2008-04-14 15:15:46

Một vài kỷ niệm của Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz với Đức Gioan Phaolô II


Phỏng vấn Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Cracovia về một vài kỷ niệm với Đức Gioan Phaolô II

Trong các ngày vừa qua Đức Cha Cosmo Francesco Ruppi Tổng Giám Mục Lecce, nam Italia, đã bầy tỏ mong ước mau thấy Đức Gioan Phaolô II được phong chân phước và hy vọng người sẽ được tuyên bố là ”Bổn mạng công cuộc truyền giáo mới”.

Đức Cha Ruppi cho biết trong một buổi cử hành Thánh Thể trước mộ thánh Phêrô nhiều Giám Mục đã nói lên ước vọng này. Đức Cha cũng cho biết thêm là mới đây trong một thánh lễ do Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz chủ sự gần hồ Tiberiade, bên Thánh Địa, chính Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Cracovia cũng đã bầy tỏ ước mong thấy Đức Gioan Phaolô II sớm được phong chân phước và được công bố là Bổn Mạng công cuộc truyền giáo mới. Mọi người hiện diện đã vỗ tay tán đồng. Sự đồng tình ấy đã được biểu lộ nhiều lần trong lời cầu nguyện và vang vọng trong nhiều dịp.

Trong một cách thức nào đó các buổi lễ nói trên đã cử hành trước ngày giỗ ba năm Đức Gioan Phaolô II qua đời. Tuy nhiên đó không chỉ là ước mong mà còn là một dấn thân duy trì các lo lắng của Đức Gioan Phaolô II tái trao ban niềm hy vọng cho Âu châu, bằng một công cuộc tái trao truyền Tin Mừng cho toàn xã hội và sống chứng tá Tin Mừng, đặc biệt là trong gia đình, là môi trường đào tạo đầu tiên của cuộc sống con người.

Tưởng cũng nên nhắc lại rằng hôm mùng 1-4-2008 Đức Hồng Y Dziwisz cũng đã chủ tọa buổi họp báo giới thiệu cuốn sách ”Một đời với Kraol” ấn bản bỏ túi tại nhà thờ Đức Maria in Trastevere ở Roma. 2 triệu ấn bản của cuốn sách này đã được bản tại 15 nước trên thế giới. Một phần số tiền bán sách sẽ được dành để xây Trung tâm giới trẻ Gioan Phaolô II ”Đừng sợ hãi” tại Lagiewniki, trên một thửa đất gần xưởng Solvay, nơi thanh niên Wojtila làm việc khi còn trẻ. Trung tâm này có một nhà nguyện, một trung tâm nghiên cứu, một khu vực diễn thuyết hội họp, một nhà dào tạo nhân viên thiện nguyện, một cơ cấu tiếp đón khách hành hương. Kiến trúc sư trẻ tuổi người Ba Lan Andrzej Kikulski đã trúng tuyển trên tổng số hơn 30 kiến trúc sư quốc tế. Kinh phí xây trung tâm là 60 triệu Euros. Các công trình xây cất sẽ bắt đầu vào ngày 16 tháng 10 tới đây và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2013.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Stanislsaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Cracovia, nguyên Bí thư của Đức Gioan Phaolô II trong 40 năm trời về một số kỷ niệm liên quan tới Vị Tôi Tớ Chúa.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y nhân lễ giỗ 3 năm Đức Gioan Phaolô II qua đời, tín hữu toàn nước Ba Lan tham dự các buổi lễởng niệm ”Karol vĩ đi”, ngưi con ưu tú ca đt nước này. Trên tấm phông lớn treo ở mặt tiền toà tổng giám mục có hình Đức Gioan Phaolô II còn trẻ tươi cười và hàng chữ lớn ”Các phép lạ”. Đức Hồng Y hay nói về Đc Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y nghĩ gì về lễ giỗ Đức Cố Giáo Hoàng?

Đáp: Mỗi một lần tưởng niệm Đức Cố Giáo Hoàng là một thời gian ơn thánh lập lại. Vâng tôi hay nói về Đức Gioan Phaolô II, nhưng đối với tôi điều quan trọng không phải là nói về người cho bằng nói với người. Dĩ nhiên là tôi muốn nói tới cuộc đối thoại thiêng liêng với người. Mỗi khi tôi gặp vấn đề khó giải quyết, tôi đều hướng tới vị Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II và xin người trợ giúp. Và đây không phải chỉ là kinh nghiệm của riêng cá nhân tôi. Có rất nhiều người cũng làm như thế, họ cầu xin Chúa qua lời bầu cử của người và họ nhận được ơn.

Hỏi: Có phải Đức Hồng Y ám chỉ các trường hợp ơn thánh mà có thể gọi là phép lạ hay không?

Đáp: Vâng, tôi tin như thế. Và sự kiện đáng gây kinh ngạc nhất là thường khi đó là ơn sinh con, ơn mầu nhiệm của một sự sống mới. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã là vị Giáo Hoàng của việc bênh vực sự sống con người, và bảo vệ gia đình. Và giờ đây chúng ta trông thấy các kết qủa ngoại thường. Tôi vừa mới đi hành hương Giêrusalem về. Tại Giêrusalem có một phụ nữ Ba Lan tới gặp tôi và kể chuyện con gái của bà. Con gái của bà đã được Đức Karol Wojtila ban phép Thêm Sức. Rồi sau đó cô lớn lên và lập gia đình, nhưng lại không thể có con. Mới đây chị ấy đi hành hương Roma và đến cầu nguyện cạnh mộ của Đức Gioan Phaolô II và hiện nay chị đang đợi sinh con trai. Có một trường hợp khác nữa: đó là trường hợp của một cặp vợ chồng người Ý sinh sống tại Milano. Các bác sĩ cho biết là họ không thể có con. Một người bạn của họ khuyên họ cầu xin với Đức Gioan Phaolô II, nhưng họ không phải là các tín hữu sống đạo, và họ đã không làm theo lời ông bạn đề nghị. Thấy thế ông bạn ấy mới về Roma hành hương và cầu nguyện bên mộ Đức Gioan Phaolô II để xin người bầu cử cho đôi vợ chồng anh bạn có con. Vài tuần sau đó chị ta mang thai. Đây chỉ là hai thí dụ trong số rất nhiều trường hợp tôi biết.

Hỏi: Với thời gian qua đi các kỷ niệm về Đức Gioan Phaolô II chắc chắn cũng phai mờ thôi. Trong tim của dân chúng có còn ký ức nào về Đc Karol Wojtila không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Tôi thấy rằng thời gian càng qua đi, ước mong hiểu biết gương mặt và giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II lại càng gia tăng. Giờ đây người ta khám phá ra gương mặt và giáo huấn của người trong chiều sâu, và biết rằng tất cả những gì người nói và làm, đều do sức mạnh sự kết hiệp mật thiết của người với Thiên Chúa.

Hỏi: Chuyến công du Ba Lan lần cuối cùng hồi năm 2002 đã là chuyến công du của Lòng Từ Bi Chúa, vì trong dịp này Đc Gioan Phaolô II đã khánh thành Đền Thánh mới kính Lòng Thương Xót Chúa tại Lagiewniki. Thế rồi ngưi cũng đã qua đời ngày áp Chúa Nhật lễ kính Lòng Từ Bi Chúa mùng 2 tháng 4 năm 2005. Đức Hồng Y có nhìn thấy biểu tượng nào trong biến có này không?

Đáp: Trước triều đại của Đức Gioan Phaolô II đề tài lòng thương xót Chúa đã không được phổ biến rộng rãi nhiều lắm trong Giáo Hội. Chính Đức Gioan Phaolô II đã khiến cho nó được hiển nhiên hơn, bắt đầu với thông điệp ”Thiên Chúa Giầu lòng thương xót - Dives in misericordia”. Người đã cho thấy rằng nếu loài người không tín thác nơi vòng tay cứu độ xót thương của Thiên Chúa, thì sẽ không có phương dược nào giúp chống lại sự tuyệt vọng. Có một lần nhà văn André Frossard đã hỏi Đức Gioan Phaolô II ”Đâu là đối tượng chính lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha?”, Đức Gioan Phaolô II trả lời: ”Tôi cầu nguyện để lòng thương xót Chúa bao trùm toàn thế giới”. Theo tôi nguồn gốc của thái độ này của Đức Gioan Phaolô II là kinh nhgiệm chiêm niệm của người. Đức Gioan Phaolô II là người luôn luôn đắm chìm trong mầu nhiệm của Thiên Chúa. Người nói như người sống. Và từ đó phát xuất ra sức mạnh trong giáo huấn của người.

Hỏi: Đức Hồng Y có tin rằng đã có nhiều điu đưc thay đi trong các tương quan giữa tín hữu công giáo và tín hữu hồi giáo hay không?

Đáp: Đức Gioan Phaolô II đã luôn luôn coi ”sự xung đột văn minh” như là một tai ương đích thật. Người tin nơi sự đối thoại và tìm đối thoại trên bình diện văn hóa và cá nhân, và đã không bỏ lỡ cơ hội nào mà không làm điều đó. Nhưng luôn luôn với ý thức rõ ràng về căn tính Kitô giáo. Cuộc gặp gỡ của người với giới trẻ bên Marốc đã là biến cố đáng ghi nhớ. Tôi còn nhớ trước chuyến công du Đức Gioan Phaolô II đã họp với các chuyên viên quốc tế về Hồi giáo, và họ khuyên người nên thận trọng trong việc dùng từ ngữ. Nhưng người trả lời: ”Ồ không, tôi là vị giám quản của Chúa Kitô trên trần này và tôi phải làm chứng cho điều đó chứ!”

Hỏi: Thế cuộc gặp gỡ của Đức Gioan Phaolô II với người trẻ Marốc đã diễn tiến như thế nào thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Tại sân vận động thủ đô Rabat Đức Thánh Cha đã đọc một bài diễn văn khơi dậy sự cảm phục lớn lao. Người trẻ đã vỗ tay tán thưởng nhiều lần và tự nhiên tôi liên tưởng tới kinh nghiệm tại Ba Lan, và tôi đã lo sợ là đã có sự giàn xếp từ phía các giới chức chính quyền. Nhưng tôi đã khám phá ra rằng đã không có ai chờ đợi một phản ứng nhiệt tình như thế của người trẻ cả. Tất cả đều tự phát.

Thế rồi tại Cairo bên Ai Cập và tại Damasco bên Siria các giới chức lãnh đạo Hồi giáo đã tiếp đón Đức Gioan Phaolô II như là ”một người bạn”. Họ cảm thấy được ngài qúy trọng. Và tới phiên họ, họ nhận ra nơi Đức Gioan Phaolô II ”vị lãnh đạo tinh thần của thế giới”. Người ta đã gọi Đức Thánh Cha như thế trong chuyến công du bên Siria.

Hỏi: Ngày nay xem ra có một thứ ngôn ngữ khác đang thống trị thế giới Hồi giáo, có phải thế không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Các nốt giọng và cung điệu có thể thay đổi, nhưng sự lựa chọn vẫn tồn tại: đó là lựa chọn đối thoại thẳng thắn, chứ không phải là đối kháng ý thức hệ. Mỗi Giáo Hoàng có đặc sủng riêng và Đức Thánh Cha Biển Đức XVI biết đương đầu cả với các trường hợp khó khăn nhất với sự khôn ngoan và chiều sâu văn hóa. Và nhiều lần Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nhấn mạnh cho thấy lập trường rõ ràng của người là tránh xa cái luận lý của cuộc xung đột văn minh.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Gioan Phaolô II sẽ mau chóng đưc phong chân phưc, có đúng vậy không?

Đáp: Mọi chuyện tiến hành tốt đẹp. Dĩ nhiên cần phải có thời gian vì có biết bao nhiêu tài liệu phải cứu xét và biết bao nhiêu chứng từ phải thu thập, không phải chỉ ở Roma hay Ba Lan mà trên toàn thế giới. Như là tổng giáo phận Cracovia chúng tôi không gây áp lực. Tôi cũng đã thưa với Đức Thánh Cha như thế. Quyết định là do Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là người hành động dưới sự soi sáng của Chúa Thánh Thần. Chúng tôi luôn luôn cầu nguyện cho ý chỉ đó.

(Avvenire 1-4-2008)

Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.