2006-11-26 16:25:31

Kinh Truyền tin chúa nhựt 26-11-06


Ngày mai thứ ba 28 tháng 11, Đức thánh cha sẽ bắt đầu chuyến viếng thăm nước Thỗ-nhĩ-kỳ kéo dài trong bốn ngày, với cao điểm là cuộc hội kiến với đc Thượng phụ Bartolomeô I, giáo chủ chính thống Constantinopolis, nhân lễ thánh Anrê, đ đáp lễ cuộc viếng thăm ca đc thượng phụ sang toà Rôma dịp lễ thánh Phêrô. Đây cũng là mt cơ hội thuận tiện để viếng thăm các cng đoàn công giáo tại Thổ nhĩ kỳ, tuy ít ỏi nhưng gắn liền với những đi điểm lịch sử Kitô giáo nguyên thủy như là Ephêsô, Smyrna, những thành phố của các thánh tông đồ Phaolô và Gioan. Một ý nghĩa khác không kém phần quan trọng là chiều kích đối thoại liên tôn, với những cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo Hồi giáo và Do thái giáo. Tầm quan trọng của chuyến đi này đã đưc đề cập trong những lời hiệu triệu sau khi ban phép lành Toà thánh, còn bài suy niệm dẫn vào kinh Truyền tin thì tập trung vào lễ Chúa Kitô Vua. Đc Kitô là Vua, nhưng vương quốc của Ngài nhưng là vương quốc của tình thương và chân lý, chứ không phải là quyền hành thống trị. Mọi ngưi đu được mời gọi đón nhn vương quc đó với sự tự do của con tim và trí tuệ. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.

Anh chị em thân mến,

Vào Chúa nhựt chót của năm phụng vụ, chúng ta mừng lễ Chúa Kitô là Vua vũ trụ. Bài Tin mừng hôm nay thuật lại một đoạn trong cuộc chất vấn bi thảm giữa Tổng trấn Philatô và đức Giêsu khi Người bị giải nạp và cáo buộc vì tội lạm dụng danh nghĩa là “Vua dân Do thái”. Đáp lại câu hỏi của tổng trấn Rôma, Đức Giêsu khẳng định rằng mình là vua, nhưng không thuộc về thế gian này (xc. Ga 18,36). Người không đến để thống trị các dân tộc và lãnh thổ, nhưng là đến để giải thoát con người khỏi cảnh nô lệ tội lỗi và hoà giải với Thiên Chúa: “Tôi sinh ra và đến trần gian vì lý do này, đó là làm chứng cho chân lý. Ai ở về phía chân lý thì nghe tiếng tôi” (Ga 18,37).

Nhưng “chân lý” mà Đức Giêsu đến trần gian để làm chứng là gì? Trót cuộc sống của Người mặc khải rằng Thiên Chúa là tình thương: đó là chân lý mà Người làm chứng trọn vẹn với sự hy sinh mạng sống trên núi Calvario. Thập giá là “ngai tòa” từ đó Người biểu lộ vương quyền của Thiên Chúa Tình thương: khi hiến mình làm của lễ xá tội lỗi thế gian, Người đã đánh bại sự thống lĩnh của “thủ lãnh thế gian” (Ga 12,31) và đã thiết lập vĩnh viễn Vương triều của Thiên Chúa. Vương triều này sẽ được bộc lộ trọn vẹn vào cuối lịch sử, sau khi mọi địch thù, mà tử thần đứng cuối sổ, sẽ bị khuất phục (xc. 1Cr 15,25-26). Lúc ấy Chúa Con sẽ trao lại vương triều cho Thiên Chúa Cha và sau cùng Thiên Chúa sẽ là “tất cả trong mọi sự” (1Cr 15,28). Con đường dẫn đến mục tiêu ấy còn dài và không có lối tắt: thật vậy mỗi người cần phải tự tình đón nhận chân lý của tình thương Thiên Chúa. Thiên Chúa là Tình thương và Chân lý, và tình thương cũng như chân lý không thể nào áp đặt được. Tình thương và chân lý đến gõ cửa của con tim và trí tuệ, và đâu có thể vào được thì mang đến an bình và hoan hỉ đến đó. Đó là đường lối cai trị của Thiên Chúa; đó là kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, một “mầu nhiệm” hiểu theo nghĩa Kinh thánh, nghĩa là một kế hoạch được tỏ lộ dần dần trong lịch sử.

Đức Trinh nữ Maria đã được kết nạp vào vương quyền của Chúa Kitô một cách rất độc đáo. Thiên Chúa đã yêu cầu Người, một thiếu nữ khiêm tốn Nadarét, hãy làm thân mẫu của đức Mêsia. Đức Maria đã đáp lại lời gọi ấy với trót cả thân mình, kết hợp lời “xin vâng” của mình với lời “xin vâng” của đức Giêsu Con mình, và đã vâng lời cùng với Người cho đến chỗ hy sinh. Bởi thế Thiên Chúa đã tôn vinh Người lên trên mọi thọ tạo, và Chúa Kitô đã đội cho Người triều thiên Nữ hoàng trời đất. Chúng ta hãy ký thác Hội thánh và toàn thể nhân loại cho lời chuyển cầu của Mẹ, ngõ hầu tình thương của Thiên Chúa có thể ngự trị trong hết mọi tâm hồn, và hoàn tất kế hoạch công lý và hoà bình của Ngài.

Như đã nói trên, sau khi ban phép lành Toà thánh, Đc Thánh Cha đã thêm những lời phát biểu liên quan đến chuyến viếng thăm Thổ nhĩ kỳ như sau:

Anh chị em thân mến. Anh chị em đã biết là vào những ngày sắp tới, tôi sẽ lên đường viếng thăm Thổ nhĩ kỳ. Ngay từ bây giờ, tôi muốn gửi lời chào thân ái đến nhân dân Thổ nhĩ kỳ quý mến, một dân tộc giàu về lịch sử và văn hoá. Tôi xin bày tỏ lòng quý trọng và thân hữu chân thành đến Nhân dân và các vị đại diện. Tôi mong đợi được gặp gỡ cộng đoàn tín hữu Công giáo mà tôi luôn tưởng nhớ. Tôi cũng mong được liên kết huynh đệ với Giáo hội Chính thống nhân dịp lễ thánh Anrê tông đồ. Với lòng tin tưởng, tôi muốn noi theo vết chân của các vị tiền nhiệm Phaolô VI và Gioan Phaolô II, và tôi kêu cầu sự che chở của chân phước Gioan XXIII, đấng đã giữ chức vụ Khâm sứ Toà thánh tại Thổ nhĩ kỳ trong vòng 10 năm trường và luôn duy trì lòng quý mến và trân trọng với dân tộc này. Tôi xin hết mọi người tháp tùng tôi bằng lời cầu nguyện, ngõ hầu chuyến hành hương này mang lại những hoa trái theo như Thiên Chúa mong muốn.
 Bình Hòa







All the contents on this site are copyrighted ©.