2013-05-09 13:49:33

AI SÁNH ĐƯỢC VỚI KẺ BIẾT KÍNH SỢ THIÊN CHÚA?


Thứ bảy 23-2-2013 đã có khoảng 1200 người cha gia đình tuần hành tiến về đền thờ Thánh Tâm Montmartres ở quận 18 của thủ đô Paris. Phải chăng đây là nhu cầu làm một trạm dừng trong thinh lặng? Hay là để cùng trao đổi quan điểm nối kết họ lại với nhau đứng trước nỗi khổ tâm của một xã hội giao động chao đảo? Xin nhường lời cho vài vị là cha gia đình tham dự cuộc tuần hành này.

Ông Laurent 50 tuổi, cha của ba đứa con, giám đốc xí nghiệp và đồng cổ động viên cuộc tuần hành.
Theo ông, sự tham dự đông đảo của các bậc cha gia đình nói lên niềm khao khát thiêng liêng, muốn tận hưởng một thời điểm thuận lợi để trầm lắng đi vào chính mình. Thường bị dằn co lôi kéo giữa đời sống gia đình và cuộc sống nghề nghiệp là hai lãnh vực gần như tranh đua với nhau, các người cha gia đình cảm thấy cần phải tìm ra một thế đứng quân bình.

Cha Jean-Philippe Fabre giáo sư tại École Cathédrale và là người đứng ra tổ chức cuộc tuần hành nhận xét: “Biệt tính của người nam - như trình thuật Sáng Tạo mặc khải - là vừa lao động vừa trao ban sự sống. Và có mối đồng nhất căn bản giữa hai khía cạnh này”.

Đức Hồng Y André Vingt-Trois trong bài giảng Thánh Lễ dành cho các người cha gia đình nhắc nhở rằng tình phụ tử chính là trật tự của hồng ân. Và Cha Fabre nói thêm: ”Không có hồng ân người nam thì bà Evà sẽ không hiện hữu và như thế sẽ thiếu một cái gì đó nơi ông Adong!”
Quan điểm này được hiểu rõ hơn trong đời sống tính dục nơi mà hồng ân người cha chiếm vị trí hàng đầu. Đây là địa vị ưu đẳng của người cha cho phép thành lập cơ cấu lứa đôi và đời sống gia đình. Các người cha gia đình phải chấp nhận mình là yếu tố cơ cấu của tổ ấm và tùy thuộc vào một hình thái nhân bản hoàn thành hơn của họ: đó là người nữ. Trong đời sống thường nhật, người nam được mời gọi biểu dương đặc tính ưu tiên này để thực thi quyền bính. Nhưng luôn luôn nhớ kỹ rằng đây là quyền bính phục vụ được cáng đáng.

Ông Philippe 56 tuổi và cha của ba đứa con trai nhìn nhận mình từng giữ vai trò này cách có hệ thống hơn hiền thê: ”Vợ tôi cũng tỏ ra cứng rắn nhưng không được các con lắng nghe bao nhiêu. Thế là thỉnh thoảng nàng nhờ tôi can thiệp để giải quyết vấn đề”.

Đây cũng là ý kiến của ông Jean cha của 6 người con và đã có cháu chắt. Ông nối kết việc thực thi quyền phụ tử với nhiệm vụ ”la-bàn” hướng dẫn và đồng hành với con cái: Đề ra các giới hạn không có nghĩa là giam hãm đứa trẻ, trái lại, làm cho đứa trẻ khám phá ra tự do, suối nguồn của hạnh phúc. Trong khi độc tài bóp nghẹt thì quyền bính lại giải thoát và mặc khải đứa trẻ cho chính nó.

Quan niệm về hồng ân, các người cha gia đình cũng sống kinh nghiệm này trong nhiều lãnh vực khác nhau: nâng đỡ, khuyên bảo, sẵn sàng, tái trao ban niềm tin tưởng. Ngoài ra còn một đặc tính khác đó là người cha gia đình giữ vai trò rộng mở cho đời sống xã hội. Thật vậy. Biến gia đình thành tổ tằm kín mít không hẳn là một phục vụ hữu ích cho con cái, nhất là trong xã hội hiện đại hôm nay. Trái lại thật là quan trọng khi giúp con cái hiểu và yêu thế giới mà chúng đang sống.

Về phần ông André 48 tuổi, cha của năm người con, ông nhấn mạnh đến nét phong phú của việc bổ túc cho nhau giữa hai vai trò làm cha và làm mẹ: ”Khi các con tôi bị một cú thử thách nặng nề hoặc buồn sầu tôi thường thấy chúng thổ lộ trước tiên với mẹ của chúng. Nhưng tôi lại là người mà chúng chạy đến gặp khi chúng cần phải lấy một quyết định”.

Nhận biết sự khác biệt giữa người nam và người nữ, giữa người cha và người mẹ trong gia gia đình là chìa khóa quân bình cho cuộc sống lứa đôi.

Thật thế. Đây là nét đẹp phong phú cho phép đôi bạn đời được biến đổi. Khi khác biệt nhau, người này phải làm một cố gắng để đi đến với người kia, trong mục đích tìm kiếm sự quân bình và hiệp nhất. Và sự hiệp nhất của vợ chồng, của đôi bạn đời, có lẽ là điều thiện hảo tốt lành lớn lao nhất quý báu nhất của một gia đình. Nó là chứng tá của một cuộc sống đặt nền tảng chính yếu trên việc xây dựng cho thế hệ con cái nối tiếp.

... Trong trí tôi nảy ra chín điều, mà lòng tôi cho là hạnh phúc. Và điều thứ mười, tôi cũng sẽ nói ra: Đó là người tìm được niềm vui nơi con cái, người ngay khi còn sống đã nhìn thấy kẻ thù ngã quỵ. Phúc thay kẻ được chung sống với người vợ thông minh, kẻ không lỗi lầm trong lời ăn tiếng nói và kẻ không phải làm tôi người chẳng xứng với mình. Phúc thay kẻ biết xử sự khôn khéo, kẻ nói mà người ta lắng tai nghe. Người tìm được khôn ngoan cao cả biết chừng nào, nhưng vẫn chưa bằng người kính sợ THIÊN CHÚA. Lòng kính sợ THIÊN CHÚA thì vượt trên tất cả, ai sánh được với kẻ biết kính sợ Người? (Huấn Ca 25,7-11).

(”PARIS NOTRE-DAME, L'Église en mission à Paris”, Journal du Diocèse de Paris, Hebdomadaire, No 1468, 7 Mars 2013, trang 4-5)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt








All the contents on this site are copyrighted ©.