2011-10-18 13:42:54

BẢO TỒN TRUYỀN THỐNG KÍNH TRỌNG CHÚA NHẬT


Gia Đình ông bà Rosella và Giuseppe Ravelli tân tiến hiện đại nhưng bảo tồn một thói quen lành thánh cổ kính. Đó là ăn mặc tề chỉnh cho các sinh hoạt trong Ngày Chúa Nhật và các Ngày Lễ Trọng. Ông bà rất tôn trọng truyền thống cao đẹp này và nhất quyết chuyển đạt cho con cái. Xin nhường lời cho ông bà.

Chúng tôi là bậc Cha Mẹ sống ở thành phố Milano (Bắc Ý). Cả hai chúng tôi đã qua tuổi tứ tuần, hay nói chính xác hơn, chúng tôi thuộc về thế hệ của thập niên 1962. Chúng tôi được bậc Sinh Thành giáo dục theo cách thức của ”chế độ cũ - ancien régime” (!) so với thời đó. Đây là thời kỳ cách mạng và có óc bài thủ-cựu. Vậy mà, chúng tôi còn nhớ như in, chúng tôi phải tuân theo các chỉ thị không thể thay đổi của gia đình: mỗi khi ra khỏi nhà phải mang giày đánh bóng. Con gái thì phải để ý cho váy mặc có nếp với áo sơ-mi ngắn. Con trai thì áo sơ-mi rộng với quần tây thẳng nếp. Tóc tai phải chải chuốt đàng hoàng. Trong khi đó thì các bạn học của chúng tôi ăn mặc lôi-thôi lếch-thếch theo kiểu dã-chiến, đầu tóc bờm-xờm rối-rắm trông không giống ai! Vì thế, bên cạnh họ, chúng tôi bị nhạo báng, bị chế diễu và bị gán cho nhãn hiệu ”trưởng giả học làm sang”! Bởi vì thật ra chúng tôi chỉ là con cái của Cha Mẹ là công nhân thợ thuyền!

Ngày Chúa Nhật chúng tôi thường được Cha Mẹ đưa về thăm Ông Bà ở miền quê. Và cứ mỗi lần như thế chúng tôi phải ăn mặc thật tươm tất: con trai cũng như con gái. Cả hai bên Cha Mẹ chúng tôi đều không khá giả. Các ngài phải vất vả tiện tặn từng đồng để không bị thiếu hụt ngân sách gia đình vào mỗi cuối tháng. Thế nhưng Cha Mẹ chúng tôi không so-đo trong việc sắm sửa áo quần cho con cái. Chúng tôi không thuộc giai cấp xã hội cao. Nhưng đây không phải là vấn đề chính. Vấn đề chính là Song Thân chúng tôi muốn truyền đạt cho chúng tôi một nền giáo dục tốt. Ăn mặc tề chỉnh sẽ giúp chúng tôi biết tự trọng và như thế, chúng tôi cũng biết kính trọng người khác. Nhưng trước hết và trên hết, Cha Mẹ chúng tôi giáo dục chúng tôi trong sự tôn thờ và yêu mến THIÊN CHÚA.

Giờ đây trở thành bậc Cha Mẹ với hai đứa con, một trai tên Marco 7 tuổi và một gái tên Chiara 9 tuổi, chúng tôi cũng cố gắng truyền đạt cho hai con tâm tình yêu mến Ngày Chúa Nhật và các Ngày Lễ Trọng. Và chúng tôi không hề gặp vấn đề cũng không bị chống đối. Chẳng hạn chúng tôi đề ra quy luật gia đình là chỉ ”đi phố mua sắm quần áo cho Ngày Chúa Nhật”. Và hai con hưởng ứng tức khắc. Chúng tôi chỉ sắm sửa 3-4 tháng một lần. Chúng tôi không chọn các tiệm hàng sang trọng đắt tiền, nhưng chỉ chọn những cửa hàng trung bình vừa túi tiền và cũng không phung phí.

Điều quan trọng là chúng tôi muốn giáo dục con cái biết yêu mến kính trọng Ngày Chúa Nhật. Chúng tôi ăn mặc thật đẹp thật tề chỉnh và toàn Gia Đình cùng đi tham dự Thánh Lễ. Sau đó chúng tôi mới đến thăm Ông Bà Nội Ngoại. Chúng tôi muốn cho các con hiểu ngay từ nhỏ rằng:
- Ngày Chúa Nhật khác biệt với các ngày trong tuần. Ngày Chúa Nhật và các Ngày Lễ Trọng dành cho cuộc gặp gỡ với THIÊN CHÚA, tôn thờ và yêu mến THIÊN CHÚA.

... Hội Thánh có sáu điu răn:
Thứ nhất: Xem Lễ ngày Chúa Nhật cùng các ngày Lễ Buộc.
Thứ hai: Chớ làm việc xác ngày Chúa Nhật cùng các ngày Lễ Buộc.
Thứ ba: Xưng tội trong một năm ít là một lần.
Thứ bốn: Chịu Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU trong Mùa Phục Sinh.
Thứ năm: Giữ chay những ngày Hội Thánh buộc.
Thứ sáu: Kiêng thịt ngày thứ sáu cùng các ngày khác Hội Thánh dạy.

... Đo Đức Chúa Trời có Mưi Điu Răn:
Thứ nhất: Thờ phượng Một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.
Thứ hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.
Thứ ba: Giữ ngày Chúa Nhật.
Thứ bốn: Thảo kính Cha Mẹ.
Thứ năm: Chớ giết người.
Thứ sáu: Chớ làm sự dâm dục.
Thứ bảy: Chớ lấy của người.
Thứ tám: Chớ làm chứng dối.
Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người.
Thứời: Chớ tham của người.
i điu răn ấy tóm về hai điều này mà chớ: Trước kính mến Một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu ngưi như mình ta vậy. Amen.

(”NOI, Genitori e Figli”, Mensile di Vita familiare, Supplemento ad Avvenire del 31 Luglio 2011, n.154, Anno XV, trang 33)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt








All the contents on this site are copyrighted ©.