2010-08-28 10:34:53

CHÚNG CON TIN CHẮC TRÁI TIM MẸ SẼ THẮNG


... Câu chuyện xảy ra giữa hai anh em sống tại Luân Đôn, thủ đô Anh quốc. Người anh tên Yerzy. Người em tên Pawel. Cả hai đã lập gia đình có con cái và địa vị trong xã hội. Cả hai là tín hữu Công Giáo thuộc về một gia đình đạo đức. Thế nhưng, kể từ khi ông Pawel lăn xả vào chính trường, ông dẹp tôn giáo qua một bên. Tệ hơn, ông trở thành một chính trị gia vô thần, vô thần thứ thiệt!

Vào một buổi chiều nắng đẹp của mùa hè Anh quốc, hai anh em ông Yerzy và Pawel thong thả dạo chơi ngoài đồng. Họ cùng chiêm ngắm cảnh trăm hoa đua nở, vạn vật tươi vui và hít thở không khí trong lành của miền thôn dã. Hai anh em chậm rãi bước, cùng giữ thinh lặng. Còn gì hạnh phúc hơn được sum họp bên nhau sau những tháng ngày bận bịu với công ăn việc làm. Mỗi người một nơi, lo toan đủ chuyện. Tuy nhiên, trong kín ẩn, lòng ông Yerzy không thư thái. Bởi lẽ, ông biết rõ em mình - ông Pawel - không sống đạo. Tư tưởng này khiến ông Yerzy kém vui.

Vài ngày sau hai anh em ngồi uống trà nói chuyện trong phòng khách. Trên tường có treo một bức tranh sơn dầu thật đẹp. Ông Pawel đến gần xem và tấm tắc khen ngợi. Ông chặc lưỡi nói: ”Bức tranh tuyệt đẹp. Đẹp quá! Không biết ai là họa sĩ vẽ bức tranh này?” Ông Yerzy ung dung đáp: ”Tác gi ư? Không ai là tác giả bức tranh cả! Tự nó vẽ lên. Rồi nếu chú em muốn biết thêm chi tiết. Anh sẽ giải thích rằng. Khung ảnh tự nó móc vào đinh. Còn chiếc đinh thì, tự nó có sẵn trên tường mà chả cần ai đóng nó vào đó!”

Ông Yerzy ”phớt-tỉnh ăng-le” giải thích một hơi như thế, giọng nửa đùa nửa thật.

Ông Pawel tỏ ra khó chịu trước giọng điệu ”diễu-cợt” của anh mình. Nhưng ông Yerzy ”giả-vờ” như không biết. Ông bình thản tiếp tục bài thuyết trình không tên. Ông nói: ”Anh xin lỗi chú em. Bộ chú em thấy hữu lý khi cần phải nhấn mạnh đến sự hiện hữu của tác giả bức tranh ư? Thế thì tại sao chú em lại không đ ý đến sự hiện hữu của THIÊN CHÚA? Chính Ngài là Đấng Tạo Dựng nên hàng hàng ức ức triệu triệu hạt lúa miến lúa mì và muôn hoa đủ sắc đ hương tô thắm vẻ đẹp của các cánh đồng rộng ngút ngàn mà!”

Không giữ được bình tĩnh, ông Pawel giận dữ hét lớn: ”Còn em, em xin đoan chắc với anh rằng THIÊN CHÚA không hiện hữu! Cũng chả hề có Đức Chúa GIÊSU KITÔ! Còn Đức Mẹ MARIA ư? Đức Mẹ chỉ là chuyện bịa đặt của mấy ông cha bà phước!!!”

Lửa ”chiến-tranh tôn-giáo” giữa hai anh em thật sự châm ngòi và bùng cháy! Ông Pawel hả dạ vì đã ”phun” được nọc độc của rắn. Ông với tay cho vào bình đựng hạt dẻ khô và ”xới-xới” mấy hạt dẻ. Trong khi đó, ông Yerzy vốn tính điềm đạm, nhưng hôm nay ông bỗng đâm cáu. Ông nhìn thẳng mặt người em và nói: ”Chú em đã nói lời 'thô-lổ'! Hãy cẩn trọng hơn trong ngôn t! Đức Mẹ MARIA không phải là nhân vật do các Linh Mục tưng tượng ra. Không! Không phải thế! Đức Mẹ là Mẹ Đức Chúa GIÊSU, Con THIÊN CHÚA. Đức Mẹ là Mẹ THIÊN CHÚA. Chính THIÊN CHÚA muốn Đức Mẹ Vô Nhiễm, Trinh Khiết Vẹn Tuyền”.

Ông Pawel đỏ mặt ngắt lời anh: ”Anh đã hóa điên, đã mất đầu rồi! Chẳng lẽ theo anh, không những em phải tin nơi THIÊN CHÚA, nơi Đức Chúa GIÊSU KITÔ và nơi Đức Bà MARIA, nhưng còn phải tin thêm rằng Đức Bà ở trên hết mọi người kể cả THIÊN CHÚA! Thế thì, em không tin!”

Vừa giận dữ, ông Pawel vừa bốc một hạt dẻ và bỏ vào miệng. Nhưng hạt dẻ đi ”lộn-đường” và bị mắc kẹt, khiến ông phải gập người thành đôi. Ông bị mắc nghẹn, khuôn mặt tím rịm, nước mắt chảy ròng và đôi môi tím ngắt. Ông Yerzy vội vàng chạy đến bên em. Ông Pawel tỏ dấu cho anh hiểu phải mời bác sĩ. Ông Yerzy cúi sát trên em và nói: ”Không cần mời bác sĩ, Pawel à! Chỉ có một Người có thể cứu em trong lúc này. Hãy nhớ lại những gì em vừa nói. Trời cao đã tuyên phạt lời lẽ của em. Vậy em hãy khẩn cầu cùng Đức Bà MARIA. Hãy gọi tên Đức Bà! Hãy gọi tên Đc Bà! Đức Bà là Mẹ em, Pawel à!”

Ông Pawel ngoan ngoãn nghe lời anh. Ông kêu van: ”Lạy Đức Mẹ MARIA! Lạy Đức Mẹ MARIA!” Danh thánh MARIA thật quyền uy. Bởi vì, sau khi ông Pawel kêu hai lần, tức khắc hạt dẻ được nuốt trôi và hơi thở ông Pawel trở lại bình thường. Thật hú hồn!

Sau biến cố ấy, ông Pawel vào phòng riêng và ở lại đó trong vòng hai ngày hai đêm. Ngày thứ ba là Chúa Nhật. Ông rời khỏi phòng, khuôn mặt ướt đẵm nước mắt. Đó là những giọt nước mắt thống hối vì đã dại dột sống một thời gian dài thiếu vắng tình thương của Hiền Mẫu MARIA Thiên Quốc. Ông Pawel cùng bào huynh Yerzy sánh bước đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ ..

... Kinh dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội

Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con toàn thể giáo hữu Việt Nam hết lòng tin cậy chạy đến cùng Mẹ.
Mẹ là Mẹ THIÊN CHÚA, là Mẹ chúng con, Mẹ là Nữ Vương Toàn Năng, là Đấng bầu cử cho chúng con trước tòa Chúa. Biết bao nhiêu lần, Mẹ đã cứu vãn Giáo Hội, và các dân tộc trong cơn nguy biến.
Chúng con hết lòng thành kính hiến dâng Giáo Hội và tổ quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Để thực hành mệnh lệnh của Mẹ, và để nhờ Mẹ che chở phù trì, ngày nay và mãi mãi.
Xin Mẹ gìn giữ Giáo Hội Việt Nam. Xin Mẹ soi sáng hàng Giáo Phẩm, dìu dắt và thánh hóa các Linh Mục. Xin Mẹ giúp sức cho toàn thể giáo dân được trung thành giữ luật Chúa, và sốt sắng làm việc tông đồ. Xin Mẹ nâng đỡ và ủi an những anh chị em của chúng con, đang phải khốn khó vì Đạo Chúa.
Xin Mẹ chúc lành cho tổ quốc Việt Nam. Xin Mẹớng dẫn các nhà lãnh đạo dân tộc, xin Mẹ đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần tất cả các cơ cấu quốc gia, xin Mẹ cho toàn thể dân Việt biết đoàn kết, để cùng nhau xây dựng lại giang sơn.
Nhất là xin Mẹ cứu chúng con thoát nạn Cộng Sản vô thần, để mọi ngưi được sống trong tự do, hòa bình, ngõ hầu Nưc Chúa được mở rộng khắp nơi.
Chúng con nguyện muôn đời ghi nhớ ơn Mẹ, và cùng nhau xây dựng một đền thờ hay một công tác nào khác dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, đ lưu truyền cho hậu thế ơn che ch đặc biệt của Mẹ.
Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con thành khẩn kêu đến Mẹ, vì chúng con biết Mẹ sẽ nhậm lời chúng con. Và mặc dầu mọi nỗi khó khăn hiện tại, chúng con tin chắc Trái Tim Mẹ sẽ thắng. AMEN.
 
(”Il Settimanale di Padre Pio”, 7 giorni di formazione e di informazione cattolica, n.4, 19 Gennaio 2003, trang 11)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt







All the contents on this site are copyrighted ©.