2010-01-12 11:47:15

Tình hình bách hại các Kitô hữu tại Irak


Phỏng vấn Đức Cha Louis Sako, Tổng Giám Mục Kirkuk và Đức Cha Shlemon Warduni, Giám Mục phụ tá giáo phận Canđê Baghdad về tình hình bách hại các kitô hữu tại Irak

Ngày 15-12-2009 một xe bom đã nổ gần nhà thờ Truyền Tin của Giáo Hội công giáo siri, trong khu phố Al Mohandiseen tỉnh Mossul miền bắc Irak, khiến cho tường và các cửa kính mầu của nhà thờ bị hư hại. Các kẻ khủng bố cũng ném lựu đạn vào trường học bên cạnh khiến cho một em bé và 40 người khác bị thương, trong đó có mấy học sinh.

Trong cùng ngày nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm của cộng đoàn chính thống siri, trong khu phố Al Shifa ở mạn bắc tỉnh Mossul, cũng bị đặt bom nhưng không có ai chết hay bị thương. Trước đó ngày 26-11-2009 các vụ khủng bố bằng xe bom cũng đã hoàn toàn hủy hoại nhà thờ thánh Efrem và Nhà Mẹ của các nữ tu Đa Minh thánh Catarina trong tỉnh Mossul. Ngày 17-12-2009 lại có thêm một Kitô hữu nữa bị sát hại tại phía tây thành phố.

Mossul là thủ phủ của vùng Ninive, nơi có 3 triệu dân sinh sống, trong đó có 60% là tín hữu hồi Sunnít, còn lại là người Kurdi, Yazidi, Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác. Trong những năm đầu của chiến tranh Irak làn sóng thanh lọc chủng tộc tại thủ đô Baghdad đã khiến cho nhiều Kitô hữu tìm đến Mossul sinh sống vì vùng này là ốc đảo thanh bình. Nhưng từ mấy năm nay Kitô hữu cũng đã bị bách hại dữ dội tại đây.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Cha Louis Sako, Tổng Giám Mục giáo phận công giáo Canđê Kirkuk và Đức Cha Shlemon Warduni, Giám Mục phụ tá giáo phận Canđê Baghdad, về tình hình bách hại các Kitô hữu tại Irak. Trước hết là một số nhận định của Đức Cha Louis Saki Tổng Giám Mục Kirkuk. Đức Cha đã mạnh mẽ tố giác chính sách thanh lọc chủng tộc tại Mossul. Làn sóng bạo lực hồi năm 2008 đã khiến cho 15.000 tín hưu Kitô rời bỏ Mossul trong vòng 3 tuần lễ.

Hỏi: Thưa Đức Cha Sako, làn sóng bạo lực mới này có ý nghĩa gì và có muốn diễn tả sứ điệp chính trị nào không?

Đáp: Tôi nghĩ nó liên quan tới các cuộc bầu cử. Và Kitô hữu chúng tôi trở thành một mục tiêu dễ nhắm. Tình hình chính trị Irak phức tạp. Có các đảng phái chính trị muốn cho Kitô hữu rút lui về vùng đồng bằng Ninive, có những đảng khác chống lại. Và chúng tôi kẹt ở giữa các căng thẳng khác nhau. Và chính quyền không có khả năng tổ chức việc bảo vệ các Kitô hữu một cách đích thật.

Hỏi: Nhưng mà sau các cuộc bách hại hồi tháng 10 năm 2008 đã có các lực lưng đặc biệt được gửi tới thay thế để bảo vệ các Kitô hữu mà thưa Đức Cha?

Đáp: Có đúng thật như vậy, nhưng giờ đây chúng tôi sợ lại xảy ra cùng cảnh ấy. Trước các cuộc bầu cử Kitô hữu trở thành một mục tiêu. Ngoài ra tại Mossul người Kurde không có các đại diện trong hội đồng tỉnh nữa, vì họ tẩy chay việc bỏ phiếu. Giờ đây là cuộc đấu tranh công khai giữa người Kurde và người A rập. Ngoài ra còn có lực lượng Al Qaeda nữa.

Hỏi: Trong các ngày qua ngoại trưng Irak ông Hoshyar Zebari đã viếng thăm Italia và có nói tới mạng lưới khủng bố của Ben Laden, cũng như trách nhiệm của các thành phần thuộc đảng Baath của chế đ Saddam Hussein, Đc Cha có đồng ý không?

Đáp: Vâng đúng thế. Tôi nghĩ đây là cuộc chiến không có ranh giới, nên cũng khó biết được ai làm gì. Tất cả các nhóm này hiện nay có ít tiền, vì biên giới bị kiểm soát, do đó chúng tìm cách tự tài trợ qua các cuộc bắt cóc tống tiền. Đây là tình trạng vô chính phủ. Chúng tôi có nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn, trong khi chính quyền thì chỉ lo cho cuộc bầu cử sắp tới và không làm gì để bảo vệ an ninh cho dân chúng. Ngày 15-12-2009 xảy ra các vụ đặt bom tại Mossul, hôm trước đó tại Kirkuk một nhà băng bị đánh cướp ban ngày, trước sự hiện diện của nhân viên an ninh.

Hỏi: Sau làn sóng bách hại hồi năm 2008 gi đây có tin đồn là một vài nhóm Kitô hữu bắt đầu trở lại, thế đã có nhóm nào trở về chưa thưa Đức Cha?

Đáp: Sự chán nản lan tràn khắp nơi. Chúng tôi không trông thấy tương lai. Như là Giáo Hội chúng tôi cũng không có tiếng nói duy nhất. Đây cũng là một điểm yếu kém. Tôi cũng không biết phải nói với tín hữu những gì. Chúng tôi đã chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh bằng các buổi gặp gỡ và cầu nguyện giữa các nhóm và tại các tư gia. Nhưng chúng tôi không biết có thể cử hành lễ Giáng Sinh trong thanh bình hay không. Vì thận trọng, có thể cử hành ngắn gọn trong các giờ an ninh và tại những nơi ngoài trung tâm. Mọi sự trở thành khó khăn hơn. An ninh là điều chúng tôi cần hơn cả. Tôi đã gặp gỡ các vị lãnh đạo cộng đoàn hồi giáo và các vị chỉ huy lực lượng an ninh để xin bảo vệ 9 nhà thờ của chúng tôi. Nhưng cần phải có sáng kiến trên toàn nước. Ngoài ra cần có sự hiệp nhất hơn trong Giáo Hội và giữa các cộng đoàn tôn giáo, thì mới tạo được thế mạnh để yêu cầu chính quyền bảo đảm an ninh. Đây là một quyền cần phải được giới lãnh đạo chính trị bảo vệ. Nhưng theo luật các Kitô hữu chỉ được quyền có 5 dân biểu trong quốc hội thôi. Ngoài ra cũng cần phải có các dân biểu biết lo cho công ích, chứ không nghĩ tới lợi lộc cá nhân.

... Tiếp theo đây là một số nhận định của Đức Cha Shlemon Warduni, Giám Mục phụ tá giáo phận canđê của thủ đô Baghdad. Trong những ngày vừa qua Đức Cha đã viếng thăm Tòa Thánh và các nước Âu châu.

Hỏi: Thưa Đức Cha Warduni, tình hình cộng đoàn Kitô tại Irak hiện nay ra sao?

Đáp: Tình hình rất gây đau đớn và âu lo. Từ nhiều năm nay Irak đã bị đảo lộn bởi chiến tranh từ bên ngoài và bên trong, khiến cho người dân không được sống trong hòa bình và được hưởng các điều kiện an sinh như săn sóc y tế và giáo dục nữa. Các hậu qủa của cuộc chiến cuối cùng và việc xâm lăng quân sự đã rất là thê thảm: chính trị bất ổn, tình trạng không thể cai trị nổi đã làm nảy sinh ra nạn bần cùng và tàn phá. Vì thế nhiều Kitô hữu cùng với hàng ngàn người Irak khác đã phải rởi bỏ quê hương đi lánh nạn. Chúng tôi đã mất đi một phần ba số tín hữu. Đây là một thảm cảnh có chiều kích rất to lớn, mà toàn thế giới đều thấy.

Hỏi: Trong năm 2008 va qua Đức Cha có nhận thấy các tiến triển nào không và Đức Cha hy vọng gì nơi các cuộc bầu cử sắp tới?

Đáp: Vấn đề ở đây đó là việc thiếu đồ án chính trị làm cho nạn khủng bố phát sinh rồi nẩy nở, và ngày nay nó nhắm khuynh đảo quốc gia. Thiếu sự hợp pháp và an ninh, chính quyền qúa yếu, và các cuộc bầu cử phải giúp thay đổi, sang trang từ các điều khẩn thiết này, nếu không thì bầu cử sẽ không có ích lợi gì. Trong khi đó thì các cuộc khủng bố phá hoại chống lại các nhà thờ và các Kitô hữu vẫn tiếp tục. Trong hai tuần vừa qua đã có ba vụ đặt bom các nhà thờ tại Mossul, đó là chưa nói đến các vụ đặt bom các nhà thờ Kitô trong thủ đô Baghdad, nơi cách đây hai tháng đã xảy ra một vụ đặt bom trước một nhà thờ khiến cho hai thanh niên thiệt mạng, 30 người khác bị thương và gây ra nhiều thiệt hại vật chất.

Hỏi: Thưa Đức Cha các Kitô Irak cảm thấy gì và họ nghĩ gì về tình trạng này?

Đáp: Các vụ khủng bố và bách hại này gây ra các ảnh hưởng rất tiêu cực trên tín hữu Kitô Irak. Chúng gieo vãi âu lo sợ hãi và lấy mất đi niềm hy vọng của chúng tôi. Nó không phải là một cuộc thanh lọc chủng tộc, nhưng khi nhìn chung tình hình thì người ta nhận ra có một chương trình nhằm đánh phá các Kitô hữu. Đặt 10 trái bom chống lại các nhà thờ trong cùng một ngày phải có một ý nghĩa chính xác là đe dọa và khủng bố tinh thần. Sự sợ hãi và chán nản len lỏi trong cộng đoàn gây ra cảnh mất máu của tín hữu. Và họ có lý để lo sợ cho mạng sống và gia đình họ.

Hỏi: Đức Cha nghĩ gì về đề nghị tập trung mọi Kitô hữu trong vùng đồng bằng vùng Ninive?

Đáp: Đây là sự tính toán vô lý và vô nghĩa. Nó có nghĩa là tập trung Kitô hữu vào trong một ghetto đóng kín, bỏ họ vào trong lồng và nghiền nát họ trong cuộc xung khắc giữa người Kurde và người A rập. Chúa Kitô đã truyền cho chúng tôi phải loan báo Tin Mừng cho toàn thế giới: chúng tôi phải là muối, ánh sáng và men cho quốc gia. Họ không thể giới hạn chúng tôi trong một vùng đất duy nhất đựa trên sự tùy thuộc tôn giáo được.

Hỏi: Đức Cha và Giáo Hội yêu cầu chính quyền những gì?

Đáp: Chúng tôi yêu cầu chính quyền nhận diện, truy lùng và đề phòng các người mưu sát Kitô hữu. Chúng tôi xin chính quyền bảo vệ. Chúng tôi chỉ muốn các quyền của mình, vì Irak là đất nước của chúng tôi, chúng tôi cũng là các công dân như những người khác. Tín hữu Kitô chúng tôi đã hiện diện tại Irak từ thế kỷ thứ I sau Chúa Kitô, khi thánh Toma Tông Đồ đến rao truyền Tin Mừng tại đây. Chúng tôi đã hiện diện tại Irak 600 năm trước người hồi giáo. Chúng tôi không xin một sự đối xử đặc biệt nào cả, mà chỉ xin tôn trong phẩm giá, các sự tự do và quyền căn bản là được sống trong hòa bình, loan báo tin Mừng và góp phần xây dựng quốc gia.

Hỏi: Đức Cha có muốn gửi lời kêu gọi nào tới cộng đồng quốc tế hay không?

Đáp: Chúng tôi xin cộng đồng quốc tế một sự ủng hộ mạnh mẽ và cương quyết hơn nữa. Cần có áp lực mạnh của các chính quyền tây phương để ổn định tình hình Irak và tái lập pháp luật và an ninh. Các chính quyền thăng tiến dân chủ và các quyền con người, sẵn sàng bảo vệ lợi nhuận kinh tế của họ tại Irak phải dấn thân để nhổ tận gốc rễ nạn khủng bố phá hoại, thăng tiến hòa bình và hợp pháp tại Irak.

Hỏi: Giáo Hội chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh sắp tới như thế nào thưa Đức Cha?

Đáp: Lễ Giáng Sinh sẽ là một thời điểm khó khăn: trong tất cả mọi dip lễ lớn đều xảy ra các vụ khủng bố và bầu khí đe dọa gia tăng. Cộng đoàn công giáo của chúng tôi sốt sắng, nhưng dân chúng sợ hãi không dám đến nhà thờ. Chúng tôi hy vọng là Thiên Chúa ban hòa bình cho chúng tôi và giúp chúng tôi can đảm cử hành lễ Giáng Sinh thánh.

Hỏi: Đức Cha có xin gì với Đức Thánh Cha và Kitô hữu toàn thế giới hay không?

Đáp: Chúng tôi xin Đức Thánh Cha và anh chị em Kitô toàn thế giới nâng đỡ chúng tôi, đừng bỏ rơi chúng tôi một mình, và lên tiếng bệnh vực chúng tôi trong cộng đoàn quốc tế. Chúng tôi xin tất cả mọi người tin nơi Đức Kitô cầu nguyện cho chúng tôi và trợ giúp các nạn nhân cảu bạo lực, chiến tranh và khủng bố phá hoại. Xin hãy nhớ tới dân tộc Irak khổ đau từ bao nhiêu năm nay rồi.

Trong cuộc gặp gỡ Đức Thánh Cha ngày 16-12-2009 Đức Thánh Cha đã bảo đảm với tôi lời cầu nguyện và hỗ trợ của ngài đối với dân nước Irak.

(Avvenire 16-12-2009; FIDES 17-12-2009; ASIANEWS 16.18-12-2009)

Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.