2012-05-08 13:23:53

THÁNH THỂ LÀ SỨC MẠNH CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO!


Mỗi năm một lần, Đức Hồng Y André Vingt-Trois - Tổng Giám Mục Paris - gặp gỡ thành phần chính phủ Pháp trong đó có Thủ Tướng. Trong lần gặp gỡ vừa qua, khi nói về các Tuyên Úy Nhà Thương, giới chức chính quyền nói rằng, đây là một trong những nơi duy nhất của xã hội Pháp có sự hiện diện của Giáo Hội được hiến pháp công nhận. Lợi dụng cơ hội thuận tiện, Đức Hồng Y liền nhấn mạnh đến hai điều kiện hầu giúp cho việc thực thi sứ mệnh của các Vị Tuyên Úy được hữu hiệu. Đó là được thông báo mỗi khi các bệnh nhân nhập viện và tạo những nơi cầu nguyện có dấu hiệu rõ ràng dành cho Công Giáo. (Xin ghi chú thêm là ngoài các nhà thương công, các Tuyên Úy Công Giáo còn hiện diện trong Quân Đội và nơi các nhà tù). Sau đây là chứng từ của Đức Cha Renauld de Dinechin, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Paris, về tầm quan trọng của chỗ đng Công Giáo nơi các bệnh viện công.

Tuyên Úy Công Giáo nơi các nhà thương công không xin đặc ân cũng không đòi hỏi đặc quyền đặc lợi, nhưng chỉ muốn tranh đấu để căn tính Công Giáo được nhìn nhận đúng đắn. Điều này thay đổi tùy theo tiêu chuẩn riêng nhưng luôn luôn nằm trong khuôn khổ quyền lợi của một công dân Pháp. Chúng tôi vẫn xác tín rằng Công Giáo giữ một vai trò không thể thay thế được.

Liên quan đến Tuyên Úy Bệnh Viện thì trước hết Giáo Hội Công Giáo Pháp có một ước nguyện là làm sao cho các nhà thương công bảo đảm cho Tuyên Úy Công Giáo quyền viếng thăm bệnh nhân và mang các bí tích cứu rỗi đến cho bệnh nhân. Ngoài ước nguyện này, còn thêm ước nguyện thứ hai. Đó là làm thế nào để Tuyên Úy Công Giáo trở thành người đối thoại tín cẩn bên cạnh các bác sĩ và các y tá là những người mang trách nhiệm nặng nề trong những quyết định quan trọng liên quan đến vấn đề sinh tử luân lý đạo đức. Nhưng ước nguyện thâm sâu nhất của tôi thì dành riêng cho cộng đoàn các tín hữu Công Giáo. Giáo Hội hiện hữu là để rao giảng Tin Mừng và thông truyền ơn cứu độ. Đó chính là ơn lành và là căn tính của Giáo Hội.

Ngày xưa, Giáo Hội Công Giáo Pháp hiện diện cạnh các bệnh nhân qua các Nữ Tử Bác Ái. Ngày nay thì một tình thế mới dành cho các tín hữu Công Giáo. Mặc dầu chiếm thiểu số nơi các nhà thương công nhưng không vì thế mà họ không được nồng nhiệt chào đón vì các khôn ngoan họ mang đến cho bệnh viện. Truyền giáo có nghĩa là gì khi chúng ta có mặt bên cạnh một người đang đau yếu? Thông thường thì chúng ta hiện diện trong thái độ thinh lặng cảm thông và cầu nguyện. Một tín hữu Công Giáo biết rõ lúc nào thì nên nhắc đến danh thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ khi đồng hành với người đang chịu đau khổ.

Ước nguyện cuối cùng của tôi là: Mỗi khi một tín hữu Công Giáo lâm bệnh, hoặc được điều trị nơi bệnh viện hoặc nằm ở nhà, chớ nên e ngại xin được rước Mình Thánh Chúa hoặc xin Linh Mục đến để ban các bí tích như xức dầu bệnh nhân và giải tội rồi nhận của-ăn-đàng. Các tín hữu Công Giáo vẫn có thói quen lành thánh là xem lễ và rước lễ khi họ khỏe mạnh. Nhưng khi lâm bệnh thì họ lại không dám bày tỏ ước nguyện được rước lễ tại gia hoặc xin gặp Linh Mục, vì họ không muốn quấy rầy làm phiền người khác.

Xin các tín hữu Công Giáo đừng làm như thế! Trái lại, phải dám xin sự trợ giúp đến từ cộng đoàn giáo xứ và đến từ Cha Sở. Từ khởi đầu ngay trong thời kỳ Giáo Hội sơ khai, Mình Thánh Chúa đã được mang đến cho các bệnh nhân. Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể chính là ơn lành và là sức mạnh nội tâm của Giáo Hội Công Giáo. Xin các tín hữu Công Giáo nhớ rõ như vậy và đừng e ngại gì cả!

... “Thật vậy, Đc Chúa GIÊSU KITÔ đã sống lại từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu. Vì nếu tại một người mà nhân loại phải chết, thì cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống lại. Quả thế, như mi người vì liên đới với Ađam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đc Chúa GIÊSU KITÔ, cũng được THIÊN CHÚA cho sống. Nhưng mi người theo thứ tự của mình: mở đưng là Đức KITÔ, rồi khi Đức KITÔ quang lâm thì đến lượt những kẻ thuộc về Ngưi. Sau đó mọi sự đều hoàn tất, khi Ngưi đã tiêu diệt hết mọi quản thần, mọi quyền thần và mọi dũng thần, rồi trao vương quyền lại cho THIÊN CHÚA là CHA” (1Côrintô 15,20-24).

(”PARIS NOTRE-DAME, L'Église en mission à Paris”, Journal du Diocèse de Paris, Hebdomadaire, No 1415, 2 Février 2012, trang 3)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt








All the contents on this site are copyrighted ©.