2009-08-17 16:57:38

Lịch sử tương quan giữa Irak và Tòa Thánh


Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Fernando Filoni, Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, tác giả cuốn sách ”Giáo Hội trong vùng đất của tổ phụ Abraham”

Ngày 12-8-2009 Đức Tổng Giám Mục Fernando Filoni Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa thánh đã dành cho báo Quan Sát Viên Roma một cuộc phỏng vấn về cuốn sách tựa đề ”Giáo Hội trong vùng đất của tổ phụ Abraham” ấn bản tiếng Ý năm 2006 và ấn bản tiếng Pháp năm 2009. Cuốn sách kể lại kinh nghiệm sống của Đức Cha khi còn là Sứ Thần Tòa Thánh tại Irak trong các năm từ 2001 đến 2006, và được phát hành nhân dịp kỷ niệm 40 năm liên lạc ngoại giao giữa Irak và Tòa Thánh Vaticăng (1966-2006). Nó dựng lại lịch sử tương quan giữa Irak và Tòa Thánh bắt đầu từ thế kỷ XVI, trong bối cảnh của các sự kiện lịch sử và tôn giáo và giúp hiểu biết thực tại khó khăn, thê thảm hiện nay của Giáo Hội Irak.

Hỏi: Thưa Đức Cha Filoni, sự kiện một vị Sứ Thần Tòa Thánh viết lại lịch sử của Tòa Sứ Thần cũng như sứ mệnh của mình trong một đt nưc đã sống là điều hiếm có. Cuốn sách nói trên của Đc Cha đã nảy sinh như thế nào?

Đáp: Vâng, qúy vị nói đúng. Ít khi có một vị Sứ Thần viết về một đất nước nơi mình đã phục vụ, nhưng tôi tin rằng trong một vài trường hợp nó có thể làm chứng cho việc chia sẻ lịch sử của đất nước ấy, ít nhất trong một giai đoạn nào đó. Và đối với tôi đó là thời gian phục vụ tại Irak. Vị Sứ thần không phải là một quan sát viên bàng quan, nhưng là người bị lôi cuốn vào trong thực tại của đất nước mình phục vụ, như thể là người thuộc đất nước đó vậy. Trong thực tại này vị ấy sống và chia sẻ niềm vui nỗi buồn với đất nước ấy. Qua đó vị ấy bước vào trong cuộc sống của quốc gia và nhất là cuộc sống của Giáo Hội. Và nếu không viết công khai, thì cũng viết vì các lý do riêng tư. Thật vậy các vị Sứ Thần thường viết các bản tường trình về Tòa Thánh và để bầy tỏ sự quan tâm và lòng ưu ái của Đức Thánh Cha đối với một đất nước có liên hệ ngoại giao với Tòa Thánh. Tất cả đều được thu thập hết năm này sang năm khác, và các tài liệu đó trở thành các tài liệu lịch sử. Như trong trường hợp cuốn sách của tôi: người đọc được hướng dẫn hiểu biết Giáo Hội vùng Lưỡng Hà và các biến cố lịch sử qua các tài liệu qúa khứ. Và các tài liệu của văn khố Tòa Sứ Thần trở thành nguồn cung cấp các tin tức qúy báu.

Hỏi: Thưa Đc Cha, điều gì đã thôi thúc Đức Cha cho xuất bản cuốn sách này?
 
Đáp: Hồi đó sắp gần ngày kỷ niệm 40 năm thành lập Tòa Sứ Thần tại Irak, và tôi đã bắt đầu đọc lại các tài liệu trong nhãn quan này. Khi tiếp xúc với các tài liệu trong Tòa Sứ Thần tại thủ đô Baghdad tôi trở thành đam mê, vì nhận thấy rằng ít người biết tới lịch sử ấy. Ngoài ra tôi đã tìm thấy các bản tường trình của hai vị Khâm Sứ Tòa Thánh, nhưng tới một lúc nào đó thì chúng bị đứt quãng. Và thế là tôi quyết định phải đào sâu và tiếp tục.

Thế rồi trong các năm chiến tranh Irak, trong những lúc công việc chậm lại và vì không thể ra khỏi Tòa Sứ Thần, nên tôi đã bắt đầu ghi lại các biến cố. Nghĩa là đã có một loạt các trùng hợp dẫn đưa tôi tới chỗ tái khám phá ra một lịch sử cần được kể lại. Và nếu không làm thì thật là một uổng phí.

Hỏi: Thưa Đc Cha, Đức Cha là vị trưng đoàn ngoại giao duy nhất ở lại trong thủ đô Baghdad trong suốt cuộc chiến và trong 3 năm kế tiếp. Đó có phải là một quyết đnh khó khăn hay không?

Đáp: Đó đã là một sự lựa chọn linh mục, bởi vì nếu mục tử trốn chạy trong các lúc khó khăn, thì đoàn chiên sẽ bị phân tán. Tôi tin rằng đây cũng là một kiểu khích lệ Giáo Hội Irak: thật ra trong thời gian xảy ra chiến tranh mọi Giám Mục đã ở lại trong nhiệm sở của mình, và cũng không có linh mục nào bỏ giáo xứ hay nhà dòng của mình. Chúng tôi đã chia sẻ với nhau tất cả những gì chúng tôi có. Chẳng hạn đại chủng viện vẫn mở cửa và đã trở thành nơi tất cả mọi người, Kitô hữu cũng như tín hữu hồi, tới ngủ ban đêm. Đây cũng là trường hợp của rất nhiều nhà thờ và các phòng ốc của giáo xứ: tất cả đã trở thành nhà ngủ cho dân tá túc, vì người dân sợ không dám ngủ ở nhà riêng của họ, đặc biệt khi nó ở gần các mục tiêu quân sự. Sáng hôm sau thì ai nấy lại trở về nhà mình. Thường khi các tín hữu hồi cũng xin các tín hữu Kitô hát cho họ nghe các bài thánh ca hay mà họ ưa thích.

Ngoài khung cảnh chiến tranh ra, người dân chung sống với nhau, liên đới và qúy mến nhau. Sự chia sẻ này có thể tiếp tục, vì ai phải sống trong những lúc khó khăn, thì duy trì các liên hệ và tình bạn với nhau. Dĩ nhiên chiến tranh đã đảo lộn cuộc sống của mọi khu phố trong thủ đô Baghdad, và cho tới nay đã ném Irak vào trong cảnh hỗn loạn và bạo lực.

Hỏi: Đức Cha giải thích làn sóng Kitô di cư ra nước ngoài sinh sống như thế nào? Người ta có muốn tiêu diệt sự hiện diện của Kitô hữu tại Irak hay không?

Đáp: Làn sóng Kitô hữu di cư không phải là là chuyện ngày nay. Trong sách tôi đã nhắc tới ba cuộc khủng hoảng lớn mà Kitô hữu đã trải qua. Cuộc khủng hoảng thứ nhất xảy ra hồi đế quốc Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ sụp đổ, sau thế chiến thứ I, làm nảy sinh ra các cuộc bách hại và tàn sát hàng chục ngàn Kitô hữu Armeni, Caldei, Công Giáo Siri, Chính thống và Assiri. Cuộc khủng hoảng chính trị thứ hai xảy ra giữa Chính quyền trung ương và cuộc nổi loạn của người Kurde trong thập niêm 1960, khi các Kitô hữu miền bắc Irak di cư về thủ đô vì sự phát triển kinh tế tại đây cống hiến công ăn việc làm và sự thịnh vượng cho họ. Sự kiện này khiến cho cộng đoàn Baghdad trở thành cộng đoàn Kitô đông nhất nước. Cuộc di cư thứ ba đã xảy ra trong hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất đã phát triển trong các cuộc chiến với Iran và Kuweit do đảng cầm quyền Ba'ath của Irak và do các cấm vận kinh tế áp đặt trên Irak gây ra. Giai đoạn thứ hai nảy sinh từ các hậu qủa chiến tranh Anh Mỹ gây ra: nhiều Kitô hữu bị lôi cuốn bởi ước muốn hòa bình, bởi cuộc sống sung túc Tây Âu và bị thúc đẩy bởi các bất ổn, nên họ quyết định di cư ra nước ngoài sinh sống.

Hỏi: Như thế thì tình hình hiện nay ra sao thưa Đức Cha?

Đáp: Tình hình Irak hiện nay tiếp tục khó khăn. Bên cạnh các vụ khủng bố ám sát liên tục, còn có cảnh thiếu điện nước, trong khi độ nóng của mùa hè lắm lúc lên tới 50 độ C. Không phải ai cũng có máy lạnh trong nhà và có khả năng mua dầu thô đã tăng giá kinh khủng. Thế rồi còn xảy ra cảnh kiếm việc rất khó khăn, các trường ốc không thích hợp, sự chung sống khó khăn giữa các sắc dân, các nhóm chính trị và tôn giáo, nhất là cảnh thiếu an ninh. Khi ra khỏi nhà người ta không biết có trở lại nhà hay không. Luôn luôn có nguy cơ bom nổ. Ai có con cái đều tự hỏi mình có thể cống hiến cho chúng viễn tượng tương lai nào đây. Dĩ nhiên đó là vấn nạn dễ hiểu thôi. Nhưng mà nghĩ như thế có đúng không? Một Kitô hữu thì cũng phải nghĩ tới giá trị nguồn gốc của mình nữa và có thật sự muốn sự hiện diện của Kitô hữu biến mất khỏi Irak hay không? Trong qúa khứ các Kitô hữu đã đóng góp một cách rất qúy báu cho sự phát triển của đất nước.

Giờ đây lại không phải là lúc dành nhiều chỗ hơn cho niềm hy vọng và đừng để cho sự sợ hãi thắng thế hay sao? Tôi nghĩ đây là lúc phải dành nhiều chỗ hơn cho niềm hy vọng. Nếu nó đã mất, thì chắc chắn là sự hiện diện của Kitô hữu tại Irak cũng sẽ chấm dứt trong một thời gian ngắn. Và điều này sẽ không có lợi cho ai cả. Chúng ta phải có bổn phận trợ giúp các Kitô hữu Irak tìm lại sự lạc quan, và cống hiến cho họ một niềm hy vọng. Nếu đánh mất đi ý thức về nguồn gốc của mình, thì sự lạc quan can đảm và lành mạnh cũng biết mất, sợ hãi và âu lo sẽ thắng thế.

Nếu cộng đoàn Kitô Irak di cư, thì chỉ trong vòng một thời gian ngắn họ sẽ đánh mất tiếng nói, nền văn hóa và căn tính, và sẽ mất đi một cách vĩnh viễn. Và đây sẽ là một thiệt hại văn hóa và tôn giáo không thể đo lường được. Cuốn sách của tôi đề cao sự can đảm, mà biết bao nhiêu thế hệ đã có, khi sống trong vùng Lưỡng Hà này, mặc dù đã phải chịu đựng biết bao nhiêu là bách hại và khó khăn. Đây là điều không nên quên cũng không được giảm thiểu. Các Kitô hữu, cộng đoàn bắt nguồn từ vùng đất này, có quyền sống và được tôn trọng trong phẩm giá của họ. Các chính quyền phải làm mọi sự có thể để họ là một phần toàn vẹn được tôn trọng và lôi cuốn vào trong cuộc sống của đất nước cả khi họ là một thiểu số.
 
Hỏi: Tòa Thánh đang làm gì đ cho điu này được hiện thực? Có các dấu hiệu nào cho thấy sự sẵn sàng từ phía chính quyền Irak hay không thưa Đức Cha?
 
Đáp: Đương nhiên là Tòa Thánh đóng góp phần mình liên quan tới viễn tượng trong đó các Kitô hữu được mời gọi sống. Và các Giám mục Irak cũng hoạt động tốt trong chiều hướng này. Tôi biết là Đức Thượng Phụ Candei, Đức Hồng Y Emmanuel Delly và các Giám Mục đã có các cuộc gặp gỡ và khích lệ các giới chức chính quyền và tôn giáo, để cho sự hiện diện của Kitô hữu là một trong các khía cạnh nền tảng của đường lối chính trị Irak. Tôi không nghi ngờ rằng trên nguyên tắc chính quyền bầy tỏ thiện chí và có ý tôn trọng các Kitô hữu, nhưng điều này phải được diễn tả ra bằng các sự kiện cụ thể. Trong các ngày này đã có một tin tích cực: đó là việc trả lại một vài trường học thuộc các dòng tu Kitô bị quốc hữu hóa hồi cuối thập niên 1960. Cả ngày nay nữa có nhiều tín hữu hồi vẫn còn biết ơn vì nền giáo dục họ đã nhận được trong các trường Kitô. Xem ra đó là một dấu hiệu giúp hy vọng và điễn tả sự qúy trọng đối với phần đóng góp mà các Kitô hữu có thể đem lại cho tương lai của quốc gia Irak.

Hỏi: Thưa Đc Cha Filoni, Đc Cha thường viết trong sách rằng qúa khứ giúp hiểu hiện tại, và Đc Cha đã nhắc tới biết bao nhiêu người của Giáo Hội đa s là ngưi Pháp, đã trợ giúp công tác rao truyền Tin Mừng tại Irak. Có đúng vậy không?

Đáp: Giáo phận Babilonia của Giáo Hội Latinh đã nảy sinh năm 1632, trong bối cảnh liên lạc giữa vua Abbas và Đức Giáo Hoàng Clemente VIII. Vì là một giáo phận mới, cần phải trợ giúp trên bình diện kinh tế, Đức Giáo Hoàng chấp nhận sự trợ giúp của một phụ nữ giầu có người Pháp thời Richelieu. Và năm 1638 Đức Giáo Hoàng Urbano VIII công bố tự sắc ”Super Universas” gắn liền giáo phận Baghdad với nước Pháp, và chấp nhận rằng trong tương lai tất cả mọi Giám Mục cai quản giáo phận này là người Pháp. Ý hướng của Đức Giáo Hoàng là để cho giáo phận mới thành lập được nước Pháp trợ giúp, nhưng Richelieu nhìn vấn đề dưới khía cạnh ảnh hưởng chính trị. Với sự hiện diện của các Giám Mục và linh mục thừa sai nước Pháp trải dài sự bảo hộ của họ trên các Kitô hữu, thường là nạn nhân của giới cầm quyền không ngần ngại áp bức họ. Nhưng các tín hữu Kitô cũng nhận được các trợ giúp kinh tế, đặc biệt là hồi thế kỷ thứ XVIII, khi nước Pháp mở mang các trường học trong các làng Kitô. Sự hiện diện này giúp hiểu các xung đột giữa Pháp và Anh quốc, khi Irak trở thành đất bảo hộ của người Anh hồi năm 1920.

Hỏi: Trong thời gian sống tại Baghdad Đức Cha nhớ điều gì nhất?

Đáp: Như tôi đã nói trên đây. Khi sống và chia sẻ các kinh nghiệm và các tình hình thê thảm của dân nước Irak tôi cảm thấy mình là người Irak với anh chị em Irak, là thành phần của cộng đoàn địa phương, nơi tôi cũng đã được qúy mến.

Tôi còn nhớ chiều Chúa Nhật 29 tháng Giêng năm 2006, khi có một xe bom nổ gần Tòa Sứ Thần, người đầu tiên tới bảo đảm với tôi sáng mai Tòa Sứ Thần đẽ được sữa chữa là một tín hữu hồi. Ông ta nói: ”Tôi làm điều này vì thấy Đức Sứ Thần đã chia sẻ với chúng tôi mọi khổ đau khốn khó, vì thế tôi muốn chứng tỏ cho thấy một dấu chỉ sự qúy mến đối với sự hiện diện của ngài giữa chúng tôi”. Và ngày hôm sau ông ta đến với 30 người thợ để sữa chữa các hư hại. Tôi cảm thấy mình là thành phần của cộng đoàn Irak và hằng ngày tôi vẫn cầu nguyện cho cho nhân dân và Giáo Hội Irak.

Hỏi: Như thế là Đức Cha cảm thấy mình là ngưi Irak? Đc Cha có thái đ nào đối với các nền văn hóa c xưa trong nước Irak hồi giáo?
 
Đáp: Chắc chắn rồi, và vì nhiều lý do khác nữa. Khi biết một chút về các nền văn hóa lưỡng hà, babilonia, assiria, akkadic vv... thì người ta khám phá ra một vẻ đẹp không thể so sánh nổi. Nếu đã không có vua Hammurabi thì chúng ta đã không có luật. Tại Irak nền văn hóa hồi là nền văn hóa thống trị, nhưng không thiếu ước muốn hiểu biết các nền văn hóa có trước và bảo vệ các nền văn hóa ấy, cả khi còn có rất nhiều điều phải làm, đặc biệt liên quan tới các khu vực khảo cổ. Tân chính quyền Irak đã ý thức được điều này, và họ được các tổ chức quốc tế và nhiều nước yểm trợ. Tôi nghĩ khi nào hệ thống giáo dục Irak có thể hoạt động đều đặn, thì Irak có thể làm được nhiều chuyện với nhân lực của mình. Tương lai nằm trong tay người Irak.
 
Hỏi: Thưa Đức Cha Filoni, trong thủ đô Baghdad có khoảng 15 Giáo Hội Kitô, tương quan giữa các Giáo Hội Kitô ấy như thế nào?

Đáp: Đa số các Kitô hữu tại Irak là tín hữu công giáo và chính thống. Các tương quan của họ tốt đẹp. Giáo Hội Công Giáo thì gồm các anh chị em Candei, Siri, Armeni, Latinh và Melkít. Phía chính thống thì gồm các anh chị em Siri, Hy lạp, và Armeni. Trong khi Giáo Hội Assiri thì chia thành hai cộng đoàn: một cộng đoàn do Đức Thượng Phụ Mar Addai sống tại Baghdad hướng dẫn, cộng đoàn kia do Đức Thượng Phụ Mar Dinkha IV sống bên Hoa Kỳ hướng dẫn. Nhưng cũng có các cộng đoàn tin lành nhỏ và một vài giáo phái Kitô.

Hỏi: Thế còn có các tôn giáo nào khác không thưa Đức Cha?

Đáp: Có các cộng đoàn Mandei môn đệ của Thánh Giaon Tẩy Giả, và cộng đoàn Yazidi là một loại hỗn hợp tôn giáo. Còn có nhóm tín hữu Do thái bị đuổi khỏi Irak trong thời chiến tranh A rập Israel. Họ sống trong vùng bắc Medopotamia và đã để lại cho các tín hữu Kitô và hồi giáo nhiều nơi thánh như: mộ của ngôn sứ Edekiel trong vùng Babilonia, mộ của ngôn sứ Nakhum tại Alqosh, mộ của ngôn sứ Giona tại Ninive. Sau cùng là thành phố Ur, quê hương của tổ phụ Abraham, là nơi Thiên Chúa đã mạc khải cho tổ phụ biết Ngài là Thiên Chúa duy nhất và mời gọi tổ phụ theo Ngài. Đây là nơi qúy báu đối với tất cả mọi tín hữu Do thái cũng như Kitô và Hồi giáo.

(SD 12-8-2009)

Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.