2009-12-28 12:15:19

BA ĐỂ LẠI KỶ NIỆM ĐẸP VÀ TẤM GƯƠNG SÁNG


... Đệ nhất thế chiến 1914-1918 gây ra không biết bao nhiêu kinh hoàng và chết chóc, đặc biệt cho các quốc gia Âu Châu. Xin trích dịch lá thư của đại úy Albert-Jean Desprès viết từ chiến trưng cho đứa con trai.

Cưng yêu dấu của Ba. Con vừa tròn 9 tuổi, cái tuổi tuyệt vời. Bây giờ con ở trong lứa tuổi nghịch ngợm nhất. Con còn quá nhỏ để có thể tham gia cuộc chiến. Nhưng cùng lúc con lớn đủ để có trí óc hầu ghi nhớ các kỷ niệm của con cũng như có trí khôn đủ để hiểu rằng chính con, chính những đứa trẻ 9 tuổi như con, là những người sau này sẽ đo lường hậu quả thảm khốc của cuộc thế chiến và từ đó rút ra bài học lịch sử.

Một cuộc sống tuyệt đẹp, hòa hợp và tràn đầy mà những người lớn như Ba đang chuẩn bị cho các con sau này, nếu quả thật các con biết ghi khắc và hiểu thấu. Con biết không, chính vì để con nhớ lại mà Ba bằng lòng chấp nhận các nỗi lo lắng trong lúc này đây. Ba chấp nhận các hiểm nguy và sự chia lìa ác liệt nhất. Đây là sự chia lìa làm đảo lộn tổ ấm gia đình chúng ta, nơi Ba sống êm đềm hạnh phúc với Má con và cả Ba lẫn Má đều nâng niu chìu chuộng con biết là chừng nào!

Thật vậy, Ba cảm thấy trái tim tan nát khi phải xa lìa hiền thê dấu ái của Ba và đứa con cưng nhất của Ba .. Nỗi buồn của Ba thật mênh mông như trời biển, nhưng ít ra nhờ Má con và con mà Ba được sống những ngày tràn đầy hạnh phúc và tình yêu, để rồi giờ đây, nỗi niềm đắng cay chua xót vì cuộc phân ly chia cách được thoa dịu bằng niềm êm ái của những kỷ niệm thân thương ấy. Hiện tại Ba chỉ hối tiếc về những gì Ba đã không làm, hoặc những gì Ba đã có khả năng làm mà lại không làm. Nhưng cùng lúc, Ba được an ủi với ý nghĩ: Cưng của Ba, con đang có mặt để tiếp nối công trình của Ba và để thực hiện những chương trình Ba đã dự tính hoặc đã mơ ước. Cái chết của trẻ trơ thật tàn khốc và son sẻ, nghĩa là không mang lại hoa quả nào. Trái lại, cái chết của người cha là một cái chết cao thượng như bao nhiêu người đang gục ngã ngày hôm nay, bởi vì cái chết của người cha đáng được tôn dương và mang lại nhiều hoa quả.

Nếu THIÊN CHÚA không cho phép - vào cuối cuộc chiến này - gia đình chúng ta lại đoàn tụ như trước, thì ít ra, thay vì lỗ trống kinh khủng và niềm thất vọng Ba để lại cho gia đình, tư tưởng cuối cùng của Ba thật khích lệ và êm ái:
- Ba để lại một kỷ niệm đẹp và một tấm gương đáng noi theo.

Viết tại quân ngũ ngày 11 tháng 10 năm 1916. Ký tên Đại Úy Desprès.

Hai năm sau bức thư trên đây - tức 1 năm trước khi đệ nhất thế chiến kết thúc - quả thật đại úy Albert-Jean Desprès đã tử trận ngày 21 tháng 4 năm 1918, hưởng dương 37 tuổi. Đại úy Albert-Jean Desprès gục ngã trên chiến trường Flandres nằm giữa hai nước Pháp và Bỉ.

... ”Hỡi các con, hãy nghe cha đây, và làm thế nào đ các con được cứu đ. THIÊN CHÚA làm cho ngưi cha được vẻ vang vì con cái, cho người mẹ thêm uy quyền đối với các con. Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì trích trữ kho báu. Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái, khi cầu nguyện, họ sẽ được lắng nghe. Ai tôn vinh cha sẽ đưc trường thọ, ai vâng lệnh THIÊN CHÚA sẽ làm cho mẹ an lòng. Ngưi đó phục vụ các bậc sinh thành như phục vụ chủ nhân. Hãy thảo kính cha con bằng lời nói việc làm, để nhờ ngưi mà con được chúc phúc. Vì phúc lành của người cha làm cho cửa nhà con cái bền vững .. Lòng hiếu nghĩa đối với cha sẽ không bị quên lãng và sẽ đền bù tội lỗi của con. THIÊN CHÚA sẽ nhớ đến con, ngày con gặp khốn khó và các tội con sẽ biến tan như sương muối biến tan lúc đẹp trời” (Sách Huấn Ca 3,1-9/14-15).

(”L'ANGE GARDIEN”, Novembre-Décembre/2004, n.6, trang 43)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt







All the contents on this site are copyrighted ©.