2009-12-07 11:23:39

Đại hội toàn quốc thứ XI của phong trào công nhân công giáo Italia


Phỏng vấn ông Carlo Costalli, Chủ tịch phong trào công nhân công giáo Italia về đại hội toàn quốc của phong trào và tương quan mới giữa luân lý và kinh tế

Trong các ngày từ 11 tới 13 tháng 12 năm 2009 Phong trào Công nhân công giáo Italia nhóm đại hội toàn quốc lần thứ XI tại Roma, về đề tài ”Quyền tối thượng của lao động, việc tham gia và tinh thần trách nhiệm”. Tham dự dại hội có 704 đại biểu đại diện cho 318.000 thành viên trong đó có 40% là nữ giới và một số đông các người trẻ. 42 trên tổng số các đại biểu tham dự đến từ nước ngoài, đặc biệt là Pháp, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Anh quốc, Rumania cũng như từ Hoa Kỳ, Canada và Australia. Ngoài ra còn có khoảng 100 khách mời, với các phái đoàn đại diện cho các phong trào công nhân công giáo đến từ các nước Âu châu và Nam Mỹ. Cũng có một phái đoàn đại diện cho hơn 1.000 công sở địa phương có tương quan với phong trào. Phong trào công nhân công giáo Italia hiện có hơn 3.000 nhóm và trụ sở hoạt động trên toàn nước, bảo đảm sự trợ giúp của phong trào cho mọi thành viên.

Cùng tham dự đại hội cũng có nhiều giới chức của Tòa Thánh và của Hội Đồng Giám Mục Italia. Chiều 11-12-2009 Đức Hồng Y Angelo Comastri, Giám quản quốc gia thành Vaticăng diễn thuyết khai mạc về đề tài ”Việc loan báo Kitô”. Trong số các vị phát biểu sau ông Costalli, Chủ tịch phong trào công nhân công giáo Italia, có Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Tổng trưởng Bộ các Giám Mục. Đức Hồng Y nói về đề tài: ”Ý nghĩa Kitô của lao động”. Phát biểu trong ngày thứ hai của đại hội có Đức Ông Francesco Rosso, tuyên úy phong trào công nhân công giáo Italia, Đức Cha Arrigo Miglio, Chủ tịch Ủy ban đặc trách các vấn đề xã hội và lao động của Hội Đồng Giám Mục Italia, kiêm Chủ tịch Ủy ban khoa học và đặc trách tổ chức các Tuần lễ xã hội công giáo Italia. Đức Cha thuyết trình về đề tài ”Hướng tới các Tuần lễ xã hội”. Ngoài ra Đức Hồng Y Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về gia đình, nói về ”Căn tính và sứ mệnh của gia đình”. Thánh lễ kết thúc đại hội sáng Chúa Nhật 13-12-2009 sẽ do Đức Cha Mariano Crociata, Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Italia chủ sự.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Carlo Costalli, Chủ tịch phong trào công nhân công giáo Italia về đại hội toàn quốc lần thứ XI của phong trào.

Hỏi: Thưa ông Costalli, trong các năm qua những gì xảy ra tại Italia xem ra cho thấy có một sự lẫn lộn nào đó giữa các ý niệm tính cách đời và chủ trương duy đời. Ông nghĩ sao?

Đáp: Chúng ta đang chứng kiến một tấn kích liên tục chống lại các giá trị nền tảng của con người. Chúng ta phải ý thức được một tiến trình tàn phá văn hóa đang tiến lên một cách nham hiểm, và nó bắt nguồn từ một kiểu giải thích cố ý bóp méo và làm sai lạc nguyên tắc của tính cách đời. Người ta liên tục lập lại với chúng ta rằng nhà nước phải đời, rồi trường học, chính trị, gia đình và quan niệm về cuộc sống cũng phải có tính cách đời. Nhưng người ta đã làm sai lệch ý nghĩa nguyên thủy của từ tính cách đời, họ nói tính cách đời nhưng hiểu là chủ trương duy đời.

Trong nhãn quan đó cả nguyên lý sự tự do của con người cũng cũng bị biến thành việc tự do quyết định như mình muốn và thực thi một sự thống trị tuyệt đối và vô giới hạn trên cuộc sống. Nhưng bảo vệ sự sống từ khi thụ thai cho tới khi chết tự nhiên không phải là việc thực thi một giáo lý công giáo, mà đó là suy tư một cách duy nhân bản.

Hỏi: Như thế phải đt để các giá trị lên hàng đu: đây có phải là nhiệm vụ của tín hữu công giáo ngày nay hay không thưa ông?

Đáp: Chắc chắn rồi. Trong các năm sau này người ta thấy lộ hiện một vấn đề xã hội nghiêm trọng: đó là vấn đề nhân chủng học, kết qủa của các khả thể lèo lái con người một cách chưa từng thấy. Tái chiếm lại chân lý tràn đầy về con người, vị thế của nó trong vũ hoàn và trong lịch sử, bản chất siêu hình và căn tính nhân chủng của nó là con đường giúp định hướng một cách đúng đắn toàn vấn đề xã hội. Phong trào công nhân công giáo coi dấn thân bảo vệ sự sống và gia đình như là phần trọn vẹn chương trình hành động của mình, và phong trào đã dồn nhiều năng lực cho việc bảo vệ này trên bình diện trung ương cũng như trong các sinh hoạt địa phương. Chúng tôi không nghi ngờ chút nào, khi coi đó là nhiệm vụ của mình: đó là dấn thân và huy động sức lực để thực thi nhiệm vụ ấy trong Ngày Gia Đình, trong chiến dịch phát động nhân dịp trưng cầu dân ý liên quan tới khoản luật 40 về việc thụ thai trong ống nghiệm, trong trường hợp trợ tử của ông Welby, trong việc tổ chức các cuộc chạy đua đường trường nhằm tranh đấu bảo vệ quyền sống và được sinh ra của các thai nhi, trong trường hợp của cô Eluana, tranh đấu cho quyền được cung cấp thực phẩm và nước uống cho các người bệnh không tự ăn uống được, và trong chiến dịch ”Tự do sống” để bảo vệ quyền được sống của con người mà không bị các áp lực nào điều kiện hóa. Tất cả đều là các bằng chứng cụ thể cho thấy sự dấn thân của chúng tôi mà không phủ nhận được.

Sự lựa chọn của chúng tôi là một sự lựa chọn hiện diện và đó phải là dấn thân của tín hữu công giáo được mời gọi đáp trả lại một ơn gọi, lãnh lấy các trách nhiệm xã hội của mình chứ không chủ trương trung lập về luân lý và khước từ liệt chiều kích tôn giáo vào lãnh vực riêng tư của cuộc sống.

Hỏi: Thưa ông Costalli, ông hay nói về nền kinh tế xã hội thị trưng như là câu trả lời cho cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay. Ông có thể giải thích một cách rõ ràng hơn không?

Đáp: Tôi không phải là người duy nhất xác tín về điều này: trong các thời gian qua từ nhiều phía người ta đã đưa ra đề nghị xem đâu là con đường giúp thế giới thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chánh kinh tế này. Nhưng nền kinh tế xã hội thị trường không được chỉ là một khẩu hiệu, nhưng từ đó phải đưa ra các đường nét cụ thể, các định hướng, và các dự trù. Một tương quan mới giữa luân lý và kinh tế là điều nền tảng, nhưng cũng có một con đường khác như hiệu qủa của một tương quan khác giữa tư bản và lao động, các hình thức của nền kinh tế xã hội và hợp tác xã, trách nhiệm xã hội của các hãng xưởng kinh doanh, các tương quan kỹ nghệ mới, việc thực thi tốt tình liên đới và phụ đới, mối dây liên lạc với vùng miền, quyền tối thương của lao động, việc lãnh trách nhiệm từ phía tất cả các ”tác nhân”. Sự sống và gia đình, hòa bình và liên đới: đó là các vấn đề của Giáo Hội, của các Kitô hữu, cũng như nền kinh tế và lao động. Chúng ta phải tránh thực thi một thứ Kitô giáo chỉ chú ý tới luân lý, vì như thế là có nguy cơ bị gạt ra bên lề cuộc sống.

Hỏi: Thưa ông, trong định nghĩa của nó phong trào công nhân công giáo đặc trách về công ăn việc làm, về lao động là một chiều kính đang gặp khủng hoảng rõ ràng ngày nay. Làm thế nào để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này?

Đáp: Tái khẳng định, thăng tiến và đề nghị giá trị và trung tâm tính của lao động, của công ăn việc làm là các vấn đề nền tảng đối với phong trào công nhân công giáo. Nó khiến cho chúng tôi coi là chiến thuật việc soạn thảo một chương trình văn hóa, kinh tế và xã hội của một nền nhân bản mới về lao động, dựa trên luân lý của tinh thần trách nhiệm và dấn thân của từng người trong công việc của mình, dựa trên ưu tiên tuyệt đối của sự an ninh, để cho cuộc sống và sức khỏe luôn luôn được bảo vệ qua việc đề phòng và bảo trợ, dựa trên việc thực thi tích cực các quyền hợp đồng và các bảo vệ xã hội đối với các công nhân và các gia đình, dựa trên nền văn hóa sự tham gia của giới công nhân vào hãng xưởng kinh doanh trong đó họ làm việc.

Cần phải có một nền văn hóa tham gia mới, dẫn đưa tới chỗ định nghĩa trong thời gian ngắn hạn một ”quy chế lao động”, được thỏa thuận giữa chủ và thợ; dẫn đưa tới chỗ xây dựng một lộ trình nhân bản hóa lao động trong các bối cảnh và môi trường làm việc khác nhau, và theo đuổi mục tiêu tham vọng là gia tăng công ăn việc làm theo chiến thuật đã được đề ra trong thỏa hiệp Lisboa, khiến cho một hệ thống trợ cấp xã hội có thể chịu đựng được, làm sao để bảo đảm các quyền công dân căn bản.

Hỏi: Nhưng mà thưa ông Chủ tịch Phong trào công nhân công giáo Italia, ai là người có nhiệm vụ đối với các vấn đ đó, đối với vấn đề xã hội đang ch đợi các câu trả lời đc đáo?

Đáp: Từ nhiều năm qua chúng tôi ủng hộ vai trò nòng cốt của các cơ cấu trung gian: hơn bao giờ hết ngày nay chúng ta cần tới việc nắm giữ vai trò mới của các hiệp hội, được gợi hứng từ nền dân chủ xã hội công giáo để tái hồi sinh phẩm chất của hoạt động xã hội và chính trị, để tái xây dựng ”hệ thống các giá trị”, nơi đó việc phát triển đất nước được tháp nhập. Vì thế chúng tôi coi ”Diễn đàn của các người và các hiệp hội” được linh hứng theo tinh thần công giáo trong thế giới lao động như là một người đối thoại định đoạt đối với thế giới công giáo.

Lộ trình các cải tổ cần thiết cho một ”liên minh xã hội” bao gồm các nhà cải cách xác tín. Italia cần có các luật lệ chung sống hợp lý đối với một sự phát triển dân chủ, có trách nhiệm, có tinh thần liên đới, biết đặt để bản vị con người vào trung tâm. Cần củng cố chiều kích ”chúng ta”, xây dựng các căn tính chung, củng cố chiều kích tham gia vào tất cả mọi bình diện. Chúng ta phải tự hỏi phải làm sao để tham gia vào các tiến trình đang hoạt động hiện nay, đặt nền cho một dự án có trật tự với các cải cách cơ cấu. Trong một xã hội bị chia rẽ và rách nát để có thể bay cao, một vài cải cách cơ cấu đòi hỏi phải có một khối xã hội mạnh mẽ để trước hết chúng được định hướng rồi được nâng đỡ hầu đạt đích.

Tư tưởng của chúng tôi đó là để leo dốc lên cao trở lại, cần phải tạo ra bầu khí tin tưởng, bắt đầu một tiến trình hòa giải giúp tái chiếm lại tính cách trung tâm của lao động và vai trò của các cơ cấu trung gian.

(Avvenire 28-11-2009)

Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.