2008-05-05 17:48:26

Nhận định của Linh Mục Samir Khalil Samir về cuộc đối thoại giữa Kitô giáo và Hồi giáo


Một số nhận định của Linh Mục Samir Khalil Samir, dòng Tên, về cuộc đối thoại giữa Kitô giáo và Hồi giáo

Trong thời gian qua đã có nhiều khóa họp được tổ chức nhằm mục đích đẩy mạnh cuộc đối thoại giữa Kitô giáo và Hồi giáo. Điển hình như khóa họp thứ 6 giữa Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn và Trung tâm đối thoại liên tôn thuộc tổ chức Văn hóa và liên hệ Hồi giáo Teheran Iran. Khóa họp diễn ra tại Roma kéo dài 3 ngày và đã kết thúc hôm 30-4-2008.

Chủ tọa khóa họp có Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hồi Đồng Toà Thánh đối thoại liên tôn và tiến sĩ Mahdi Mostafati, Chủ tịch tổ chức Liên hệ và văn hóa Hồi giáo. Mỗi phái đoàn gồm 7 người, và 3 chuyên viên của mỗi bên đã lần lượt trình bầy về các vấn đề ”đức tin và lý trí trong Kitô giáo và Hồi giáo”, ”đức tin và lý trí trước hiện tượng bạo lực”.

Trước đó trong các ngày từ mùng 3 đến mùng 5 tháng 3 cũng đã có cuộc họp sơ bộ giữa hai phái đoàn Tòa Thánh và phái đoàn Hồi giáo tại Roma. Ngày 13-10-2007 138 giới chức Hồi giáo đã gửi thư ngỏ cho Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và giới lãnh đạo các Giáo Hội Kitô yêu cầu bắt đầu một cuộc đối chiếu giữa hai bên, khởi sự từ đề tài Thiên Chúa duy nhất và giới răn mến Chúa yêu người. Ngày 19-11-2007 Đức Hồng Y Tarcisio Bertone Quốc Vụ Khanh cho biết Đức Thánh Cha đã chấp thuận lời đề nghị. Qua thư trả lời do Đức Hồng Y ký Đức Thánh Cha không quên hay giảm thiểu các khác biệt giữa Kitô giáo và Hồi giáo, cũng như chỉ định một lãnh vực chung cho hai bên là việc tôn trọng phẩm giá của mỗi một người, hiểu biết khách quan niềm tin của người khác, chia sẻ kinh nghiệm tôn giáo và thăng tiến sự tôn trọng và chấp nhận nhau giữa các người trẻ. Sau cùng Đức Thánh Cha mời 138 giới chức hồi giáo tham dự một cuộc họp tại Vaticăng.

Ngày 12-12-2007 hoàng thân Ghazi bin Muhammad bin Talal, thủ lãnh nhóm 138 giới chức hồi giáo nhận lời và cho biết gửi 3 đại diện hồi giáo tham dự cuộc họp sơ bộ vào đầu tháng 3.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị một số nhận định của Linh Mục Samir Khalil Samir, dòng Tên, về cuộc đối thoại giữa Kitô giáo và Hồi giáo. Cha Samir sinh trưởng tại Ai Cập, nhưng từ 22 năm nay sống tại Beirut, thủ đô Libăng và dậy khoa Hồi giáo học tại đại học thánh Giuse. Năm 2006 cha đã được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mời diễn thuyết tại Castel Gandolfo trong cuộc gặp gỡ Đức Thánh Cha tổ chức hằng năm với các cựu sinh viên của người.

Tuy là cuộc họp đầu tiên nhưng thật ra cuộc họp sơ bộ hồi đầu tháng 3 vừa qua đã chỉ có mục đích đề ra một số đề tài để thảo luận trong tương lai, vì trong nội bộ Hồi giáo có nhiều khuynh hướng và cảm quan khác nhau.

Hỏi: Thưa cha, có một loại ý niệm nào đó v đối thoại hướng tới chỗ để trong ngoặc những gì chia rẽ, và chỉ nhấn mạnh trên những gì kết hiệp thôi. Đây có phải là ý nghĩa lập trường của Tòa Thánh đưc Đức Hồng Y Bertone trình bầy trong thư trả lời cho 138 giới chức Hồi giáo hay không?

Đáp: Lập trường của Tòa Thánh đã rất là rõ ràng trong thư trả lời: phía Kitô giáo hiểu biết và không giảm thiểu các khác biệt giữa hai bên, nhưng như là tín hữu Kitô và hồi giáo chúng ta có thể nhìn những gì liên kết chúng ta. Đây là một lập trường thực tế và có lý: khi đối thoại cần phải nhìn người đối thoại trong sự hoàn toàn của họ, chứ không tưởng tượng chúng ta thích họ phải như thế nào. Tôi xin đơn cử một thí dụ: nếu tôi nói rằng Hồi giáo rất qúy trọng Đức Giêsu, coi Ngài là một ngôn sứ lớn và Kinh Coran kể lại các phép lạ Ngài làm, thì tôi nói lên một điều đúng, nhưng mà phiến diện. Thật thế, tôi cũng phải nói thêm rằng Kinh Coran tố cáo các tín hữu Kitô là đã nâng Đức Giêsu lên phẩm giá Thiên Chúa, đã chế tạo ra Chúa Ba Ngôi, và đã xuyên tạc các Phúc Âm. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mời gọi chúng ta đi vào chiều sâu, chứ đừng dừng lại phần tích cực và đừng để cho điều tiêu cực kìm hãm chúng ta: đó là đối thoại trong sự thật.

Hỏi: Thưa cha trong số những đim chung, theo cha, đâu là nhng điểm mà sự đối chiếu có thể giúp tiến lên?
 
Đáp: Việc tôn trọng phẩm giá của mỗi một người chắc chắn là yếu tố quan trọng nhất, vì nó là nền tảng của sự chung sống và luân lý. Sự cởi mở mới đây của Đức Tổng Giám Mục Cantebury đối với việc đưa các yếu tố luật Sharia của Hồi giáo vào trong xã hội Anh, là con đẻ của ý tưởng cho rằng mỗi người có thể được phán xử từ niềm tin tôn giáo của mình, trong khi phải tái khẳng định rằng tất cả mọi người đều phải tôn trọng các nguyên tắc được chấp nhận một cách phổ quát và không thể vi phạm, như phẩm giá con người. Và bên trong khẳng định này cũng có cả sự tự do tôn giáo nữa. Và tự do tôn giáo bao gồm khả thể theo một tôn giáo khác với tôn giáo mà một người được giáo dục sống. Đây là đường gân hở rất đau đớn trong thế giới hồi giáo, trong đó ai rời bỏ đạo Hồi thì bị tố cáo là phản bội và có nguy cơ bi giết, bị bách hại hay bị kỳ thị.

Hỏi: Như thế chỉ khẳng định rằng chúng ta tin vào một Thiên Chúa duy nhất và vào tình yêu đối với tha nhân, như khng định trong bức thư ngỏ của 138 học giả Hồi giáo không thôi, là không đủ, có phải thế không thưa cha?

Đáp: Đó là một khẳng định quan trọng, nhưng phải được lồng khung trong hoàn cảnh cụ thể, nếu không nó sẽ có nguy cơ chỉ là một lời cầu mong mơ hồ. Yêu thương tha nhân một cách cụ thể có nghĩa là gì? Tôi có thể yêu thương kẻ thù không? Tôi có thể yêu thương người tội lỗi, đã phản bội luật Chúa không? Tôi có thể yêu thương người đã đổi đạo, người đã chối đạo không? Đó là những câu hỏi không phụ thuộc, mà chúng ta phải trả lời.

Hỏi: Thưa cha, còn có một nút thắt nền tảng khác mà thư của Tòa Thánh nhắc tới: đó là sự cần thiết hiểu biết một cách khách quan tôn giáo của ngưi khác. Điều gì khiến cho sự hiểu biết này là điều có thể làm đưc thưa cha?

Đáp: Ngày nay đang thắng thế một sự hiểu biết đựa trên các kiểu mẫu có sẵn và trên các chờ mong mà người ta nuôi dưỡng liên quan tới người đối tác. Cần phải thay thế nó bằng một sự hiểu biết dựa trên điều người khác nói về họ. Trong nghĩa này thì điều nền tảng là coi lại các phỏng chừng xem chúng là thật hay là những điều dối trá, được chứa đựng trong các sách giáo khoa Kitô cũng như trong các sách giáo khoa hồi giáo nhằm nuôi dưỡng lòng thù hận, thành kiến và gieo vãi thuốc độc trên con đường của một cuộc gặp gỡ có thể có giữa hai bên.

Hỏi: Có ngưi đã định nghĩa tài liệu của 138 học giả hồi giáo là gây thất vọng, vì không đối diện với nút thắt chính đối với Hồi giáo hiện đại: là sự chồng nhập tôn giáo và chính trị lên nhau. Riêng cha thì cha nghĩ sao?

Đáp: Đây là phản bác có thể được chia sẻ. Tôi xin lập lại, vấn đề không phải là lý thuyết hóa tình yêu thương đối với Thiên Chúa và đối với con người, mà đúng hơn là phải hiểu xem làm sao chúng ta có thể sống chung với nhau mà vẫn khác biệt, và làm sao có thể chấp nhận sự khác biệt mà không trừ qủy nó nhân danh Thiên Chúa, làm sao có thể yêu thương người có lập trường đối nghịch với lập trường của tôi. Và đây chắc chắn là một dây thần kinh bị hở rất đau buốt trong thế giới hồi giáo hiện nay, mà nhiều giới lãnh đạo tôn giáo đã lên tiếng nhưng lạm dụng lèo lái nó, như đi đến chỗ dùng các câu trong Kinh Coran để trao ban lý do tôn giáo cho các lập trường chính trị, cho tới chỗ biện minh cho các vụ mưu sát bằng bom người. Người khác thì lại đi tới chỗ dùng các câu trong Kinh Thánh để trao ban lý lẽ thần học cho các lập trường chính trị, đến độ biện minh cho việc chiếm hữu đất đai hay sự cần thiết phải gây chiến với một dân tộc khác.

Hỏi: Tính cách đa điện của những học giả ký tên vào bức thư gi cho Đức Thánh Cha - họ thuộc các hệ phái Shiít, Sunnít, Ismailit, sufi thuộc 43 quốc gia khác nhau - có bảo đảm cho sự đồng tình gây chấn động trong thế giới hồi giáo không, hay vẫn để bỏ ngỏ vấn đề của một tôn giáo không có một phẩm trật được thừa nhận một cách phổ quát, thưa cha?

Đáp: Các người ký tên vào bức thư thuộc 43 quốc tịch khác nhau, nhưng họ không đại diện cho các quốc gia đó. Nhiều người là các nhân vật có quyền bính và uy tín, nhưng như luôn xảy ra trong thế giới hồi giáo, họ không thể nói nhân danh một tập thể. Có ai đó nhân danh Hồi giáo luôn có thể phản bác những điều họ nói. Thế rồi cũng phải nói thêm rằng như có một vài vị kể lại với tôi: có những vị ký tên vào bức thư mà cũng không đọc để biết nội dung của thư là gì. Họ tin tưởng nơi uy tín của các người đề nghị mở cuộc đối thoại này với Kitô giáo, ở đây là nhà vua Giordania.
 
Hỏi: Như thế có nghĩa là có nhiều lý do cho phép nghi ngờ cuộc đối thoại này... hay sao thưa cha?
 
Đáp: Chúng ta phải thực tế, như Đức Thánh Cha yêu cầu. Thực tế và tin tưởng nơi thiện chí của con người và hoạt động của Chúa Thánh Thần, sẽ soi sáng cho con người. Mặc dù không che dấu được các khó khăn một cách bình thản, sự mới mẻ của biến cố là điều không thể chối cãi và cần phải đánh giá cao nó: đây là lần đầu tiên một nhóm các hiền nhân hồi giáo bầy tỏ sự đồng cảm với Kitô giáo. Và câu trả lời của Tòa Thánh không chỉ là một biên nhận đơn sơ. Chúng ta hy vọng và chúng ta cầu nguyện để hai bên có thể đồng hành với nhau trên một đoạn đường. Điều quan trọng không phải là thảo luận một tài liệu, cũng không phải từ đó soạn ra một tài liệu mới, mà là quyết định gặp gỡ nhau thường xuyên hơn, ít nhất mỗi năm một lần, để cùng nhau thảo luận các vấn đề cụ thể được chuẩn bị trước một cách nghiêm chỉnh và có tinh thần trách nhiệm. Phải tạo ra một mối liên hệ lâu bền, chứ không phải chỉ một cách ngẫu nhiên mà thôi.

(SD 30-4-2008; Avvenire 27-2-2008)

Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.