới ách thống trị độc tài của đảng cộng sản vô thần! Tuy nhiên chủ nghĩa vô thần không tiêu diệt được Đức Tin sâu xa nơi tín hữu Công Giáo Ba-Lan. Trái lại, khó khăn, đàn áp của nhà nước càng tôi-luyện và làm vững chắc hơn Đức Tin người dân Ba-Lan.

Trước khi bắt đầu niên học 1959-1960, nhà nước Ba-Lan dùng áp lực bắt buộc phụ huynh học sinh đừng xin tái lập môn tôn giáo nơi học đường.

Tuy nhiên, dù dọa nạt đủ kiểu đủ cách, vẫn không có kết quả. Thấy thế, chính quyền đổi chiến thuật, quay sang tấn công các giáo chức, buộc họ phải ký vào tờ khai, từ chối dạy môn tôn giáo. Đây là lúc nhà nước dồn các giáo chức vào chân tường, đặt lương tâm họ trước chọn lựa thật khó khăn.

Một giáo chức Ba-Lan thuật lại.

Tôi được mời đến văn phòng để ký tên. Viên chức nhà trường nói với tôi:

- Ông bị bắt buộc phải ký vào đây.

Tôi đáp:

- Trước khi đặt bút ký tên, tôi muốn biết nội dung tài liệu.

Ông ta vồn vã trả lời:

- Dĩ nhiên, xin ông cứ đọc!

Tôi đọc thấy 5 điểm:

1/ Trong trường chúng ta, môn tôn giáo chỉ mới bắt đầu được dạy mỗi tuần một giờ, từ năm 1956.

2/ Chỉ có 30% học sinh theo học môn tôn giáo.

3/ Năm sau, 1957, vị Linh Mục dạy môn tôn giáo không đến dạy.

4/ Niên khóa năm nay 1960-1961, các phụ huynh học sinh lại làm đơn xin bỏ môn tôn giáo nơi học đường.

5/ Với các điểm vừa trình bày, ban giáo sư nhà trường quyết định xin bỏ hẳn môn tôn giáo.

Đọc xong, tôi nói:

- Tài liệu viết thật tài tình!

Viên chức nhà trường hồ-hởi tiếp lời:

- Ông cũng đồng ý như vậy phải không?

Tôi đáp:

- Nói rằng ”viết thật tài tình”, bởi vì, chỉ trong 5 điu mà người ta lại đưa vào đó 6 điều sai, thì kể là thật tài tình! Bây giờ chúng ta thử cùng nhau phân tích từng điểm một.

Thứ nhất, trước năm 1956, mỗi tuần có đến 2 giờ tôn giáo, nhưng từ năm 1956, nhà trường rút xuống còn một và lại đặt giờ tôn giáo vào đầu hoặc cuối buổi học.

Thứ hai, nói rằng số học sinh theo học môn tôn giáo chỉ có 30% thì hoàn toàn sai. Trong lớp tôi dạy, chỉ có một học sinh không học giờ giáo lý, vì em theo đạo Do Thái. Như thế, phải nói có hơn 90% học sinh theo học môn tôn giáo.

Thứ ba, nói rằng vị Linh Mục phụ trách môn tôn giáo không đến dạy, thì có đến hai điểm sai. Trong vòng 3 tuần lễ đầu, cứ hai ngày, ngài lại đến hỏi khi nào ngài có thể bắt đầu dạy môn tôn giáo. Và cứ mỗi lần như thế, người ta nói với ngài là chưa nhận được lệnh trên.

Thứ tư, nói rằng các phụ huynh học sinh tự ý làm đơn xin bỏ môn tôn giáo, là điểm sai thứ năm, vì bị bắt buộc, chứ không phải tự ý.

Thứ năm, nói rằng, ban giáo sư nhà trường quyết định xin bỏ hẳn môn tôn giáo, vậy mà các giáo sư chúng tôi không hề được bàn hỏi gì về quyết định này.

Với tất cả những điểm sai sự thật vừa vạch ra, tôi cương quyết từ chối ký tên vào tài liệu và khẳng khái chống lại mọi gian-dối lèo-lái đối với vấn đề quan trọng là vấn đề tôn giáo!

Trước lời kháng cự của tôi, viên chức nhà trường nói:

- Mỗi người được tự do ký hay không ký. Nhưng ông có suy nghĩ kỹ về hậu quả việc từ chối này không?

Tôi đáp lại:

- Nói rằng mỗi người được tự do là điểm nói dối thứ bảy, bởi vì tất cả ai ký tên là những người bị bắt buộc phải ký tên trái với lương tâm của họ, và vì họ sợ mất chỗ dạy, thế thôi!

Viên chức nhà trường nói:

- Như vậy, xem như là cuộc nói chuyện của chúng ta đến đây chấm dứt phải không?

Tôi đáp:

- Đúng như vậy, và khỏi cần gặp lại tôi lần thứ hai, vì tôi cương quyết không ký tên vào một tài liệu gian-dối, có những điều trái với lương tâm Công Giáo của tôi!

... ”Có 6 điều làm THIÊN CHÚA gớm ghét, có 7 điều khiến Người ghê tởm là: mắt kiêu kỳ; lưi điêu ngoa; tay đ máu người vô tội; lòng mưu toan ý đồ bất chính; chân mau mắn chạy đi làm điều dữ; kẻ làm chứng gian thốt ra lời dối trá; người gieo rắc xung khắc giữa anh chị em” (Sách Châm Ngôn 6, 16-19).

(”MISSI”, 1/1962, trang 33-34).

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt







All the contents on this site are copyrighted ©.