2009-05-21 09:56:09

Tình hình rao giảng Tin Mừng tại Hồng Kông, Hoa Lục và Á châu


Phỏng vấn Đức Cha Gioan Thang Hán, về tình hình rao truyền Tin Mừng tại Hồng Kông, Hoa Lục và Á châu

Ngày 14 tháng 4 vừa qua Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nhận đơn xin từ chức
vì lý do tuổi tác của Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, Giám Mục Hồng Kông. Đức Cha Gioan Thang Hán là Giám Mục Phó đương nhiên lên kế vị. Vào tháng 7 tới đây Đức Cha Thang Hỏián sẽ tròn 70 tuổi.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn phần 1 bài phỏng vấn Đức Cha, do Linh Mục Gianni Criveller, thừa sai Hội Truyền Giáo Nước Ngoài Milano, thực hiện, liên quan tới công tác rao truyền Tin Mừng tại Hồng Kông, Hỏioa Lục và Á châu.

Hỏi: Thưa Đức Cha, giờ đây trong tư cách là Giám Mục kế vị Đức Hồng Y Trần Nhật Quân cai quản giáo phận Hồng Kông, đâu là các mc đích ưu tiên ca Đức Cha?

Đáp: Tôi đã là một trong các Cha Tổng Đại Diện của giáo phận Hồng Kông từ năm 1992, vì thế tôi cũng quen thuộc với các mục đích mục vụ của giáo phận. Tiêu đích chính công việc phục vụ của tôi là làm thế nào để khích lệ tất cả các tín hữu công giáo thực hiện những ưu tiên mà công nghị giáo phận đã đề ra hồi năm 2002. Và giáo phận đã lựa chọn ưu tiên bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng 7 năm 2009 cho tới ngày 31 tháng 12 năm 2010 là năm của ơn gọi linh mục. Chúng tôi đã cố gắng rất nhiều để thực hiện ưu tiên mục vụ ơn gọi này, và đã có được một ít kết qủa. Cần phải tiếp tục dấn thân hơn nữa cho tương lai.

Hỏi: Giáo Hội tại Hồng Kông có thể làm gì cho công tác rao truyền Tin Mừng cho Hồng Kông, Hoa Lục và Á châu cũng như toàn thế giới, thưa Đức Cha?

Đáp: Chúng ta biết là mọi tín hữu đã được rửa tội đều là các thừa sai và đều có tinh thần truyền giáo theo các giáo huấn của Chúa. Khi tôi nói tới việc rao truyền Tin Mừng, thì tôi nghĩ tới hai hình ảnh biểu tượng: đó là hình ảnh một chỗ chứa nước và hình ảnh rửa tay. Tại Hồng Kông này chúng tôi có nhiều chỗ chứa nước cần thiết cho cuộc sống thường ngày của chúng tôi. Nhiệm vụ của chỗ chứa nước là nhận và cho nước, nếu không thì nước bên trong mất đi sự tươi mát của nó. Cũng thế, nếu chúng ta muốn cho lòng tin của mình luôn sống động và đem lại tươi mát, thì cũng phải biết lãnh nhận và trao ban cho người khác như vậy. Cả trong tương quan đối với Giáo Hội Hoa Lục tôi nghĩ rằng chúng tôi không chỉ đang cho đi, mà cũng nhận được nữa và hai cộng đoàn đều được lợi ích. Hình ảnh rửa tay cũng thế. Khi rửa tay chúng ta không nói rằng một tay được rửa còn tay kia thì không, mà cả hai tay đều được rửa, và được lợi ích từ nhau. Cũng thế chỉ có một kiểu sống để là tín hữu kitô tốt thôi: đó là trở thành một thừa sai tốt. Là kitô hữu và có tinh thần truyền giáo cũng giống như rửa tay vậy: không thể có tay này mà lại không có tay kia.
Chúng tôi xin kitô hữu luôn cố gắng hơn trong công tác rao truyền Tin Mừng. Hằng năm chúng tôi có một số tín hữu mới lãnh phép rửa tội. Vào lễ vọng Phục Sinh năm 2008 chúng tôi có 2.800 anh chị em tân tòng, đa số là người lớn. Năm nay chúng tÔi có 2.730 người được rửa tội. Chúng tôi cũng gửi các thừa sai đi làm việc tại Á châu cũng như đó đây trên thế giới: một vài linh mục truyền giáo tại Tanzania, Canada, và các nước khác, cả khi chúng tôi không có nhiều linh mục.

Hỏi: Các thừa sai nước ngoài có còn nắm giữ vai trò nào tại Hồng Kông hay không thưa Đức Cha?

Đáp: Có chứ. Hồng Kông là một Giáo Hội trẻ và lòng tin của chúng tôi cần có ảnh hưởng của các tín hữu công giáo đến từ nước ngoài, đến từ các quốc gia có truyền thống kitô lâu dài và một lòng tin sâu xa. Chúng tôi đánh gía cao các thừa sao thuộc Hiệp hội truyền giáo nước ngoài Milano, vì các vị đến từ một quốc gia công giáo cổ kính. Các vị đã đem đến cho chúng tôi nhiều đặc sủng và kho tàng, cũng như một nền văn hóa không chỉ khác biệt, mà cũng có thể là một mô thức tích cực đối với chúng tôi. Chúng tôi cũng có thể nói như thế đối với các thừa sai đến từ các quốc gia khác. Riêng cá nhân tôi, tôi rất thích hiểu biết các khía cạnh mới mẻ của các quốc gia và các nền văn hóa. Chúng tôi có các thừa sai đến từ hơn 30 nước và các tín hữu công giáo thuộc 50 quốc gia khác nhau. Hồng Kông là một cộng đoàn quốc tế. Tôi coi đó là một ơn thánh, vì nhờ đó lòng tin và nền văn hóa của chúng tôi có thể liên tục trở thành phong phú hơn.

Hỏi: Thưa Đc Cha, tương quan của Giáo Hội Công Giáo Hồng Kông với các Giáo Hội Kitô và các tôn giáo khác như thế nào?

Đáp: Từ năm 1970 tôi là chủ tịch Ủy Ban đại kết trong giáo phận, và tôi đã có một vài kinh nghiệm nào đó trong lãnh vực này. Tôi đã làm tất cả những gì có thể để thăng tiến các liên hệ tốt với các cộng đoàn kitô khác, và tôi có nhiều bạn bè trong số các vị lãnh đạo các Giáo Hội này. Đối với các tôn giáo khác các tương quan của chúng tôi cũng rất là hòa hợp. Chúng tôi theo giáo huấn ”Nostra Aetate” của Công Đồng Chung Vaticăng II đề cập tới tương quan của Giáo Hội Công Giáo với các tôn giáo không kitô. Chúng tôi ước mong đào sâu tình bạn với tín hữu của các tôn giáo khác, và chúng tôi hiệp nhất với nhau trong việc phục vụ xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng duy trì các nguyên tắc của chúng tôi, và không từ bỏ chúng vì bất cứ lý do gì. Đối với chúng tôi Chúa Kitô là Đấng cứu độ duy nhất của thế giới.

Hỏi: Thưa Đức Cha, trong xã hội Hồng Kông hiện nay đâu là các vn đề cấp bách nhất?

Đáp: Hồng Kông là một thành phố quốc tế khổng lồ và là một trong các trung tâm tài chánh của thế giới. Vì thế xã hội của chúng tôi và người dân Hồng Kông bị ảnh hưởng sâu rộng bởi tình trạng toàn cầu. Trong lúc này đây chúng tôi phải đương đầu với nạn sóng thần Tsunami kinh tế và tái chánh. Tôi hoàn toàn đồng ý với Đức Thánh Cha đối với sự âu lo này trên thế giới. Trong lễ Giáng Sinh hồi năm ngoái và địp đầu năm mới này Đức Thánh Cha đã đề cập tới những âu lo do nạn sóng thần tài chánh kinh tế gây ra trên thế giới. Ngài cũng nói rằng chúng ta chia sẻ các lo âu đó, không phải chỉ như là một cuộc khủng hoảng tài chánh mà còn như là một cơ may nữa. Nếu nhìn cuộc khủng hoảng đó từ góc cạnh luân lý đạo đức, chúng ta phải biến đổi cuộc khủng hoảng thành một cơ may. Chúng ta có thể khám phá ra các giá trị như là sự đơn sơ, tình huynh đệ, và sự hiệp nhất toàn cầu. Nếu mọi người đều sống một cuộc sống đơn sơ, theo những gì mình cần, mà không theo đuổi các ước muốn vật chất, thì có thể khám phá ra vẻ đẹp của sự đơn sơ, và tự giải thoát mình khỏi tính ích kỷ. Vì các phương tiện truyền thông mau chóng ngày nay chúng ta là một gia đình toàn cầu, hay một làng toàn cầu. Chúng ta phải học sống với nhau thế nào, vì chúng ta là anh chị em với nhau. Dù có thuộc quốc gia hay nền văn hóa nào đi nữa, chúng ta cũng phải trợ giúp nhau và sống liên đới với nhau. Thiên Cháu cống hiến cho chúng ta các tài nguyên đủ cho các nhu cầu của chúng ta. Điều cấp bách và cần thiết đó là tình liên đới và công lý.

Hỏi: Thưa Đức Cha, Giáo Hội có thể phục vụ xã hội và các nhu cầu của xã hội trong một thành phố khổng lồ như Hng Kông như thế nào?

Đáp: Chúng tôi phải nghe theo, thực hành và thăng tiến giáo huấn của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Cần phải có một cái nhìn đúng đắn, có các ý niệm đúng đắn vằ có lòng tin. Điều này có nghĩa là tin nơi Thiên Chúa, nơi chính chúng ta và nơi tha nhân, mà không mệt mỏi. Với các quan niệm ấy và tinh thần ấy, sẽ có thể giải quyết được mọi vấn đề của xã hội.

Hỏi: Tương quan ca Đức Cha với chính quyền Hồng Kông như thế nào?

Đáp: Cũng không tệ lắm. Tôi không chờ đợi các đối xử đặc biệt và tôi cũng không thấy có các nguy hiểm trong việc tìm kiếm một tương quan hài hòa với chính quyền, để cùng nhau phục vụ xã hội một cách tốt đẹp hơn. Nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ giàn xếp liên quan tới các nguyên tắc, và chúng tôi sẽ luôn luôn gắn bó với giáo lý công giáo. Sau khi có tin tôi được chỉ định làm Giám Mục Hồng Kông, tôi đã nhận được một vài sứ điệp chúc mừng từ phía các đại diện chính quyền Hồng Kông: như ông bí thư đặc trách các vấn đề dân sự, cũng như vị đặc trách giáo dục, là ông Michael Suen. Ông Suen đã gửi cho tôi một bức thư, cả khi chúng tôi đã chỉ găp nhau mới một hai lần. Cho tới nay các đại diện chính quyền đã cho thấy thiện chí đối với tôi. Và tôi đánh giá cao tình thân hữu ấy, nhưng tôi không quên nói cho họ biết đâu là các đường lối và tiêu chuẩn của Giáo Hội, mà tôi không thể vi phạm.

Hỏi: Thưa Đức Cha giáo phận đã kiện chính quyền về vấn đề giáo dục. Vì chính quyền đã tỏ ra không có con tim cũng như không có sự tôn trọng đối với Giáo Hội. Đức Cha sẽ làm gì?

Đ: Lập trường của chúng tôi đối với vấn đề giáo dục không thay đổi. Tôi có ý định thành lập một ủy ban để theo dõi vụ kiện này, trong khi chúng tôi vẫn rộng mở cho sự đối thoại và thương thảo.

ASIANEWS 30-4-2009

Linh Tiến Khải










All the contents on this site are copyrighted ©.