2009-05-21 10:20:28

Tương quan giữa Giáo Hội Hồng Kông với chính quyền và Giáo Hội Hoa Lục


  Phỏng vấn Đức Cha Gioan Thang Hán, Giám Mục Hồng Kông về tương quan của Giáo Hội với chính quyền Bắc Kinh và Giáo Hội Hoa Lục

Ngày 14 tháng 4 vừa qua Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nhận đơn xin từ chức vì lý do tuổi tác của Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, Giám Mục Hồng Kông. Đức Cha Gioan Thang Hán là Giám Mục Phó đương nhiên lên kế vị. Vào tháng 7 tới đây Đức Cha Thang Hán sẽ tròn 70 tuổi.
Lần trước chúng tôi đã gửi tới qúy vị và các bạn phần 1 bài bài phỏng vấn Đức Cha, do Linh Mục Gianni Criveller, thừa sai Hội Truyền Giáo Nước Ngoài Milano, thực hiện, liên quan tới công tác rao truyền Tin Mừng tại Hồng Kông. Hôm nay xin gửi tới qúy vị và các bạn phần 2 của bài phỏng vấn Đức Cha Gioan Thang Hán về tương quan của Giáo Hội với chính quyền Bắc Kinh và Giáo Hội Hoa Lục.

Hỏi: Thưa Đức Cha, Giáo Hội Công Giáo Hồng Kông có tiếp tục nhiệm vụ là Giáo Hội anh em cầu nối đối với Hoa Lục hay không?

Đáp: Để miêu tả tư tưởng trong 30 năm qua đã hướng dẫn công việc của tôi đối với Hoa Lục, tôi xin dùng từ viết tắt SMART: chữ S là Small, có nghĩa là bé nhỏ, vì chúng tôi tài trợ các dự án nhỏ; chữ M là Measurable, có thể đong đếm được hay kiểm thực được, vì nó đòi hỏi phải có một hệ thống kiểm thực các dự án; chữ A là Articulate có nghĩa là chi tiết, vì mọi yếu tố và mọi tình trạng của các dự án phải được diễn tả rõ ràng; chữ R là Results có nghĩa là có kết quả, vì các dự án phải đem lại các hiệu qủa như đã hứa; và chữ T là Time có nghĩa là thời gian, các dự án phải bắt đầu và kết thúc trong thời gian hữu lý. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc theo các tiêu chuẩn này. Và như thế chúng tôi có thể làm cho nhiệm vụ cầu nối của chúng tôi trở thành hữu hiệu hơn. Tôi không phải là một người có tham vọng. Nếu chúng tôi có thể tiếp tục công việc của chúng tôi bằng cách xây dựng trên sự tin tưởng mà những người khác đã trao ban cho chúng tôi, thì chúng tôi có thể cống hiến phần đóng góp của mình cho Giáo Hội Hoa Lục và cho Giáo Hội hoàn vũ.
Tôi đã được giáo dục trong nền triết lý và thần học kinh viện. Không có lý luận nào có gía trị chống lại các sự kiện. Theo đường hướng này chúng tôi đã đóng góp rất nhiều. Và cho tới nay công việc của chúng tôi đã được nhiều nơi trên thế giới và trong Giáo Hội hoàn vũ đánh giá cao. Dĩ nhiên chúng tôi hiểu là phần đóng góp của mình vẫn còn hạn hẹp, nhưng chúng tôi có thể trợ giúp Giáo Hội Hoa Lục trong một cách thế nào đó. Điều này đỏi hỏi phải có một cái nhìn và một quan điểm đúng đắn, và cần phải có sự cố gắng và lòng kiên trì. Tôi hy vọng là quan điểm này cũng được nhiều người khác chia sẻ. Các nguyên tắc này không chỉ hữu ích cho công việc làm của chúng tôi đối với Giáo Hội Hoa Lục, mà cũng hữu ích đối với cuộc sống tinh thần của chúng tôi nữa.

Hỏi: Trong cụ thể, Giáo Hội Hồng Kông có thể làm gì để trợ giúp Giáo Hội Hoa Lục. Trong các đại chủng viện Hoa Lục có còn có các giáo sư Hng Kông hay không thưa Đức Cha?

Đáp: Ngày nay có nhiều tni hữu công giáo thăm Hoa Lục như khách du lịch. Rất nhiều người có thể gây được ảnh hưởng tốt giúp các anh chị em Hoa Lục cập nhật các vấn đề mới. Tình hình hiện nay cũng cho phép một vài tín hữu công giáo Hoa Lục sang Hồng Kông. Chúng tôi làm hết sức để tiếp đọn họ. Giáo phận Hồng Kông đã thành lập một ủy ban đặc trách việc này. Họ viếng thăm một số nhà thờ, tham dự một số sinh hoạt của Giáo Hội và viếng thăm một vài tổ chức như Ủy ban phụng vụ,, trung tâm giáo lý, các đơn vị mục vụ nhà thương vv... Cho tới nay các cuộc viếng thăm này đã được đánh giá rất tốt. Có sự trao đổi hai chiều trong các tương quan của chúng tôi: chúng tôi thăm Hoa Lục và các anh chị em Hoa Lục sang thăm chúng tôi.

Một vài giáo sư của chúng tôi cũng được phép dậy trong các đại chủng viện Hoa Lục, nhưng hiện nay thì ít hơn trước kia. Đàng khác có một số các linh mục và nữ tu của chúng tôi được mời giảng tĩnh tâm, làm linh hướng và hướng dẫn các khóa gặp gỡ tinh thần tại Hoa Lục. Số các vị này nhiều hơn trong qúa khứ. Tôi nghĩ rằng Thiên Chúa luôn tốt lành với chúng tôi. Như một câu châm ngôn Ailen có nói: ”Khi Chúa đóng một cửa vào, thì Ngài lại mở ra một cửa sổ”.

Hỏi: Vậy thì đâu là các ưu tiên đối với Giáo Hội Hoa Lục thưa Đức Cha?

Đáp: Tôi theo bức thư mà Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã gửi cho tín hữu công giáo Trung Quốc. Có một vài ưu tiên như: thăng tiến hòa giải và hiệp nhất gữa các cộng đoàn khác nhau tại Hoa Lục, và thăng tiến sự hiệp thông của họ với Giáo Hội hoàn vũ và với Đức Thánh Cha. Ngoài ra việc đào tạo các linh mục, nữ tu, chủng sinh và giáo dân cũng là những điểm quan trọng và ưu tiên.

Hỏi: Đức Cha có nghĩ rằng Đức Cha có thể nắm giữ một vai trò trong việc phục vụ Giáo Hội Hoa Lục hay không?

Đáp: Như là tín hữu công giáo và nhất là trong tư cách là Giám Mục chắc chắn là tôi có thể nắm giữ một vai trò trong việc này rồi. Tôi có thể hướng dẫn các cơ cấu của giáo phận, hàng giáo sĩ và giáo dân đi đúng hướng. Tôi đã làm việc này từ 30 năm nay và tôi sẽ tiếp tục làm việc này. Chính vì thế nên tôi tiếp tục ở trong đại chủng viện, thay vì di chuyển về Trung tâm của giáo phận là Tòa Giám Mục. Và cũng chính để tiếp tục công việc này mày tôi tiếp tục làm giám đốc của Trung tâm nghiên cứu Chúa Thánh Linh. Tất cả những điều đó hơi đặc biệt một chút. Nhưng khi nghe tôi thông báo như vậy, không ai trong giáo phận ngạc nhiên vì mọi người đều biết tôi tha thiết với công tác trợ giúp Giáo Hội Hoa Lục.

Hỏi: Đức Cha có nhận xét gì trong tương quan vi đường lối chính trị của Nhà Nước Trung Quốc. Đức Cha có liên lạc với chính quyền Bắc Kinh và với văn phòng liên lạc của nhà nước tại Hồng Kông không?

Đáp: Tôi coi tương quan với Nhà Nước là được. Cho tới nay cánh cửa cho các cuộc tiếp xúc của tôi vẫn mở, và phía họ đối với tôi cũng thế. Ít nhất chúng tôi có thể nói chuyện với nhau. Như tôi đã nói trong lời tuyên bố của tôi và trong cuộc họp báo ngày 16 tháng 4 vừa qua, tôi có các nguyên tắc không thể thương lượng được. Trước hết tôi ước mong chứng tỏ sự rộng mở và sự nồng nhiệt đối với tất cả mọi người. Nhưng tôi không thể che dấu và hy sinh các nguyên tắc của mình và các đường hướng nền tảng. Vì thế nên tôi sẽ theo lá thư Đức Thánh Cha gửi cho tín hữu công giáo trung hoa. Đức Thánh Cha đã chỉ cho chúng tôi hướng đi phải theo, và tôi sẽ làm như thế. Tôi là thành viên Ủy ban đặc trách về Giáo Hội Hoa Lục do Tòa Thánh thành lập. Trong các cuộc họp của Ủy ban, đôi khi tôi đã trình bầy các ý kiến của tôi một cách cởi mở và tôi nhận thấy các ý kiến đó đã được Tòa Thánh chấp nhận. Và tôi đã kiểm thực các đường hướng nền tảng với Tòa Thánh. Khi duy trì vững vàng các nguyên tắc, tôi có thể duy trì cuộc đối thoại với chính quyền Trung Quốc.

Hỏi: Nhà Nước Trung Quốc có gửi lời chúc mừng việc Đc Cha được chỉ định là Giám Mục Hồng Kông hay không?

Đáp: Có, tôi có nhận được các lời chúc mừng của các vị đại diện chính quyền Trung Quốc. Ông Phó giám đốc văn phòng liên lạc Hồng Kông đã gửi một bức thư nồng nhiệt chúc mừng tôi. Ngày 16 tháng 4 trong cuộc họp báo của tôi phát ngôn viên Bộ ngoại giao Bắc Kinh đã trả lời câu hỏi của một nhà báo liên quan tới việc tôi được bổ nhiệm, mà không đưa ra lời phê bình tiêu cực nào. Báo chỉ Trung Quốc đã đăng tải lời tuyên bố của ông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã trích lại hiệp định ký kết với Anh quốc, và nói tới ”một quốc gia, hai hệ thống”; ông hy vọng tương quan của chúng tôi sẽ tốt đẹp hơn và ông khích lệ liên lạc giữa Giáo Hội Hồng Kông và Giáo Hội Hoa Lục. Dĩ nhiên là ông ta cũng dùng các điệp khúc quen thuộc như: nguyên tắc không xen mình vào nội bộ, không tùng phục, và tôn trọng nhau. Nhưng ít nhất là ông ta đã nói về tôi một cách trung lập, không tiêu cực. Tôi xin lập lại là tương quan của tôi với Nhà Nước Bắc Kinh cho tới nay có thể chấp nhận được.

Hỏi: Thưa Đức Cha, nếu được mời thăm Hoa Lc Đức Cha có nhận lời không và với các điều kiện nào?

Đáp: Năm ngoái tôi đã được mời tham dự lễ nghi khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh. Trong trường hơp được mời nữa, tôi sẽ theo cùng các nguyên tắc mà tôi đã xác định trong một bài viết cho báo quan Sát Viên Roma hồi tháng 8 năm ngoái 2008. Trước hết tôi sẽ hỏi ý kiến bề trên của tôi. Thế rồi nếu thăm Hoa Lục tôi sẽ đi một cách hết sức kín đáo, vì bên Hoa Lục vẫn còn có các Giám Mục bị tù và tôi không muốn quên các vị. Các vị là anh em của tôi, vì thế tôi sẽ luôn luôn chứng tỏ sự săn sóc và qúy trọng của tôi đối với các vị. Tôi nhớ có lần tôi đã tháp tùng Đức Cha Gioan Baotixita Hồ Chấn Trung thăm Hoa Lục hồi năm 1985. Chúng tôi đã tìm cách gặp Đức Cha Cung Phần Mai, Giám Mục Thượng Hải còn đang bị tù. Trong suốt chuyến viếng thăm, khi nói chuyện với các đại diện của chính quyền, chúng tôi đã nhấn mạnh rất nhiều trên ước muốn viếng thăm Đức Cha Cung. Lúc ấy chúng tôi chưa biết là Người đã được Đức Gioan Phaolo II thăng Hồng Y kín ”in pectore”. Chính quyền cũng biết ý của chúng tôi: chúng tôi không viếng thăm Hoa Lục trong tư cách là khách du lịch, hay để được mời dự yến tiệc. Đó không phải là những điều mà chúng tôi chú ý. Nhưng chúng tôi lo lắng cho tất cả các anh chị em bị hạn chế các quyền con người và quyền tự do tôn giáo.

Hỏi: Theo Đc Cha, Nhà Nước Bắc Kinh phải có các bưc đi nào để cải tiến tương quan với Giáo Hội Công Giáo?

Đáp: Cho tới khi nào chính quyền không cho phép tự do tôn giáo và tôn trọng các quyền con người của tất cả các anh chị em của Giáo Hội, thì sẽ không thể có các tương quan trọn vẹn giữa hai bên. Và chúng tôi có bổn phận phải làm tất cả những gì có thể để soi sáng cho nhà nước liên quan tới các đề tài này. Đây cũng là điều chúng ta có thể làm để trợ giúp Giáo Hội Công giáo Hoa Lục Thật là rất đẹp khi thấy Tòa Thánh có cuộc đối thoại không hình thức với chính quyền Trung Quốc. Ít nhất là cánh cửa không bị đóng. Chúng tôi được hướng dẫn bởi tinh thần của Công Đồng Chung Vaticăng II: đó là chỉ có đối thoại và thương thảo mới có thể giải quyết các xung khắc. Chống đối và oán ghét sẽ không bao giờ giúp giải quyết vấn đề. Đây là điều tôi đã học được khi học thần học tại Roma, chính trong thời Công Đồng Chung Vaticăng II nhóm họp. Tinh thần của Công Đồng Chung Vaticăng II đã rất là soi sáng đối với tôi.

Hỏi: Đc Cha đã nhắc tới bức thư Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi cho tín hữu công giáo Hoa Lục. Các chỉ dẫn của Đc Thánh Cha đã được thực hành như thế nào? Tòa Thánh có thể làm gì để yểm trợ Giáo Hội tại Trung Quốc, thưa Đức Cha?

Đáp: Trước hết phải làm sao để mọi người đều có khả thể đọc bức thư đó của Đức Thánh Cha. Thứ hai là giúp tín hữu hiểu nó một cách đúng đắn. Không được phép chỉ giải thích một phần bức thư đó mà thôi. Cần phải chấp nhận toàn vẹn bức thư. Nếu chúng ta đọc nó một cách đúng đắn, chúng ta sẽ học được thế nào là tha thứ và hy sinh cho thiện ích lớn lao hơn của Giáo Hội. Vì thế tôi rất sung sướng khi biết rằng trong tương lai gần Tòa Thánh sẽ cho phát hành một một cuốn sách bổ túc hướng dẫn và giải thích nó. Nó sẽ là một thiện ích đối với các tín hữu công giáo, đặc biệt đối với các tín hữu công giáo Trung Quốc, giúp hiểu biết bức thư một cách đúng đắn.

(ASIANEWS 30-4-2009)

Linh Tiến Khải










All the contents on this site are copyrighted ©.