2006-06-13 15:26:45

SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC 16
NHÂN NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2006
 


Trong lịch sử Giáo Hội, tuy sứ vụ truyền giáo, rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo và biến mọi ngưi thành môn đệ của Chúa là mệnh lệnh rõ ràng Chúa Giêsu đã để lại cho các môn đệ của Ngài trước khi về trời, nhưng mệnh lệnh ấy không luôn luôn được các tín hữu ý thức và công tác thi hành.

Đó cũng là sự kiện chân phước Linh Mục Giuseppe Allamano và các bề trên các dòng thừa sai nhận thấy ở Italia hồi năm 1912. Thực vậy, hồi đó Cha Allamano và các bề trên dòng, đã thưa vi Đức Giáo Hoàng Piô 10 về tình trạng các tín hữu Công Giáo ở Italia không biết gì về các xứ truyền giáo, và hàng giáo phẩm đa phương cũng không nhạy cảm về vấn đề này. Vì thế, Cha Allamano, vị sáng lập hai dòng tu nam nữ Thừa sai Đức Mẹ An ủi và các Bề trên dòng thừa sai đã xin ĐGH can thiệp chống lại tình trạng ấy, và đặc biệt thiết lập một ngày Thế Giới Truyền giáo cử hành hằng năm, với nghĩa vụ phải giảng về nghĩa vụ và cách thức truyền bá đc tin. Đề nghị đó không thành công vì lúc ấy tình trạng sức khỏe của Đức Piô 10 bị suy yếu nhiều và chiến tranh tại vùng Balcan bùng nổ. Mãi cho đến năm 1927, ước vọng này của Cha Allamano và các bề trên dòng thừa sai mới được thành tựu với quyết định của ĐGH Piô 11 thành lập ngày Thế Giới truyền giáo.

Ngày 22-10 tới đây là Ngày Thế giới truyền giáo lần thứ 80. Để giúp các tín hữu toàn Giáo Hội suy tư và chuẩn bị cử hành ngày ấy, hôm 2-6 vừa qua, ĐTC Bin Đc đã cho công bố sứ điệp của Ngài, trong đó ngài mời gọi các tín hữu Kitô gia tăng sự cộng tác truyền giáo như một lời đáp trả tình thương của Thiên Chúa. Việc tryền giáo nếu không đưc đc bái ái hướng dẫn, nghĩa là nếu không phát xuất từ một hành vi yêu thương sâu xa của Chúa, thì có nguy cơ bị thu hẹp thành những hoạt động từ thiện và xã hội mà thôi.” Sau đây là nguyên văn S điệp của ĐTC:

Anh chị em thân mến!

1. Ngày Thế Giới truyền giáo mà chúng ta sẽ cử hành vào chúa nhật 22-10 tới đây, là cơ hội để suy tư trong năm nay về đề tài ”Đức bác ái, linh hồn của công cuộc truyền giáo”. Việc truyền giáo, nếu không được đức bác ái hướng dẫn, nghĩa là nếu không xuất phát từ một tác động sâu xa của tình yêu Chúa, thì có nguy cơ bị thu hẹp vào một hoạt động thuần túy từ thiện và xã hội. Thực vậy, tình thương mà Thiên Chúa dành cho mỗi người chính là trọng tâm của kinh nghiệm và việc rao giảng Tin Mừng, và những người tiếp nhận tình thương ấy, lại trở thành chứng nhân cho tình yêu Chúa. Tình thương của Thiên Chúa, Đấng ban sự sống cho thế giới, là tình thương được ban cho chúng ta trong Chúa Giêsu, Ngài là Lời cứu độ, là hình ảnh tuyệt hảo lòng từ bi của Cha trên trời. Sứ điệp cứu độ có thể tóm tắt trong những lời này của Thánh Sử Gioan: ”Tình thương ca Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ qua điu này: Thiên Chúa đã sai Con duy nhất của Ngài đến trong thế gian, để chúng ta nhờ Ngưi mà được sống” (1 Gv 4,9). Sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã truyền lệnh cho các Tông Đồ loan báo tình thương của Thiên Chúa, và các Tông Đồ, sau khi được quyền năng của Chúa Thánh Linh biến đổi nội tâm trong ngày lễ Ngũ Tuần, đã bắt đầu làm chứng cho Chúa đã chịu chết và sống lại. Từ đó, Giáo Hội tiếp tục sứ mạng ấy, và đây cũng là một nghĩa vụ trường kỳ và không thể từ bỏ được của mọi tín hữu.

2. Vì thế, mỗi cộng đoàn Kitô đều được mời gọi làm cho người khác biết Thiên Chúa là Tình Thương. Trong Thông Điệp ”Deus Caritas est”, Thiên Chúa là Tình Thương, tôi đã muốn suy tư về mầu nhiệm căn bản này trong đức tin của chúng ta. Thiên Chúa làm cho toàn thể mọi thụ tạo và lịch sử loài người được thấm nhiễm tình thương của Ngài. Từ nguyên thủy, con người đã xuất phát từ tay Đấng Tạo Hóa như kết quả sáng kiến tình thương của Chúa. Tiếp đến tội lỗi đã làm cho dấu vết Thiên Chúa nơi con người bị lu mờ. Nguyên tổ Adong và Evà bị ma quỉ lường gạt, đã thiếu sót trong quan hệ tín thác với Chúa, khi họ chiều theo cám dỗ của ma quỉ, xúi giục họ ngờ vực Thiên Chúa chính là người cạnh tranh và muốn giới hạn tự do của họ. Và thế là, thay vì muốn tình yêu thương nhưng không của Thiên Chúa, họ lại yêu thích bản thân của họ nhiều hơn, vì họ bị thuyết phục rằng nhờ cách thức ấy, họ có thể củng cố quyền tự quyết của mình. Hậu quả là, rốt cục họ mất hạnh phúc nguyên thủy và phải nếm sự cay cắng buồn sầu vì tội lỗi và chết chóc. Tuy nhiên Thiên Chúa không bỏ rơi và Ngài hứa ơn cứu độ cho họ và dòng dõi họ, tiên báo sẽ sai Con duy nhất của Ngài, Đức Giêsu, khi thời gian viên mãn, Người sẽ mạc khải một tình yêu có thể cứu chuộc mỗi người khỏi sự nô lệ sự ác và sự chết. Vì thế, trong Chúa Kitô, sự sống bất tử, chính sự sống của Chúa Ba Ngôi, đã được thông ban cho chúng ta. Chính nhờ Đức Kitô, vị Mục Tử Nhân Lành không bỏ rơi con chiên lạc, mà con người thuộc mọi thời đại có thể hiệp thông với Thiên Chúa, là người Cha từ bi sẵn sàng đón nhận người con trai hoang đàng trở về nhà. Dấu chỉ lạ lùng của tình yêu ấy là Thánh Giá. Tôi đã viết trong Thông điệp ”Thiên Chúa là Tình Thương” rằng trong cái chết trên Thập Giá của Chúa Kitô, đã thể hiện sự quay ngược của Thiên Chúa chống lại chính mình, trong đó Ngài hiến thân để nâng con người lên và cứu vớt họ - đây là một tình yêu dưới hình thức quyết liệt nhất. Chính tại Thánh Giá chân lý này có thể được chiêm ngắm. Và từ nay ta phải định nghĩa thế nào là tình yêu khởi hành từ Thánh Giá. Từ cái nhìn ấy, Kitô hữu tìm được con đường để sống và để yêu” (n.12).

3. Hôm trước ngày chịu nạn, Chúa Giêsu đã để lại di chúc cho các môn đệ tụ tập tại Nhà Tiệc Ly để cử hành Lễ Vượt Qua, ”giới răn mới, giới răn yêu thương: Đây là giới răn của Thầy: các con hãy yêu thương nhau” (Gioan 15,17). Tình yêu thương huynh đệ mà Chúa yêu cầu các 'bạn hữu' của Ngài bắt nguồn từ tình phụ tử của Thiên Chúaúa. Thánh Gioan Tông Đồ nhận xét: ”Ai yêu thương thì sinh bởi Thiên Chúa và biết Thiên Chúaúa” (1 Gioan 4,7). Vì thế, để yêu mến như Thiên Chúa thì cần pải sống trong Ngài và nhờ Ngài: Thiên Chúa là ”nhà' đầu tiên của con người và chỉ những ai ở trong Chúa thì mới có thể đầy lòng bác ái nồng nhiệt đến độ có thể làm cho thế giới được nồng cháy. Đó chính là sứ mạng của Giáo Hội trong mọi thời đại. Vì thế ta dễ hiểu rằng mối quan tâm truyền giáo chân thành, nghĩa vụ đầu tiên của cộng đồng Giáo Hội, gắn liền với lòng trung thành với tình yêu Thiên Chúa, và điều này có giá trị đối với mỗi tín hữu Kitô và mỗi cộng đoàn địa phương, các giáo phận và toàn thể Dân Chúa. Chính nhờ sự ý thức sứ mạng chung như thế, các môn đệ Chúa Kitô quảng đại sẵn sàng thi hành các công tác thăng tiến nhân bản và tinh thần mà chúng ta đang chứng kiến, như Đức Gioan Phaolô 2 quí mến đã viết trong thông điệp ”Redemptoris Missio”, Sứ mạng Đấng Cứu Chuộc, rằng: ”Linh hồn của mọi hoạt động truyền giáo là tình yêu đang và vẫn còn là động lực của công cuộc truyền giáo và cũng là tiêu chuẩn duy nhất theo đó mọi sự phải làm hay không làm, thay đổi hay không thay đổi. Đó chính là nguyên tắc phải hướng dẫn mọi hoạt động và mục đích mà Giáo Hội phải hướng tới. Khi ta hành động theo đức bác ái hoặc được đức bác ái soi sáng, thì không có gì là không thích hợp và tất cả đều tốt” (n.60). Là nhà truyền giáo có nghĩa là yêu mến Thiên Chúa hết lòng đến độ sẵn sàng hiến thân vì Chúa nếu cần”. Bao nhiêu linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân, cả trong thời đại chúng ta, đã làm chứng tá tình yêu tột đỉnh đối với Chúa bằng sự tử đạo. Là thừa sai, có nghĩa là như người Samaritano nhân lành, cúi mình quan tâm đến những nhu cầu của mọi người, đặc biệt là những người nghèo khổ nhất, vì ai yêu thương với con tim của Chúa Kitô thì không tìm kiếm tư lợi, nhưng chỉ tìm vinh quang Chúa Cha và thiện ích của tha nhân. Đây chính là bí tích việc tông đồ truyền giáo phong phú, vượt lên trên mọi ranh giới và các nền văn hóa, để đến với các dân tộc và được phổ biến cho đến tận cùng thế giới.

4. Anh chị em thân mến, Ngày Thế giới truyền giáo là cơ hội hữu ích để hiểu rõ hơn rằng chứng tá tình thương, linh hồn của công cuộc truyền giáo, là điều có liên hệ tới mọi người. Thực vậy, không được coi việc phục vụ Tin Mừng như một cuộc phiêu lưu lẻ loi đơn độc, nhưng là một nghĩa vụ chung của mọi cộng đoàn. Bên cạnh những người đi hàng đầu trên chiến tuyến truyền giáo - và với lòng biết ơn, ở đây tôi nghĩ đến các thừa sai nam nữ, còn có nhiều người khác, các trẻ em, người trẻ, và người lớn, bằng kinh nguyện và sự cộng tác của họ bằng nhiều cách, họ góp phần vào việc mở rộng Nước Chúa trên mặt đất này. Tôi cầu mong rằng sự tham gia như thế ngày càng được tăng trưởng hơn nhờ sự góp sức của mọi người. Nhân dịp này, tôi vui lòng bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với Bộ Truyền Giáo và các Hội Giáo Hoàng truyền giáo, đang tận tụy phối hợp các nỗ lực ở các nơi trên thế giới để hỗ trợ hoạt động của bao nhiêu người đang ở tuyến đầu trong biên cương truyền giáo. Đức Trinh Nữ Maria, khi hiện diện dưới chân Thánh Giá và trong kinh nguyện tại Nhà Tiệc Ly, đã cộng tác tích cực vào bước khởi đầu của sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội. Xin Mẹ nâng đỡ hoạt động của các thừa sai và giúp các tín hữu của Chúa Kitô ngày càng có khả năng yêu thương chân thành, để họ trở thành nguồn mạch nước sự sống trong một thế giới đang khát về tinh thần. Tôi thành tâm cầu chúc điều ấy và gửi đến tất cả mọi người Phép Lành của tôi.
  Vatican ngày 29 tháng 4 năm 2006

Biển Đức 16,

Giáo Hoàng


(Tran Duc Anh OP chuyen y)







All the contents on this site are copyrighted ©.