2009-07-12 16:57:13

Kinh Truyền tin chúa nhựt 12-7-09


Hôm thứ ba tuần trước, Tòa thánh đã mở cuộc họp báo để giới thiệu thông điệp thứ ba của đc Bênêđictô XVI ta đề “Caritas in veritate” (bác ái trong chân lý, hay tình yêu trong sự thật), ký vào ngày 29/6. Việc chọn lựa ngày công bố không phải là ngẫu nhiên, nhưng đã đưc tính toán, đó là vào ngày hôm trước khi khai mạc cuộc họp thưng đỉnh của các nguyên thủy thuộc tám quốc gia công nghệ đng hàng đầu thế giới, để trình bày cho các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế biết quan điểm của Giáo hội về sự phát triển. Nhân buổi tiếp kiến hàng tuần hôm thứ tư, đc thánh cha đã trình bày những nét chính của thông điệp và hôm qua, ngài trở lại đ tài đó trong bài huấn dụ trưc khi đọc kinh Truyền tin. Một điều được nêu bật là sự phát triển con người cần phải lưu ý đến chân lý toàn diện về con người, đó là một nhân vị có hồn có xác cũng như mang chiều kích siêu việt. Một sự phát triển thuần tuý kỹ thuật không đếm xiả gì đến khía cạnh luân lý đo đức sẽ dẫn đến sự tiêu diệt nhân loại. Sau khi ban phép lành Toà Thánh, đc Bênêđictô XVI đã thêm đôi lời kêu gọi các phe phái ởớc Honduras hãy gặp gỡ đối thoại để tìm ra một giải pháp tốt đẹp cho xứ sở. Ngài cũng loan báo rằng kể từ thứ hai hôm nay, ngài sẽ lên đưng đi nghỉ trên Valle D’Aosta (miền Tây Bắc nướci Ý, giáp ranh giới nưc Pháp) và sau đó sẽ trở về Castel Gandolfo, Như vậy là trong gần 3 tháng sắp tới, buổi đọc kinh Truyền tin trưa chúa nhựt sẽ không diễn ra tại quảng trường thánh Phêrô nữa. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
 
Anh chị em thân mến

Trong những ngày vừa qua, moị người đều dồn chú ý vào cuộc họp G-8 tại L’Aquila, một thành phố bị thử thách vì nạn động đất. Các vấn đề được đem ra bàn thảo đều là những chuyện khẩn trương và đôi khi bi thảm. Trên thế giới có nhiều sự chênh lệch xã hội và những cơ cấu bất công không thể nào chấp nhận được, và đòi hỏi, ngoài những can thiệp tức thời, một chiến lược được phối hợp để tìm ra những giải pháp bền bỉ cho toàn điạ cầu. Trong cuộc họp thượng đỉnh, các Quốc trưởng và các lãnh đạo chính phủ của khối G8 đã nhấn mạnh dến sự cần thiết phải đạt được những thỏa thuận chung nhằm bảo đảm cho nhân loại một tương lai tốt đẹp hơn. Tuy Giáo hội không nắm trong tay những biện pháp kỹ thuật để cống hiến, nhưng nhờ từng trải về nhân đạo, Giáo hội có thể cung cấp cho hết mọi người giáo huấn của Kinh Thánh liên quan đến chân lý về con người và loan báo Tin mừng của Tình thương và công lý. Hôm thứ tư vừa rồi, trong buổi tiếp kiến chung, khi bình giải thông điệp Caritas in Veritate được phát hành vào ngày hôm trước khi họp G8, tôi có nói rằng “cần thảo ra một dự án kinh tế mới, quy hoạch lại các sự phát triển một cách toàn diện, dựa trên nền tảng luân lý về trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa và về con người như là thọ tạo của Chúa”. Lý do bởi vì – như tôi đã viết trong thông điệp – “trong một xã hội đang trên đường toàn cầu hóa, thiện ích chung và sự dấn thân tiến tới ích chung không thể nào không bao gồm tất cả mọi chiều kích của toàn thể gia đình nhân loại” (số 7).

Vị đại giáo hoàng Phaolô VI, trong thông điệp Populorum progressio đã nhận ra và đã vạch cho thấy chiều kích hoàn vũ của vấn đề xã hội. Dõi theo hướng đi ấy, tôi cũng cảm thấy sự cần thiết phải bàn về vấn đề này trong thông điệp Caritas in veritate , một vấn đề mà vào thời nay trở thành “vấn đề nhân sinh”, theo nghĩa là nó bao hàm quan niệm về con người càng ngày càng được các kỹ thuật tân tiến đặt trong bàn tay của con người (xc. Số 75). Các giải pháp cho những vấn đề hiện tại của nhân loại không thể nào chỉ mang tính cách thuần tuý kỹ thuật, nhưng đòi hỏi phải quan tâm đến hết mọi yêu sách của nhân vị, có linh hồn và thân xác, và phải quan tâm đến Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa. Thực vậy, người ta có thể hình dung ra những quang cảnh kinh hoàng cho tương lai nhân loại khi lấy kỹ thuật làm tiêu chuẩn tuyệt đối, và dẫn đến những áp dụng trái ngược với sự sống. Những hành vi nào không tôn trọng phẩm giả chân chính của nhân vị, kể cả khi xem ra được tình yêu thúc đẩy, nhưng trên thực tế, là hệ quả của một quan niệm duy vật và duy cơ về sự sống con người, và thu gọn tình yêu mà thiếu chân lý thành một cái hố trống rỗng cần lấp đầy cách võ đoán” (xc. Số 6), và như thế có thể mang theo nhiều hiệu quả tiêu cực cho sự phát triển toàn diện con người.

Cho dù tình hình hiện tại của thế giới phúc tạp đến mấy đi nữa, Giáo hội vẫn nhìn về tương lai với niềm hy vọng, và nhắc nhở các Kitô hữu rằng “việc loan báo Chúa Kitô là yếu tố phát triển hàng đầu và trọng yếu”. Trong Lời nguyện Thánh lễ hôm nay phụng vụ mời gọi chúng ta hãy cầu nguyện như sau: “Lạy Cha, xin ban cho chúng con không lấy điều gì quý báu hơn là Người Con của Cha, là Đấng đã mặc khải cho thế gian biết mầu nhiệm của tình yêu của Cha và về phẩm giá đích thực của con người”. Xin Đức Trinh nữ Maria cầu cho chúng ta được tiến trên đường phát triển với tất cả trái tim và đầu óc của chúng ta, nghĩa là “với nhiệt tâm của bác ái và sự khôn ngoan của chân lý” (xc. Số 8).

Bình Hòa







All the contents on this site are copyrighted ©.