2011-09-19 10:18:52

Thù hận, giận dữ chỉ tàn phá chứ không bao giờ xây dựng


”Oán hờn và giận dữ là những điều ghê tởm, về chuyện đó kẻ tội lỗi có biệt tài. Kẻ báo thù sẽ chuốc lấy báo thù của Giavê, tội lỗi nó, Người xem xét từng ly. Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác, thì khi bạn cầu khẩn, tội lỗi bạn sẽ đưc tha. Người với ngưới cứ nuôi lòng hờn giận, thế mà lại xin Giavê chữa lành! Nó chẳng biết thương ngưi đồng loại, mà lại dám xin tha tội cho mình! Nó chỉ là ngưi phàm mà để tâm thù hận, thì ai sẽ xin tha tội cho nó? Hãy nhớ đến ngày tận số mà chấm dứt hận thù, nhớ mình sẽ phải hao mòn và phải chết mà trung thành giữ các điu răn. Hãy nhớ đến các đu răn mà đừng oán hờn kẻ khác, nhớ đến giáo ước của Đấng Tối Cao mà không chấp nhất điều lầm lỗi. Tránh đôi co, con sẽ bớt phạm tội, vì ngưi hung hăng thì hay gây gổ. Người tội lỗi làm cho bè bạn nên bất hòa, gây chia rẽ giữa những người hòa thuận”.(Hc 27,30-28,9; CN XXIV A)

Sách Huấn Ca do ông Yeshua ben Sira biên soạn giữa các năm 196-175 trước công nguyên bằng tiếng Do thái, nhưng được người cháu dịch ra tiếng Hy lạp và thêm phần nhập đề. Tuy không có một kết cấu rõ rệt, nhưng nội dung của sách xoay quanh bốn tư tưởng nòng cốt sau đây. Thứ nhất, sự khôn ngoan là nét đặc thù của dân Do thái. Ở đây sự khôn ngoan được đồng hóa với ý niệm về luật lệ được Thiên Chúa ban cho dân Israel. Thứ hai, chỉ có người Do thái mới tới được với Thiên Chúa. Thứ ba, sự thưởng phạt xảy ra ngay trong cuộc sống trên trần gian này. Và thứ bốn, của cải giầu sang không phải là một nhân đức và cũng không tự động bảo đảm hạnh phúc cho con người.

Sách Huấn Ca chứa đựng nhiều câu cách ngôn luân lý đạo đức giống như sách Châm Ngôn, và đề cập tới nhiều đề tài khác nhau: từ các luật lệ liên quan tới sự giao tiếp lịch thiệp cho tới thái độ sống khiêm nhường, tôn trọng việc phụng tự, thắng vượt các khó khăn thử thách và lòng kính sợ Thiên Chúa, cũng như các bổn phận dân sự đối quốc gia, xã hội và tha nhân.

Bài đọc trên đây gồm câu cuối chương 27 và 9 câu đầu chương 28, nói về các hậu qủa tiêu cực của sự oán thù và giận dữ trong cuộc sống con người. Oán hờn và giận dữ là một loại ung thư tàn phá sức khỏe tinh thần và thân xác con người. Trên bình diện vật lý nó khiến cho hệ thống thần kinh, gân cốt và các cơ bắp trong thân thể con người căng thẳng, co thắt, làm áp huyết lên cao, tim đập mạnh, phổi nghẹt thở vì thiếu dưỡng khí, bộ máy tuần hoàn hỗn loạn, bộ máy tiêu hóa tắc nghẽn; do đó nó làm nảy sinh ra một số bệnh như tiểu đường, mất ngủ, khó tiêu, ợ chua, đứng tim và đứt mạch máu não. Trên bình diện tinh thần và tâm linh, người thù hận và giận dữ không bao giờ nếm hưởng được niềm vui, sự an bình và hài hoà thanh thản trong cuộc sống; trái lại lúc nào họ cững gắt gỏng, cáu kỉnh, chua cay, bắt bẻ, hạch sách và ức hiếp tha nhân. Ngày đêm họ bị gặm nhấm và lèo lái bởi sức mạnh của sự dữ, đẩy đưa tới bất hạnh, khiến cho họ phá hủy hanh phúc của người khác, và tiêu diệt hạnh phúc của chính mình. Người thù hận và giận dữ ôm ấp hỏa ngục trong chính mình, và là hỏa ngục đối với tha nhân, vì họ không biết sống yêu thương, quảng đại cảm thông, tha thứ bỏ qua các lỗi lầm của kẻ khác, cũng như không nhận ra các tội lỗi, thiếu sót, yếu hèn và kếm cỏi của chính mình.

Hình ảnh con người què quặt, bất hạnh và đáng thương ấy nhan nhản khắp nơi đó đây trên thế giới, đặc biệt là trong các xã hội có chế độ cộng sản vô thần độc tài đảng trị, lấy thù hận và gian ác làm sach lược: điển hình như Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam hiện nay. Đó là gương mặt bệnh hoạn trầm trọng của hàng hàng lớp lớp công an, quân đội, cảnh sát chìm nổi, cán bộ và đảng viên nam nữ các cấp. Hạnh phúc của họ là hành khổ nhân dân và hành khổ chính mình.

Ở đây, trong bối cảnh của xã hội do thái, nếu người thù hận và giận dữ là tín hữu, thì trong tương quan với Thiên Chúa, thái độ sống thù hận và giận dữ đó kéo theo một hậu qủa vô cùng tai hại: đó là Thiên Chúa không thể chấp nhận lời cầu xin của họ, không thể ban ơn và tha thứ cho họ, vì họ không sống các điều răn của Chúa, dậy phải yêu thương rộng lượng tha thứ cho người khác. Đó cũng là điều là người xưa đã nói: ”Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân: Điều gì mình không muốn, thì cũng đừng làm cho người khác”. Nếu biết thực thi chỉ một câu châm ngôn này thôi, thì cuộc sống gia đình và bầu khí xã hội cũng đã hài hòa hạnh phúc lắm rồi! Nhưng rất tiếc có ít người làm điều ấy.

Tuy nhiên, ở đây ông Ben Sira còn nhắc nhở chúng ta đừng quên một sự thật quan trọng và sâu xa hơn nữa: đó là ai cũng có ngày tận số, ai cũng phải chết, ai cũng phải tỉnh sổ đời với Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, liên quan tới cung cách sống của mình trên trần gian này. Mọi kẻ gian tham, ác độc, điêu ngoa và ngạo mạn cũng có ngày tận số. Nếu luật đời ”có vay có trả”, thì ”ai gieo gió sẽ gặt bão”, ai gieo thù hận và giận dữ, sẽ gặt hoa trái của thù hận và giận dữ, ngay trong cuộc sống đời này rồi, chứ không cần phải đợi tới sau khi chết. Bằng chứng là nỗi bất hạnh và hỏa ngục đã hiện diện trong tâm trí, tư tưởng, lời nói và hành động của họ mỗi ngày. Họ hăng hái, sung sướng bách hại và hành khổ người khác, nhưng lại không biết rằng họ đang bách hại và hành khổ chính mình tại đời này và trong đời sau. Con người được sinh ra để phát triển toàn diện và sống an bình, hài hòa, hạnh phúc đâu chứ đâu phải để sống bất hạnh. Như thế, tại sao lại phải thù hận, giận dữ và ác độc với người khác để rước hỏa ngục vào ngay trong tâm trí và cuộc sống của mình như vậy?

Linh Tiến Khải








All the contents on this site are copyrighted ©.