2010-04-11 17:41:29

Kinh kính Đức Mẹ vào chúa nhựt kính lòng Chúa Thương xót


Chúa nhựt tám ngày sau lễ Phục sinh đã được gọi bằng nhiều danh xưng khác nhau. Các giáo ph đặt tên là “Chúa nhựt áo trắng” (Dominica in Albis), bởi vì các tân tòng được rửa tội vào đêm Vọng Phục sinh, cởi bỏ tấm áo trắng mà họ đã mang suốt tuần lễ, kết thúc giai đoạn huấn giáo. Vào thời Trung cổ, chúa nhựt này còn mang thêm tên là “thánh Tôma tông đồ” bởi vì bài Tin mừng thuật lại việc Chúa Kitô hiện ra với ông tám ngày sau khi sống lại. Cuộc cải tổ phụng vụ sau công đồng Vaticanô II không còn gọi là “Bát nhật Phục sinh” nữa nhưng là chúa nhựt Phục sinh thứ II, để nhắc rằng mỗi chúa nhựt là một buổi cử hành lễ Phục sinh. Từ năm 2000, đức thánh cha Gioan Phaolô II thêm một danh xưng mi, đó là kính Chúa Thương xót”, bởi vì kính nhớ việc Chúa Kitô tỏ cho thánh Tôma thấy cạnh sưn, nơi trào ra nước và máu, suối nguồn ân sủng. Trong bài huấn dụ trưc khi đọc kinh kính Đức Mẹ hôm qua tại Castel Gandolfo, đc Bênêđictô XVI đã giải thích ý nghĩa của các danh xưng vừa kể, và trong năm dành cho các linh mc, đã lưu ý đến hồng ân bình an mà Chúa Giêsu đã uỷ thác cho các môn đệ rao giảng. Truyền thống Giáo hội đã coi đây như là nguồn gốc của bí tích hòa giải, nơi mà con người cảm nhận được sự tha thứ do lòng Chúa thương xót. Sau khi ban phép lành Toà thánh, ngài cũng nhc đến việc trưng bày tm khăn kiệm ở Torinô bắt đầu từ hôm thứ bảy vừa qua, dấu chỉ của tình thương Chúa bày tỏ nơi các thương tích. Sau cùng ngài cũng chia buồn với nhân dân Ba lan về đại tang của quốc gia doì tai nạn máy bay gây ra cái chết cho tổng thống và các nhà lãnh đạo cao cấp đo và đời. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ

Anh chi em thân mến

Chúa nhựt hôm nay kết thúc tuần bát nhật Phục sinh, như là một ngày duy nhất “do Chúa dựng nên”, đánh dấu bởi cuộc Phục sinh của Chúa Kitô và niềm vui của các môn đệ khi nhìn thấy ngài. Ngay từ thời xưa, chúa nhựt này được gọi là “in albis”, bởi tiếng latinh “alba” là tấm áo trắng mà các tân tòng mặc lúc rửa tội đêm Vọng Phục sinh và cởi ra sau tám ngày, nghĩa là hôm nay. Đấng đáng kính Gioan Phaolô II đã đặt tên cho chúa nhựt là Chúa Thương xót, nhân dịp phong thánh cho nữ tu Maria Faustina Kowalska, ngày 30/4 năm 2000.

Bài Tin mừng theo thánh Gioan (20,19-31) đọc chúa nhựt hôm nay nói nhiều đến lòng thương xót và lân tuất của Chúa. Sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã đến thăm các môn đệ, băng qua các cửa đóng kín của nhà Tiệc Ly. Thánh Augustinô giải thích rằng “những cánh cửa đóng kín đã không ngăn cản sự xâm nhập của thân xác mang thiên tính. Đấng khi sinh ra đã duy trì sự trinh khiết của thân mẫu được nguyên tuyền thì cũng có thể đi vào nhà tiệc lý đóng kín cửa” (In Ioh. 121,4: CCL 36/7, 667); và thánh Grêgôriô Cả thêm rằng Vị Cứu thế của chúng ta, sau khi sống lại, đã xuất hiện với một thân thể bất khả huỷ hoại và có thể đụng chạm, tuy là trong một trạng thái vinh quang (xc. Hom. In Eang., 21,1: CCL 141, 219). Chúa Giêsu đã tỏ ra những dấu tích của cuộc khổ nạn và đã để cho ông Tôma cứng lòng tin được chạm tới. Thử hỏi, làm thế nào mà một người môn đệ lại có thể hoài nghi được? Thực ra sự chiếu cố của Thiên Chúa cho phép chúng ta học được từ sự khó tin của ông Tôma cũng như từ lòng tin của các môn đệ khác. Thực vậy, khi chạm đến các vết thương của Chúa, người môn đệ do dự đã chữa lành sự nghi ngờ của bản thân và của chúng ta nữa.

Cuộc viếng thăm của Chúa Phục sinh không giới hạn trong khuôn khổ của nhà Tiệc Ly, nhưng còn vượt xa hơn nữa, ngõ hầu tất cả mọi người có thể lãnh nhận hồng ân bình an và sự sống nhờ “thần khí sự sống”. Thực vậy, Chúa Giêsu đã hai lần chúc cho các môn đệ “bình an cho các con”, và thêm rằng: “Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cững sai các con”. Nói xong, Chúa thổi trên các tông đồ và nói: “Hãy lãnh nhận Thánh Thần. Các con tha tội cho ai, thì họ sẽ được tha; các con không tha cho ai, thì họ sẽ không được tha”. Đây là sứ mạng được trao cho Giáo Hội nhờ Thánh Linh trợ giúp liên lỉ: mang đến cho hết mọi người tin vui, thực tại hoan hỉ của Tình yêu lân tuất của Thiên Chúa, ngõ hầu, như thánh Gioan viết, “anh em tin rằng đức Giêsu là đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin, anh em được sống nhờ danh Ngài” (20,31).

Dưới ánh sáng của lời này, tôi khuyến khích cách riêng các vị chủ chăn hãy theo gương của cha sở họ Ars, một người đã làm biến đổi con tìm và đời sống của biết bao nhiêu người, bởi vì cha đã làm được cho họ cảm nhận tình yêu lân tuất của Chúa. Ngày nay chúng ta cũng cần một lời loan báo và một chứng tá cho sự thật của Tình yêu như vậy. Nhờ thế, chúng ta sẽ làm cho Đấng mà mắt chúng ta không nhìn thấy được trở nên gần gũi, nhờ sự thâm tín Tình yêu lân tuất của Ngài.

Chúng ta hãy xin Đức Trinh nữ Maria, Nữ vương các thánh tông đồ, nâng đỡ sứ mệnh của Hội thánh, và chúng ta hân hoan cầu khẩn Mẹ: Lạy Nữ vương thiên đàng, hãy vui mừng. Alleluia

Bình Hòa







All the contents on this site are copyrighted ©.