2011-10-26 13:35:30

Ý THỨC NGOẠI GIAO CAO ĐỘ CỦA CẬU BÉ NGHÈO


Ti-Papa trong nguyên ngữ Haiti có nghĩa là cha tí hon - petit père. Tên gọi quả đúng với thái độ cùng cử chỉ của cậu bé. Ti-Papa còn là biểu tượng cho cuộc đời của hàng trăm ngàn trẻ em nghèo của đất nước Haiti bên Trung Mỹ.

Ti-Papa lên 9 tuổi. Nhưng cuộc sống cùng cực đã khiến Ti-Papa già trước tuổi. Ti-Papa trông giống một ”ông bố trẻ” trạc tuổi 12. Gương mặt cùng nước da cậu bé mang đầy vết sẹo chằn chịt, y như một bản đồ ghi đầy dấu tích những nét khốn khổ của cuộc sống con người.

Ti-Papa mồ côi cả cha lẫn mẹ lúc cậu còn nhỏ xíu. Ti-Papa không rõ cha mẹ đã chết thật hay ông bà chỉ biến mất đâu đó. Hiện tại cậu bé sống với bà Dì. Gọi là ”Dì” nhưng thật ra người đàn bà không họ hàng thân thích gì với Ti-Papa cả. Bà chỉ là một trong vài người Samaritano nhân lành, sẵn sàng giơ tay cứu giúp bất cứ ai lâm cảnh cùng quẫn. Bà nhận nuôi Ti-Papa nhưng gia đình bà quá nghèo không đủ tiền cho Ti-Papa cắp sách đến trường. Khi quá nghèo, người ta chỉ nghĩ trước tiên đến việc sống còn. Tìm ra một cái gì tức khắc có thể lấp đầy cái dạ dày xẹp lép đang đói meo vẫn là giải quyết đứng hàng đầu!

Để tìm ra chút lương thực nuôi sống hàng ngày, Ti-Papa trở thành cậu bé giúp việc cho hết mọi người trong làng. Cậu bé nhanh nhẹn thi hành bất cứ công tác nào người ta trao phó để đánh đổi một khúc bánh mì hay lãnh vài đồng xu bỏ túi.

Dầu không bao giờ cắp sách đến trường nhưng trí thông minh của Ti-Papa vô cùng bén nhạy. Cậu bé nhận và chuyển các ”sứ điệp” thật rõ ràng rành mạch. Ti-Papa còn có một ý thức ngoại giao cao độ. Ti-Papa không bao giờ gieo rắc bất hòa trong xóm làng. Khi thấy có gì bất ổn xảy ra, Ti-Papa khéo léo tìm cách loan báo cho cả đôi bên biết rõ sự tình nhưng không làm ai phật ý hoặc bị mất lòng.

Một điểm son trong cuộc đời Ti-Papa là cậu bé luôn luôn hồn nhiên vui vẻ. Tiếng cười dòn dã của Ti-Papa khiến mọi người như được lây vui. Một hôm có người hỏi Ti-Papa mơ ước gì cho tương lai, cậu bé trả lời ngay không chút do dự:
- Lấy vợ và có con cái!

Câu trả lời ngây thơ tin tưởng khiến người nghe như bị đau nhói nơi tim. Bởi lẽ, nó che dấu một thực tại khốn khổ: một tương lai với rất ít niềm hy vọng.

Tại Haiti, trẻ em nào may mắn cắp sách đến trường quả là ân huệ trọng đại. Nhưng số trường học ít ỏi, thành ra nhiều em phải đi bộ từ 2 đến 3 giờ đồng hồ mới tới được trường học. Nhiều em phải leo đèo trèo núi - đôi khi bụng đói meo - để tới trường học. Các trẻ em Haiti thường ghi ơn các ân nhân, các hội từ thiện, các cơ quan bác ái đã nghĩ đến các em và gởi đồ cứu trợ đến cho các em. Nhưng các đồ cứu trợ này thường ít ỏi và hiếm hoi biết là chừng nào ..

Ngày mới đến Haiti tôi thường bị các trẻ em lang thang ngoài đường vây quanh. Chúng làm như thể tôi là Ông Già Noel không bằng! Chúng chìa tay với lời van xin dai dẳng:
- Cho con cái gì đi! - Cho con cái gì đi!

Các trẻ em nghèo như cậu bé Ti-Papa thì có mặt dầy dẫy trên khắp đất nước Haiti chậm tiến và bần cùng. Điệp khúc ”Cho con cái gì đi! - Cho con cái gì đi!” không phải là tiếng kêu thông thường để xin của bố thí. Nó là tiếng khóc than của một xã hội nghèo đói và bị thế giới lãng quên.

... Chứng từ của Cha Andrew Labatorio, Linh Mục Thừa Sai tại Haiti.

... ”THIÊN CHÚA các đo binh, THIÊN CHÚA Israel phán như sau: Các ngươi ch để cho mình bị lầm lạc vì các ngôn sứ đang ở giữa các ngươi, cũng như vì các tay bói toán. Đừng tin theo mộng mị các ngươi mơ thấy, bởi vì chúng chỉ nhân danh Ta mà tuyên sấm điều dối trá cho các ngươi. Ta chẳng hề sai chúng. Khi mãn bảy mươi năm dành cho Babylon, Ta s thăm viếng các ngươi và sẽ thực hiện lời báo phúc cho các ngươi là đưa các ngươi trở lại chốn này. Vì chính Ta biết các kế hoạch Ta đnh làm cho các ngươi. Kế hoạch thịnh vượng chứ không phải tai ương, đ các ngươi có mt tương lai và một niềm hy vọng. Bấy giờ các ngươi kêu cu Ta, các ngươi đến cầu nguyện với Ta, Ta sẽ nhận lời các ngươi. Các ngươi sẽ tìm Ta và các ngươi sẽ thấy, bởi vì các ngươi sẽ hết lòng kiếm Ta. Ta sẽ cho các ngươi được gặp” (Giêrêmia 29 8-14).

(”CHRONICA CICM”, Bulletin mensuel, n.5, Juin/2003, trang 143-144)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt








All the contents on this site are copyrighted ©.