2010-04-27 17:35:01

Đại hội truyền thông toàn quốc Italia


Phỏng vấn Đức Cha Claudio Giuliodori, Chủ tịch Ủy ban văn hóa và truyền thông xã hội của Hội Đồng Giám Mục Italia, về đại hội toàn quốc truyền thông Italia

Trong ba ngày 22-24 tháng 4 vừa qua đại hội toàn quốc Italia về truyền thông đã tiến hành tại Roma. Đại hội do Văn phòng văn hóa và truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Italia tổ chức có đề tài là: ”Các chứng nhân kỹ thuật số. Những khuôn mặt và ngôn ngữ trong thời đại các phương tiện truyền thông giao thoa nhau”. Đại hội diễn ra tại khách sạn Summít ở Roma với hơn 1.300 tham dự viên đến từ khắp nơi trong toàn nước Italia, trong đó có 20 vị gồm các Hồng Y, Giám Mục, hàng trăm linh mục và tu sĩ nam nữ và 250 ký giả của hơn 180 tờ báo giáo phận.

Trong buổi tiếp kiến 6.000 người sáng ngày 24-4-2010 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI kêu gọi các tín hữu hoạt động trong ngành truyền thông tân tiến dọn đường cho các tâm hồn nhận ra và gặp gỡ Chúa qua các dấu chỉ thời đại.

Trong bài diễn văn, Đức Thánh Cha nhìn nhận những khía cạnh tích cực của ngành truyền thông tân tiến ngày nay, nhưng ngài cũng cảnh giác về những nguy hiểm mà hiện tượng này tạo nên như gia tăng nguy cơ của chủ thuyết duy tương đối về trí thức và luân lý, biến chân lý thành một trò chơi của các ý kiến, và hạ giá cuộc sống riêng tư của mỗi người dưới nhiều hình thức... Nói chung, đó là một sự ô nhiễm tinh thần, khiến cho khuôn mặt chúng ta bớt tươi cười, u ám hơn, khiến chúng ta không còn chào hỏi và nhìn thẳng vào mặt nhau nữa”.

Trong bối cảnh trên đây, Đức Thánh Cha kêu gọi làm sao để các phương tiện truyền thông trở thành những yếu tố nhân bản hóa, được tổ chức và định hướng dưới ánh sáng hình ảnh về nhân vị và công ích, tôn trọng các giá trị phổ quát. Điều này đòi hỏi các phương tiện truyền thông phải tập trung vào việc thăng tiến phẩm giá con người và các dân tộc, được đức bác ái linh hoạt và nhắm phục vụ sự thật, sự thiện và tình huynh đệ tự nhiên cũng như siêu nhiên”. Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng: ”Nghĩa vụ của mỗi tín hữu hoạt động trong ngành truyền thông là dọn đường cho các cuộc gặp gỡ mới, luôn bảo đảm chất lượng cuộc tiếp xúc giữa con người với nhau, và chú ý đến nhân vị cũng như các nhu cầu thiêng liêng đích thực của họ, mang lại cho con người ngày nay những dấu hiệu cần thiết để nhận ra Chúa”.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Claudio Giuliodori, Chủ tịch Ủy ban văn hóa và truyền thông xã hội của Hội Đồng Giám Mục Italia, về đại hội toàn quốc truyền thông Italia.

Hỏi: Thưa Đc Cha, cách đây 8 năm, tức hồi năm 2002, Hi Đồng Giám Mục Italia đã triệu tập đại hội toàn quốc truyền thông lần thứ I về đề tài: ”Parabole truyền thông”. Đại hội lần thứ II này có chủ đề là ” “Các chứng nhân kỹ thuật số”. Khi tổ chức đại hội lần đầu tiên, Giáo Hội Italia đã nhắm mục đích nào, thưa Đức Cha?

Đáp: Chúng tôi muốn hiểu biết các hiện tượng của kỷ nguyên kỹ thuật số, để sống trong đó và gieo vãi hạt giống Tin Mừng trong lãnh vực này. Đại hội ”Parabole truyền thông” đã là một ngạc nhiên thích thú, vì nó đã được tổ chức vào đầu thập niên ”Thông truyền Tin Mừng trong một thế giới thay đổi”, nhất là đã có cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Đại hội cho thấy Giáo Hội Italia đã có một phong trào truyền thông được đâm rễ sâu và phổ biến với nhiều người hoạt động trong lãnh vực này. Đại hội đã là một xác nhận điều đang phát triển qua dự án văn hóa, nghĩa là qua dấn thân diễn tả đức tin trong một đề nghị văn hóa và dấn thân xã hội và dân sự. Từ đó đến nay việc phối hợp, các cộng tác và việc đào tạo đã được củng cố và hôm nay với đại hội về ”Chứng nhân của kỹ thuật số”, chúng tôi tận dụng kinh nghiệm đã có và nhìn về tương lai với các thách đố chờ đón trước mặt.

Hỏi: Từ đó đến nay quang cảnh đã thay đi như thế nào thưa Đức Cha?

Đáp: Các kỹ thuật số tối tân cho phép việc tiếp xúc trở thành phổ biến và bình dân hơn của môi trường kỹ thuật số mới, nhờ hệ thống điện thoại cầm tay di động, hay máy vi tính cá nhân, hoặc ipod, và các dụng cụ truyền thông tân tiến khác được tung vào thị trường với tiết nhịp chóng mặt. Như thế chúng ta có được khả thể đối thoại, gặp gỡ và trao đổi một cách mới mẻ, nhanh chóng hơn. Chính vì vậy người ta cũng nói tới một chủ thuyết nhân bản mới, dĩ nhiên là chủ thuyết này cũng cho thấy một vài sự bất ổn và không ít nguy hiểm của nó. Tuy nhiên, nó cống hiến cho chúng ta các cơ may ngoại thường giúp lớn lên, giúp hiệp thông và liên đới với nhau trên bình diện quốc tế.

Hỏi: Kể cả đối với Giáo Hội có phải thế không thưa Đức Cha?

Đáp: Vâng, kể cả đối với Giáo Hội. Lãnh vực kỹ thuật số cũng đặt ra cho Giáo Hội các câu hỏi mới, nhưng đồng thời cũng cống hiến các cơ may mới cho sứ mệnh của Giáo Hội. Chính vì thế cũng cần phải dừng lại để suy tư, nhận diện các thách đố, và tổ chức hoạt động truyền giáo của Giáo Hội, bởi vì cả trong lãnh vực mới này nữa cũng cần phải đem hạt giống Tin Mừng phong phú đến cho nó.

Hỏi: Nhưng mà phi làm điều này với thái đ nào thưa Đức Cha?

Đáp: Dĩ nhiên là với tinh thần của Công Đồng Chung Vaticăng II và tinh thần toàn lộ trình của Giáo Hội Italia trong các năm này. Chúng ta phải nhìn môi trường mới, tức lãnh vực kỹ thuật số, là hoa trái sự tài khéo của con người với lòng tin tưởng. Tuy nhiên, đàng khác, con người cũng không được lụy phục các kỹ thuật, nhưng được mời gọi là tác nhân có trách nhiệm, để trong mọi thay đổi không đánh mất đi tính cách trung tâm của con người, hay phẩm giá và các quyền lợi bất khả xâm phạm của nó, và nhất là để đừng đánh mất đi sự rộng mở của nó cho thực tại siêu việt.

Hỏi: Thưa Đc Cha, đâu là yếu tố đòi hỏi nhiều phân định nhất trong các kỹ thuật mới của lãnh vực truyền thông?

Đáp: Với sự nhanh chóng của việc truyền thông và các dây nối đa diện, các kỹ thuật có thể cho chúng ta cảm tưởng có mọi sự trong tầm tay. Nhưng đây có thể là một ảo tưởng kinh khủng, vì cả trong lãnh vực kỹ thuật số, cũng không thể nào loại trừ sự cần thiết phải suy tư, cân nhắc, biết phân biệt giữa điều lành, điều dữ, điều phải, điều trái. Nhất là đối với giới trẻ đây là nguy cơ lớn, vì nó có thể ngăn cản người trẻ lớn lên trong tính cách nhân bản cũng như trong tương quan với Thiên Chúa.

Hỏi: Đức Cha có trông thấy nguy cơ là sự tiếp xúc giữa con người với nhau giảm thiểu hay không?

Đáp: Xem ra mâu thuẫn, nhưng các cuộc điều tra cho thấy kết qủa ngược lại: đó là người trẻ nào trong đời sống thật thường ngày có nhiều bạn bè thì cũng có nhiều bạn bè trong lãnh vực tiếp xúc liên mạng. Sự sợ hãi địa chỉ liên mạng có thể gây ra khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa hay tạo ra các thế giới giả tạo, không tương ứng với các phân tích sâu xa hơn. Có đúng thật là hệ thống liên mạng thay đổi các tương quan xã hội, nhưng tự nó không luôn luôn là nguồn gốc làm sai lạc tương quan. Dĩ nhiên, như là cơ cấu chuyên môn về nhân bản tính, Giáo Hội có bổn phận làm thế nào để hệ thống liên mạng không bao giờ thay thế, nhưng yểm trợ tương quan tràn đầy và hoàn toàn giữa con người với nhau, qua ánh mắt, cái nhìn, qua cuộc gặp gỡ diện đối điện, và viẹc đối thoại sâu xa hơn giữa con người với nhau.

Hỏi: Tuy nhiên, theo một vài nghiên cứu, các từ hay được tìm trong kỹ thuật số nhất là từ ”tính dục”, Đức Cha nghĩ sao?

Đáp: Trên hệ thống liên mạng có thể tìm thấy mọi sự. Nhưng cũng có các kết qủa nghiên cứu khác nói rằng từ hay được trích dẫn nhất là từ ”Thiên Chúa”. Tôi tin rằng con người ngày nay đang kiếm tìm ý nghĩa cuộc sống, và một cách mâu thuẫn Thiên Chúa và tính dục là các môi trường có ý nghĩa. Không phải vô tình mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người có nam có nữ, giống hình ảnh Ngài. Hệ thống liên mạng phản ánh nhu cầu về nhân bản tính và tính chất trung thực. Dĩ nhiên, nó cũng cống hiến các lừa đảo khác nữa và vì thế phải chú ý và cẩn thận. Nhưng phải đương đầu với thách đố này một cách can đảm, với sự tin tưởng đến từ Chúa Thánh Thần, là Đấng liên lỉ soi sáng hoạt động mục vụ của Giáo Hội.

Hỏi: Đức Cha cầu mong gì cả trong cuộc tiếp kiến Đc Thánh Cha đành cho các tham d viên đại hội truyền thông toàn quốc Italia sáng thứ bẩy 24-4, và chắc chắn giới truyền thông không bỏ lỡ dịp để bầy tỏ lòng trìu mến đối với nời?

Đáp: Tôi cầu mong rằng hình ảnh tuyệt vời mà Đức Hồng Y Ratzinger đã cống hiến cho chúng tôi trong đại hội ”Parabole truyền thông”, hồi năm 2002 - hình ảnh những người chặt cây vả để nói rằng đức tin phải ảnh hưởng trên văn hóa một cách sâu rộng - có thể tái vang vọng mạnh mẽ trong các lời huấn dụ của người. Và chắc chắn các lời đó giúp chúng tôi tiếp nhận các dầu chỉ thời đại và hướng sự dấn thân của Giáo Hội vào trong lãnh vực kỹ thuật số này. Đại hội của chúng tôi không kết thúc một mùa, mùa 10 năm dành cho thế giới truyền thông, nhưng nhất là nó mở ra và trở thành cầu nhún cho việc lao mình về phía trước cho 10 năm tới, sẽ được dành để cho đề tài giáo dục.

Thật vậy không thể giáo dục mà không qua việc thông truyền liên bản vị, và tôi cũng tin nơi việc giáo dục qua việc truyền thông xã hội trong lãnh vực mới của môi trường kỹ thuật số.

(Avvenire 22-4-2010; SD 24-4-2010)

Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.