2009-06-09 17:49:23

Năm Linh Mục


Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Mauro Piacenza, Tổng thư ký Bộ Giáo Sĩ về Năm Linh Mục

Chiều ngày 19 tháng 6 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ chủ sự buổi hát Kinh Chiều trọng thể trong đền thờ thánh Phêrô để khai mạc Năm Linh Mục. Năm Linh Mục sẽ được Giáo Hội cử hành trên toàn thế giới cho tới ngày 19 tháng 6 năm tới 2010. Trong thư gửi các Linh Mục toàn thế giới nhân Năm Linh Mục Đức Hồng Y Claudio Hummes, Tổng trưởng Bộ Giáo Sĩ nói: ”Các Linh Mục quan trọng không phải chỉ vì công việc làm của các vị, mà cũng quan trọng vì con người của các vị nữa. Và dân Chúa muốn trông thấy các Linh Mục hạnh phúc, thánh thiện và tươi vui trong công tác tông đồ”.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Mauro Piacenza, Tổng thư ký Bộ Giáo Sĩ, về Năm Linh Mục.

Hỏi: Thưa Đc Cha đâu là các mc tiêu mà Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhắm tới khi tuyên bố Năm Linh Mục?

Đáp: Chúng ta đều biết Đức Thánh Cha đặc biệt chú ý đến cuộc sống, nền tu đức, việc thánh hóa và sứ mệnh của các Linh Mục. Trong phiên họp khoáng đại của Bộ Giáo Sĩ Năm Linh Mục đã được loan báo với một đề tựa khá tổng hợp là ”Căn cước truyền giáo của linh mục trong Giáo Hội, chiều kích nội tại của việc thi hành ba bổn phận của linh mục”. Chính vì thế phải cấp thiết trung thành nhắc lại cho các linh mục cũng như cho dân Chúa biết sự cao đẹp, tầm quan trọng, và sự cần thiết của chức thừa tác linh mục trong Giáo Hội đối với ơn cứu rỗi của các linh hồn. Đó là lý do tại sao Đức Thánh Cha đã muốn có một năm để giúp mọi thành phần Giáo Hội đào sâu và tái khám phá ra chức linh mục công giáo, cùng cầu nguyện với và cho các linh mục. Đây là thiện ích đối với sứ mệnh của Giáo Hội vì nó gắn liền với căn cước và hoạt động của hàng giáo sĩ. Sứ mệnh của Giáo Hội được diễn tả ra trong chức thừa tác thánh, và được chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính: đó là tính cách tông truyền. Săn sóc sự thánh thiện của hàng giáo sĩ, đặc tính và sự toàn vẹn trong chức thừa tác của các vị có nghĩa là lo lắng cho toàn công trình rao giảng Tin Mừng. Đã đến lúc tất cả chúng ta phải ý thức được điều này. Ngoài ra sẽ chỉ có các giáo dân tốt và các giám mục tốt, khi có các linh mục tốt. Đó là lý do giải thích tại sao tất cả chúng ta đều được lôi cuốn tham dự vào việc cử hành Năm Linh Mục.

Hỏi: Như thế chúng ta có thể coi Năm Linh Mc như là năm kéo dài Năm Thánh Phaolô, có đúng th không thưa Đức Cha?

Đáp: Vâng, đúng vậy. Giáo Hội luôn sống sự liên tục trong bất cứ lãnh vực nào. Năm Thánh Phaolô sẽ kết thúc vào ngày 29 tháng 6 này và chuyển qua Năm Linh Mục, sẽ được Đức Thánh Cha khai mạc trong buổi hát kinh chiều trọng thể ngay ngày 19 tháng 6, trong một lộ trình quan phòng mang dấu vết của sự tiếp tục và đào sâu một trong các điều cấp thiết nhất của thời đại ngày nay: đó là sứ mệnh và việc tái truyền giảng Tin Mừng. Trong dịp kỷ niệm 150 năm sinh nhật thánh Gioan Vianney, Cha Sở họ Ars, Giáo Hội quây quần chung quanh các Linh Mục của mình để tái khám phá ra sự hiện diện phong phú và để nói lên nhiệm vụ nòng cốt và bản thể khác biệt của các Linh Mục bên trong sứ mệnh chung của Giáo Hội liên quan tới mọi tín hữu đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Sức mạnh của việc truyền giáo chỉ nảy sinh từ một con tim được canh tân bởi việc gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh, như đã xảy ra cho thánh Phaolô. Đó là một cuộc gặp gỡ, trong đó Chúa Giêsu không chỉ được hiểu biết một cách hăng say hay chỉ được tiếp nhận trên bình diện trí thức, mà thực sự được kinh nghiệm như là câu trả lời không thể thấy trước được và hấp đẫn ngoại thường, mà Thiên Chúa Cha đáp trả cho tất cả mọi chờ mong của trái tim con người tuy bị thương tích, nhưng nhận ra sự hiện diện trong nhân tính và thiên tinh của Đấng Cứu Thế. Nó là câu trả lời thích hợp duy nhất cho nhu cầu nhiệm mầu vô biên được cứu rỗi của con người. Con tim của thánh Phaolô bị vẻ đẹp của Chúa Kitô gây thương tích, con tim của các thánh mục tử phải luôn đập nhịp trong mọi trái tim linh mục.

Hỏi: Thưa Đc Cha Piacenza, đâu là hình ảnh linh mục mà Đc Thánh Cha đề nghị với con ngưi ngày nay trong Năm Linh Mục này?

Đáp: Đó là hình ảnh linh mục muôn thuở mà Giáo Hội và giáo huấn tinh tuyền của Giáo Hội đã luôn luôn đề nghị, và chúng ta tìm thấy tổng hơp tuyệt diệu trong gương mặt của Chúa Chiên Lành như kể trong Phúc âm. Dĩ nhiên trong thời đại chúng ta ngày nay, với các khác biệt giữa thế giới tây phương bị tục hóa và duy tương đối và các phần khác của thế giới, trong đó ý thức về sự thánh thiêng vẫn còn mạnh mẽ, chắc chắn có các căng thẳng gặm nhấm chức thừa tác linh mục, vì thế nó rất cần được sửa chữa với sự trợ giúp của Năm Linh Mục. Chẳng hạn tôi nghĩ tới cám dỗ duy hoạt động, khiến cho nhiều linh mục tuy rất quảng đại, nhưng có nguy cơ đánh mất đi chính ơn gọi của mình hay sự hữu hiệu của công tác tông đồ, nếu các vị không sống ổn định trong tương quan sống động với Chúa Kitô. Tương quan này được dưỡng nuôi bằng lời cầu nguyện, bằng sự thinh lặng suy tư, bằng việc đọc hiểu Kinh Thánh và áp dụng vào cuộc sống, và nhất là bằng việc sốt sắng cử hành thánh lễ mỗi ngày, cũng như thờ lậy Chúa Giêsu Thánh Thể. Trong buổi nói chuyện ngày 16 tháng 3 năm nay chính Đức Thánh Cha đã nhắc nhở cho các linh mục biết rằng không ai loan báo hay mang chính mình - nhưng bên trong và qua bản tính nhân loại của mình - mỗi một linh mục phải ý thức mình mang một người khác, tức là chính Thiên Chúa đến cho thế giới. Thiên Chúa là sự giầu có duy nhất mà con người ước mong tìm thấy nơi một linh mục. Vì thế chính từ sự tràn đầy của cái có bên trong, của điều mà chúng ta thu nhận được trong lời cầu nguyện, có thể trào ra trong một hoạt động không còn là khuynh hướng duy hoạt động nữa, mà một hoạt động thực sự xây dựng và lôi cuốn người khác.

Hỏi: Trong thế giới ngày càng bị tục hóa và duy cá nhân chủ nghĩa ngày nay, làm sao vị linh mục có thể trở thành dấu chỉ của mâu thuẫn đưc, thưa Đức Cha?

Đáp: Bằng cách là chứng nhân của Đấng Tuyệt Đối, giữa tất cả những gì mau qua này. Ngày nay cái mâu thuẫn đích thật đó là không phải kiếm tìm các điều độc đáo hời hợt, khơi dậy sự chú ý ngắn ngủi mau qua, như có lẽ đã xảy ra trong nhiều giai đoạn qua khứ.

Do đó theo tôi thì cần phải loại trừ các thái độ mị dân và thói bắt chước tinh thần của thế gian này đi. Chúng ta hãy nhìn các linh mục thánh thiện như Gioan Vianney, Don Bosco, Maximiliano Kolbe, cha Pio Pietrelcina để bắt chước các ngài. Rất may là có rất nhiều linh mục thánh thiện, mỗi vị mỗi vẻ, rất khác biệt nhau như là người, và có lịch sử khác nhau, nhưng tất cả đều hiệp nhất một cách ngoại thường trong tình yêu và chứng tá cho Chúa Kitô và trở thành các dấu chỉ của sự mâu thuẫn một cách thật là ngôn sứ. Chúng ta không thể là dấu chỉ, nếu chúng ta im lặng không nói về Chúa Kitô, nếu chúng ta san bằng chức thừa tác, nếu chúng ta nghĩ rằng ơn cứu độ chỉ là điều nội tại. Trái lại phải chỉ cho mọi người thấy trời với các lời nói và cuộc sống.

Hỏi: Thưa Đc Cha Năm Linh Mục này sẽ được sống như thế nào?

Đáp: Năm Linh Mục không phải chỉ là năm dành cho các linh mục, mà dành cho toàn thể Giáo Hội. Dưới ánh sáng của sứ mệnh truyền giáo, mọi thành phần Giáo Hội phải cảm thấy mình được mời gọi khám phá ra ơn cao cả, mà Chúa đã muốn để lại cho mình với chức Linh Mục. Còn hơn thế nữa, mọi giáo dân đều phải ý thức rằng với ơn linh mục Chúa Giêsu đã để lại cho họ sự hiện diện tươi mát của Chúa Kitô: không phải một kỷ niệm, mà sự hiện diện thực sự của Ngài. Chúng ta hãy nghĩ tới bí tích Hòa Giải, bí tích Thánh Thể, tới việc giảng dậy vv... Chính trong viễn tượng đó mà đề tài Đức Thánh Cha lựa chọn cho Năm Linh Mục cũng rất là ý nghĩa: ”Sự trung thành của Chúa Kitô, sự trung thành của linh mục”, để ám chỉ quyền tối thượng tuyệt đối của ơn thánh, như thánh Gioan nhắc nhở cho chúng ta biết: ”Chúng ta yêu thương bởi vì Ngài đã yêu thương chúng ta trước” (1 Ga 4,19). Đồng thời cũng để nhấn mạnh trên sự gắn bó tự do của tình yêu thương đó: trong thời gian thì tình yêu thương đó gọi là ”lòng trung thành”. Như thế đây không phải là một biến cố ngoạn mục bề ngoài, nhưng là việc canh tân bên trong, giúp khám phá ra căn cước tươi vui và riêng tư của chúng ta, giúp khám phá ra tình huynh đệ trong chức linh mục và trong giáo phận, cũng như tương quan bí tích với giám mục của mình và tính cách hôn phu với các tín hữu và với cộng đoàn.

Hỏi: Năm Linh Mục cống hiến cho Giáo Hội những hoa trái nào thưa Đức Cha?

Đáp: Đĩ nhiên là các hoa trái mà Thiên Chúa muốn. Trước hết Năm Linh Mục cho chúng ta dịp tốt bầy tỏ sự kinh ngạc của chúng ta đối với công việc Chúa làm là thành lập bí tích Thánh Thể và chức Linh Mục thừa tác gắn liền Thánh Thể là tột định và suối nguồn cuộc sống của toàn Giáo Hội. Như thế Năm Linh Mục là năm khám phá ra vẻ đẹp và tầm quan trọng của chức linh mục và các chức thánh khác, bằng cách gia tăng ý thức của toàn dân Chúa, các người sống đời thánh hiến, các gia đình kitô, các người đau yếu và nhất là người trẻ, là những người nhậy cảm đối với các lý tưởng cao đẹp và giúp tất cả sống lòng tin hăng say và trung thành với Chúa. Trong huấn từ loan báo Năm Linh Mục Đức Thánh Cha nhẳc lại cho chúng ta biết rằng ”phải cấp thiết tái chiếm được ý thức thúc đẩy các linh mục hiện diện, có thể nhận diện và nhận biết vì phán xử lòng tin, cũng như vì các nhân đức cá nhân và tu phục của các vị, trong các môi trường văn hóa và bác ái, đà luôn luôn là trọng tâm sứ mệnh của Giáo Hội. Như thế Năm Linh Mục cũng giúp chúng ta khẩn nài Cháu Thánh Thần ban cho các hoa trái của sự hiện diện hữu hình này.

Hỏi: Thưa Đức Cha tại sao trong Năm Linh Mục này Giáo Hội lại cho phát thành cuốn ”Cảm nang” cho các cha giải tội và các cha linh hướng?

Đáp: Các báo cáo từ nhiều nơi cho thấy từ vài thập niên qua bí tích Giải Tội gặp khủng hoảng nghiêm trọng, ít nhất là trên bình diện con số người đi xưng tội. Rồi càng ngày xem ra càng có nhiều người không biết phân biệt lành dữ thiện ác, sự thật và dối trá, tội lỗi và nhân đức là gì nữa. Hậu qủa là người ta không muốn lãnh bí tích hòa giải nữa. Nếu chúng ta không có ý thức về tội lỗi thì dĩ nhiên là không muốn xưng tội và hòa giải, và khi đó chúng ta lẫn lộn bí tích hòa giải với chiếc giường trong phòng mạch của một bác sĩ tâm lý hay bác sĩ tâm thần. Thế rồi tại nhiều quốc gia cũng có các hiểu lầm về hoạt động mục vụ, nên khó mà tìm ra một linh mục sẵn sàng lắng nghe và ngồi hàng giờ để giải tội cho tín hữu. Vì thế cuốn ”Cẩm nang” cho các cha giải tội và các cha linh hướng muốn giúp chúng ta tất cả - vị linh mục giải tội cũng như hối nhân - tái khám phá ra vẻ đẹp của việc cử hành bí tích Hòa Giải, là bí tích đang kêu to lên cho chúng ta biết lòng xót thương của Thiên Chúa. Đặc biệt nó giúp chúng ta hiểu mối dây liên kết chức Linh Mục thừa tác với lệnh truyền của Chúa Kitô: ”Các con hãy nhận lấy Thánh Thần. Các con tha tội cho ai người ấy sẽ được tha tội, các con cầm buộc ai người ấy sẽ bị cầm buộc” (x. Ga 20,19.23). Nghĩa là cẩm nang giúp chúng ta hiểu biết và hăng say tiến tới với bí tích Hòa Giải.

Hỏi: Thưa Đc Cha đây là Năm Linh Mục chứ không phải là Năm Ơn Gi. Nhưng mà Năm Linh Mc có đặc biệt trợ giúp gia tăng ơn gọi chủng sinh linh mục hay không?

Đáp: Tôi tin rằng mục vụ ơn gọi là một mục vụ toàn diện, vì trong các giáo xứ càng có sự hăng say hơn, thì lại càng có các nhóm người trẻ sinh hoạt hơn; và dĩ nhiên các sinh hoạt đó giúp người trẻ lắng nghe tiếng Chúa gọi và lôi kéo họ. Do đó càng trông thấy các linh mục tươi vui hăng say xác tín hơn, thì người trẻ lại càng dễ có cảm tình với chức linh mục hơn. Và chính bí tích Hòa Giải và việc hướng dẫn linh hướng giúp bước đi theo chương trình của Thiên Chúa, là những dụng cụ hữu hiệu giáo dục lương tâm biết lắng nghe tiếng Chúa, là Đấng luôn luôn mời gọi con cái Ngài. Ngày nay số các chủng sinh trên thế giới gia tăng... Dĩ nhiên ở Âu châu cũng có, nhưng ít hơn. Các Ngày Quốc Tế Giới Trẻ luôn luôn ghi dấu ơn gọi gia tăng. Thời đại chúng ta đang sống là thời đại của sự triệt để luôn hấp dẫn đối với người trẻ. Do đó trong Năm Linh Mục này, chính vì các môi trường khó khăn nên lại càng phải gióng to lên hơn nữa tiếng gọi này. Như Đức Thánh Cha đã nói: ”Ý thức về các thay đổi tận gốc rễ xảy ra trong xã hội trong các thập niên qua phải huy động được các năng lực tốt đẹp nhất của Giáo Hội để săn sóc việc đào tạo các ứng viên cho chức thừa tác. Sứ mệnh truyền giáo đặc biệt đâm rễ sâu trong việc đào tạo tốt, được phát triển trong sự hiệp thông với truyền thống không ngưng nghỉ của Giáo Hội, không cắt xén cũng không gián đoạn. Trong nghĩa đó thật là điều quan trọng giúp các linh mục và giới trẻ tiếp nhận một cách đúng đắn các văn bản của Công Đồng Chung Vaticăng II, được giải thích dưới ánh sáng của toàn hành trang giáo lý của Giáo Hội. Chúng ta phải thắp sáng trở lại ba ngọn đèn pha và đào tạo tín hữu dưới ánh sáng cả ngọn pha đó là Bí Tích Thánh Thể, Đức Trinh Nữ Vô Nhiệm Nguyên Tôi, Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội”. Đó là các điểm thu hút tích tụ. Dĩ nhiên là phải trình bầy chúng với tất cả sức hấp dẫn nữa.

(RG 2-6-2009)

Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.