2009-05-23 10:12:21

HÀNH TRÌNH ƠN GỌI LINH MỤC


Ngày 6-9-1998, tại trụ sở Hội Thừa Sai Paris, diễn ra ”nghi thức sai đi” cho ba tân Linh Mục của Hội. Đó là quý Cha: Olivier Prodhomme, Francois-Xavier Demont và Olivier Schmitthaeusler. Cả ba vị là người Pháp. Một được gởi đi Thái Lan và hai đi Cămbốt. Xin nhường lời cho Cha Olivier Schmitthaeusler kể lại con đường ơn gọi.

Ngay từ lúc lên 7, tôi đã bắt đầu nghĩ đến ơn gọi Linh Mục. Sau khi đậu tú tài, tôi gia nhập đại chủng viện tại Strasbourg với ý muốn trở thành Linh Mục giáo phận. Trong thời gian ở đại chủng viện, tôi xin đi thực tập 2 năm nơi một đất nước xa xôi, với tư cách thiện nguyện. Tôi muốn dành hai năm làm quen với nếp sống nơi miền truyền giáo, đồng thời thoát ra khỏi khung cảnh hạn hẹp của gia đình và xứ sở. Ban đầu, tôi muốn làm việc nơi một xứ nghèo thuộc lục địa Phi Châu. Nhưng vì, tôi trải qua hai tháng ở Thái Lan và vì có ít thiện nguyện viên cho lục địa Á Châu, nên người ta đề nghị tôi sang làm việc tại Nhật Bản, một trong những xứ giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, người ta cảnh giác tôi nhớ rằng:

- Cái nghèo không phải chỉ nghèo về vật chất mà còn nghèo về phương diện nhân bản và thiêng liêng nữa. Và cái nghèo thứ hai này, hiện diện nơi xã hội Nhật giàu có.

Tôi chấp nhận đề nghị đi Nhật và làm việc 3 năm tại đây. Chính trong thời gian này mà tôi khám phá ra ơn gọi truyền giáo.

Tại Nhật Bản, tôi dạy môn Pháp ngữ nơi đại học ”Eichi - Tòa Khôn Ngoan” ở thành phố Osaka, do các Linh Mục triều điều khiển. Tôi sống chung với các Linh Mục Nhật. Cả các Linh Mục lẫn các sinh viên Nhật - cùng trạc tuổi tôi - không ai biết nói tiếng Pháp. Thế là tôi bị bắt buộc phải học tiếng Nhật trong vòng một năm. Như bao nhà truyền giáo khác ở buổi ban đầu, tôi cảm thấy giống một đứa trẻ không biết đọc. Trên xe lửa, trong xe điện ngầm, nơi xe buýt, chỗ nào cũng chỉ thấy toàn những chữ mang nét bí hiểm, không đọc được nên cũng chẳng chả hiểu gì! Do đó, phải hết sức khiêm tốn và kín đáo. Nhưng đó lại là kinh nghiệm quý giá. Trong thời gian này, tôi suy tư về ơn gọi cùng với Cha Linh Hướng và dần dần khám phá ra tiếng Chúa gọi tôi.

Tháng hai năm 1994 - tôi nhớ như in ngày tháng - tôi dứt khoát đáp lại tiếng Chúa gọi. Kể từ ngày ấy, một niềm an bình xâm chiếm và ở lại với tôi mãi mãi. Đối với tôi, ơn gọi truyền giáo giống như một tiếng gọi trong tiếng gọi:

- Tiếng gọi làm Linh Mục và làm nhà truyền giáo.

Khi làm việc tại Nhật với tư cách nhân viên thiện nguyện, tôi nhìn thấy thế nào là hình ảnh nhà thừa sai ngoại quốc. Thật khó mà phân định rõ ràng ranh giới giữa một thừa sai và một người nước ngoài. Bởi vì, tư tưởng và cung cách hành xử của nhà thừa sai không được người Nhật chấp nhận dễ dàng. Đối với họ, nhà thừa sai là một người Âu châu. Thế nhưng, sự hiện diện của nhà thừa sai ngoại quốc, nhắc nhở mọi người nhớ rằng:

- Tin Mừng cứu độ thuộc về hết mọi ngưi và vượt lên trên mọi nền văn hóa. Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội hoàn vũ và không nên đóng khung trong một Giáo Hội đa phương.

Tại Á châu có nhiều tôn giáo lớn, ảnh hưởng mạnh trên nền văn hóa Á châu. Thế nhưng, khi trao đổi tư tưởng với các sinh viên, tôi ngạc nhiên về trình độ hiểu biết thấp kém của họ về tôn giáo. Họ không biết một tí gì về Thần đạo cũng như về Phật giáo, ngoại trừ sự kiện là họ đến chùa, đi đền, mỗi năm vài lần. Phần tôi, khi ra đi truyền giáo nơi một xứ sở như Căm-Bốt chẳng hạn, có nghĩa là ra đi loan báo Tin Mừng Cứu Độ của Đức Chúa GIÊSU KITÔ và làm chứng cho Tin Mừng, bằng chính cuộc sống của tôi. Có thể, khi nhiều người thấy đời sống của tôi, sẽ tự đặt câu hỏi rồi tìm hiểu về Kitô Giáo. Đây là điều đã xảy ra khi tôi làm việc thiện nguyện tại Nhật Bản.

... Đp thay trên đi núi bưc chân người loan báo TIN MỪNG, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cu độ và nói với Sion rằng: ”THIÊN CHÚA ngươi là VUA hiển trị”. Kìa nghe chăng quân canh gác của ngươi cùng cất tiếng reo hò vang dậy; họ sẽ được thấy tận mắt THIÊN CHÚA đang trở về Sion. Hỡi Giêrusalem điêu tàn hoang phế, hãy đồng thanh bật tiếng reo mừng, vì THIÊN CHÚA an ủi dân Ngài và cứu chuộc Giêrusalem. Trước mặt muôn dân, THIÊN CHÚA đã vung cánh tay thần thánh của Ngài: ơn cu độ của THIÊN CHÚA chúng ta, người bốn bể rồi ra nhìn thấy (Isaia 52,7-10).
 
(”Missions Étrangères de Paris”, n.333, Novembre/1998, trang 278-281)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt







All the contents on this site are copyrighted ©.