2009-04-06 13:37:00

Lành mạnh hóa xã hội bằng cách đầu tư cho nền giáo dục


Xã hội lành mạnh đã biến đâu mất rồi? Phỏng vấn nhà báo Milena Gabanelli

Trong hai ngày 27 và 28-3-2009, Hội Đồng Giám Mục Italia đã tổ chức Diễn Đàn giáo dục lần thứ IX tại Roma về đề tài: ”Cấp thiết giáo dục. Con người, trí thông minh, sự tự do và tình yêu thương”. Tham dự Diễn Đàn có nhiều nhân vật nổi tiếng của thế giới văn hóa nghệ thuật, triết học, thần học, khoa học thiên nhiên, vật lý học toán học, lịch sử, khoa học xã hội, luật khoa, y khoa, truyền thông và kinh tế.

Một trong những điểm tham chiếu của Diễn Đàn là bức thư Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi giáo phận Roma hồi năm ngoái 2008, về ”Sự cấp thiết giáo dục”. Đức Thánh Cha viết trong thư: ”Giáo dục đã không bao giờ là chuyện dễ dàng và ngày nay xem ra nó càng trở thành khó khăn hơn nữa. Do kinh nghiệm các bậc cha mẹ, các giáo chức biết rõ điều đó, và chúng tôi là các linh mục, cũng như tất cả những ai lo lắng cho vấn đề giáo dục đều biết rõ các khó khăn đó. Xem ra người ta gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thông truyền cho các thế hệ mới các giá tri nền tảng của cuộc sống và một cung cách hành xử đúng đắn, nghĩa là trong việc đào tạo các con người vững vàng, có khả năng cộng tác với người khác và trao ban một ý nghĩa cho cuộc sống của mình”.

Trong hai ngày hội họp các tham dự viên đã đối phó với nhiều khía cạnh khác nhau của sự cấp thiết giáo dục. Đức Hồng Y Camillo Ruini, nguyên Giám Quản Roma và hiện là Chủ tich Ủy ban dự án văn hóa của Hội Đồng Giám Mục Italia, đã thuyết trình mở đầu. Trong bài phỏng vấn dành cho văn phòng thông tin tôn giáo của Hội Đồng Giám Mục, Đức Hồng Y cho biết cuộc khủng hoảng giáo dục có các lý do văn hóa, nó liên quan tới tất cả mọi người và không thể có các giải pháp nhanh chóng được. Theo Đức Hồng Y cần phải thay đổi bầu khí văn hóa không thuận lợi cho nền giáo dục, bằng cách đặt để giá trị con người và sự thật của nó vào trọng tâm, và bằng cách thắng vượt chủ thuyết duy tương đối, duy hư vô và giản lược con người thành một sản phẩm thuần túy của thiên nhiên.

Sau đậy chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của của bà Milena Gabanelli, nhà báo, về vấn đề ”cấp thiết giáo dục”. Bà Milena Gabanelli là người đã có sáng kiến đưa ra chương trình ”Tường thuật” và là người điều khiển chương trình này trên đài tryền hình 3 của Italia.

Hỏi: Thưa bà Milena Gabanelli, bà nghĩ gì về định nghĩa ”cấp thiết giáo dục” như được nhiều nời nói tới trong thời gian qua tại Italia?

Đáp: Kiểu định nghĩa này có nguy cơ gây ra hiểu lầm và đánh lạc hướng, vì khi nói tới ”cấp thiết”, thì người ta giả thiết là có các can thiệp mau chóng sẵn sàng để bình thường hóa tình hình, và như thế đẩy xa các giải pháp là các kế hoạch đòi hỏi phải có nhiều thời gian hơn và một cách tiệm tiến. Vì thế tôi thích dùng từ ”trở thành tồi tệ” hay ”thoái hóa” hơn: ”đồi tệ giáo dục” hay ”thoái hóa giáo dục”. Sự thoái hóa giáo dục bắt đầu khi chúng ta hiểu rằng nền dân chủ của chúng ta là một nền dân chủ giả tạo, không quyết định gì hết, vì phần lớn số phiếu toàn nước là phiếu được mua. Người ta bắt đầu chịu trận, thờ ơ, và sau cùng nó đã làm nảy sinh ra ”nền văn hóa của các móc nối quen biết”: muốn có công ăn việc làm gì cũng cần phải có người quen biết có vây cánh giới thiệu gửi gắm. Sau cùng thì người trẻ không đầu tư các khả năng của họ nữa, và họ khinh rẻ cuộc sống công cộng vì, nó không đề nghị với họ gía trị nào cả.
 
Hỏi: Như thế ngày nay ai là người có bổn phận phải giáo dục các thế hệ mới thưa bà?

Đáp: Đó là những cơ cấu như đã xảy ra cách đây 40 năm như: gia đình, học đường, xã hội. Các trẻ em không phải là một kỹ thuật, và vì thế phải cập nhật hóa việc giáo dục. Các tác nhân của việc giáo dục và người trẻ được giáo dục, đều cùng nhau du hành trên một con tầu, con tầu giáo dục nổi thì sống cả, mà con tầu giáo dục đắm thì chết hết.

Hỏi: Trong các tháng qua tin tức thời sự đã cho thấy các hành động hết sức là bạo lực từ phía những ngưi di cư, nhưng nhiều lần khác là do các người trẻ Italia. Đức Hồng Y Vallini Giám Quản Roma đã phố biến một thông tư khng định rằng đàn áp không thôi, không đủ. Cần phải có một công tác văn hóa và một dấn thân giúp ngưi di cư hội nhập, bà có đồng ý như thế không?

Đáp: Tôi không có tham vọng chỉ cho thấy phải đi con đường nào... vì tôi không phải là người đủ chuyên môn trong lãnh vực này. Nhưng tôi biết là sự đàn áp làm nảy sinh ra bạo lực, và nói chung chỉ có thể lành mạnh hóa xã hội với các mô thức và việc tôn trọng các luật lệ mà thôi. Và tại Italia này thì vừa thiếu các mô thức vừa thiếu việc tôn trọng luật lệ.

Hỏi: Thưa bà, như vậy thì cần phải giáo dục cho người trẻ các giá trị ưu tiên nào?

Đáp: Phải giáo dục cho họ các giá trị vẫn có từ trước tới nay và được mọi nền văn hóa trên thế giới này chấp nhận như: lòng quảng đại, ý thức trách nhiệm, việc tôn trọng những người nghĩ khác với mình... nghĩa là những giá trị làm thành cuộc sống con người, mà không cần phải sáng chế ra những điều mới mẻ. Các nhu cầu của con người vẫn luôn luôn như thế: nhu cầu giải trí, nhu cầu được yêu thương trìu mến và có các viễn tượng.

Hỏi: Các cơ quan truyền thông xã hội như báo chí, phát thanh truyền hình và phim ảnh có trách nhiệm nào đối với việc giáo dục người trẻ ngày nay?

Đáp: Các phương tiện truyền thông là một quần đảo bên trong có biết bao nhiêu điều hay cũng như dở, từ những sản phẩm quảng cáo để bán cho tới những thứ không theo các luật lệ của thị trường, như tin tức. Cả hai loại đều phải được quản lý bởi những người chuyên môn và có trách nhiệm. Chẳng hạn người ta đưa ra khẩu hiệu: ”cuộc sống sẽ rất là buồn tẻ nếu không có rượu và khoai tây chiên”. Nhưng nếu ngày nào bạn cũng cho tôi ăn khoai tây chiên sáng trưa chiều, thì năm lên 20 tuổi gan của tôi sẽ nát bấy. Liên quan tới thông tin thì nó không được trở thành nô lệ của chính trị, nếu không nó sẽ đánh mất đi nhiệm vụ của nó. Ngày nay người ta giới thiệu quảng cáo như là thông tin, và những gì còn lại thì trở thành mồi của các tấn kích khác.

Hỏi: Nhưng mà từ nhiều năm nay bà hưng đã dẫn chương trình ”Phóng sự” và thông tin nghiêm chỉnh, với sự cộng tác của các nhà báo tự do, tai sao vậy?

Đáp: Vì tôi cũng là một nhà báo tự đo và tôi hiểu biết thế giới đó. Đó là một thế giới từng ngày phải chiếm hữu cho mình sự tín nhiệm của độc giả và thính giả, và đây là hình thức bảo vệ đích thực của chúng tôi. Dĩ nhiên một chương trình truyền hình hoặc có mục đích thông tin hoặc có mục đích giải trí. Cả hai loại đều quan trọng, nhưng khi chúng ta lẫn lộn các nhiệm vụ và vai trò của chúng, thì chúng ta cũng khiến cho khán thính giả bị lẫn lộn.

Hỏi: Các phương tiện truyền thông gây được ảnh hưởng thực sự nào trên con ngưi, đặc biệt là trên giới trẻ, thưa bà?

Đáp: Các phương tiện truyền thông đề nghị các mô thức và kiểu sống, và chúng ảnh hưởng một cách trực tiếp theo phần trăm đối với môi trường sống của con người. Môi trường càng nghèo các giá trị bao nhiêu, thì ảnh hưởng của mô thức truyền thông lại càng lớn bấy nhiêu.

Hỏi: Các phương tiện truyền thông tân tiến ngày nay đưc người trẻ sử dụng để diễn tả những gì tệ hại nhất nơi họ. Chúng ta hãy nghĩ tới các cảnh giới trẻ đốt thánh giá trong lớp học, đánh nhau hoc ăn hiếp hành hạ các bạn đồng lứa tuổi tàn tật hay chậm trí vv... rồi chụp hình đưa lên mạng ”You Tube” khiến cho dư lun xôn xao. Các phương tiện truyền thông là một dụng cụ nguy hiểm, có đúng vây không thưa bà?
 
Đáp: Không phải chỉ có giới triẻ diển tả những cài tồi bại nhất, mà cả những người lớn nữa. Tuy có các hạn hẹp nhưng các phương tiện kỹ thuật truyền thông là những dụng cụ ngoại thường. Tự chúng chúng không tốt mà cũng không xấu. Xấu hay tốt là tùy theo cách con người sử dụng chúng.

Hỏi: Bà có ý kiến gì đối với những người sử dụng các phương tiện truyền thông một cách đn độn?

Đáp: Sự đần độn là điều không thể loại trừ được. Khi còn trẻ tất cả chúng ta đều có các cung cách hành xử đần độn, nhưng có thể hạn chế nó. Như thế nào, thì cần phải hỏi các nhà chuyên môn. Riêng tôi thì tôi tìm cách giáo dục con gái tôi biết sử dụng các phương tiện truyền thông một cách thông minh, nhưng không phải lúc nào tôi cũng thành công. Trong lãnh vực này cần phải có tinh thần trách nhiệm, chứ không phải muốn viết gì, muốn nói gì và muốn đưa lên mạng bất cứ gì cũng được.

Hỏi: Làm thế nào đ đào to cho con người có một ý thức luân lý đo đức và một nhân vật có khả năng có các lựa chọn ý thức?

Đáp: Tôi xin đơn cử một thí dụ: một xã hội lành mạnh thì tưởng thưởng người có công, và trừng phạt các người gian ác xấu xa, và đầu tư nhiều cho nền giáo dục.

(Avvenire 14-3-2009)

Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.