2008-02-07 17:05:13

TÍN HỮU CÔNG GIÁO TRUNG HOA TẠC TƯỢNG GỖ ĐỨC CHÚA KITÔ


Hơn mấy chục năm nay, ông Trịnh Thục Đức - tín hữu Công Giáo Trung Hoa - tạc các tượng gỗ Đức Chúa GIÊSU KITÔ Chịu Đóng Đinh và dâng cúng cho các nhà thờ Công Giáo trong vùng.

Ông Thục nghèo thật nghèo. Niềm vui duy nhất và cao cả nhất trong đời chính là lúc ông tạc các tượng Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Ngay khi vừa dành dụm được ít tiền tức khắc ông mua gỗ và tạc tượng. Ông giải thích:

- Tôi tạc tượng Đức Chúa GIÊSU KITÔ với trọn tâm lòng. Đây không phải nghề kiếm tiền sinh sống mà là một đam mê nhiệt tâm!

Trong cái xưởng nhỏ xíu của ông, có cuốn sách mở nơi trang có hình ảnh Đức Chúa GIÊSU KITÔ của hai nhà điêu khắc đại tài người Ý: MichelAngelo Buonarroti (1475-1564) và Leonardo da Vinci (1452-1519). Cuốn sách bằng tiếng Ý do các thừa sai Công Giáo Ý trao tặng. Đó là những ảnh mẫu ông Thục dùng để tạc các tượng Đức Chúa GIÊSU KITÔ, đường nét tuyệt đẹp, qua bàn tay chai cứng sần sùi của ông. Đúng là các kiệt tác! Ông Thục không nhớ rõ mình đã tạc bao nhiêu tượng. Ông chỉ nhớ loáng thoáng là nhiều lắm, nhiều lắm! Người em trai, ông Trịnh Hoàn Đức, tỏ ra nắm chắc con số hơn anh. Ông Hoàn nói:

- Khoảng hơn 50 tượng Đức Chúa GIÊSU KITÔ!

Ông Trịnh Thục Đức dường như được chiếm hữu bởi Đức Chúa GIÊSU dấu ái. Ông thổ lộ:

- Giây phút hân hoan nhất trong đời chính là lúc bàn tay tôi tạc tượng Chúa và khi tôi tham dự Thánh Lễ. Trong lòng tôi lúc ấy hoàn toàn thanh thản trong sạch không vấy bẩn bởi bất cứ tư tưởng nào khác!

Anh em họ Trịnh thuộc về một gia đình Công Giáo khác thường sống nơi làng cách Tây An không xa. 7 ngàn trong số 23 ngàn dân là tín hữu Công Giáo. Hồi năm 1949, trong làng chỉ có khoảng 70 tín hữu Công Giáo. Cả bốn anh em họ Trịnh đều có biệt tài. Ông Trịnh Hoàn Đức chuyên nắn các tượng Đức Mẹ MARIA bằng thạch cao. Người em gái út, bà Trịnh Lâm Ngọc vẽ và sơn các bức ảnh đạo trên tường. Người chị cả Trịnh Lan Yến là Nữ Tu. Chị Lan Yến bị giam 13 năm tù trong thời cách mạng văn hóa. Chị nói:

- Tôi không nhắc lại những chuyện kinh khủng ấy vì chúng qua rồi. Điều quan trọng chính là đời sống mai sau!

Vừa nói, chị Lan Yến vừa chớp chớp đôi mắt ngời sáng đầy nét nhân hậu.

Ông Thục giải thích thêm:

- Chị tôi có quả tim thật bao la. Chị bị kết án vì tội giảng dạy môn tôn giáo, tức là tội tranh dành ảnh hưởng với đảng cộng sản và nhà nước vô thần! Vào thời kỳ đó, nếu không có ơn Chúa trợ giúp, hẳn cả gia đình tôi đã chết hết rồi! Thật kinh hoàng! Thật khủng khiếp! Chúng tôi chỉ chiến đấu từng ngày, đủ sức để sống đến ngày hôm sau. Mỗi lần bị người ta làm khổ làm hại, chúng tôi thường nghĩ rằng: Đức Chúa GIÊSU cầu nguyện cho chúng tôi!

Trong khoảng thời gian từ năm 1963 đến năm 1978, toàn gia đình họ Trịnh bị chụp mũ, bị gán tội ”phản cách mạng”. Thế là họ thường xuyên bị dẫn đi quanh làng để chịu sỉ nhục phỉ báng. Không bút mực nào kể xiết! Rồi đùng một cái, vào một ngày đẹp trời trong năm 1978, chiếc mũ ”phản cách mạng” được cất khỏi đầu! Cuộc bách hại ngưng ngay tức khắc.

Ông Trịnh Thục Đức thổ lộ:

- Đâu có gì đáng nói, nếu con người chỉ sống để ăn ngày ba bữa? Heo cũng ăn suốt ngày mà! Phần chúng ta - những con người - nhất là các tín hữu Công Giáo, chúng tôi đặt trọn niềm tin nơi THIÊN CHÚA. Chúng tôi cao trọng hơn thú vật ngàn lần!

Ông Thục chỉ có vỏn vẹn ba mảnh đất nhỏ để trồng ít lúa mì, bắp và khoai. Nhưng chả thấm thía vào đâu. Thành ra ông cứ nghèo xơ nghèo xác. Tài sản duy nhất và quý báu nhất đời ông chính là Đức Chúa GIÊSU. Ông mơ ước Thiên Đàng. Ông đơn sơ nói:

- Dĩ nhiên người ta không thể nào diễn tả bằng lời. Nhưng chắc chắn Thiên Đàng phải tuyệt diệu lắm, đầy dẫy niềm hoan lạc vô biên!

Theo thống kê, Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc gồm khoảng 80% tín hữu sống tại miền quê. Đức Tin thật sống động. Đó là Giáo Hội của người nghèo!

... ”Hôm đó là ngày áp l, người Do-thái không muốn để xác chết trên thánh giá trong ngày sa-bát, mà ngày sa-bát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh vi Đc Chúa GIÊSU. Khi đến gần Đức Chúa GIÊSU và thấy Ngưi đã chết, họ không đánh giập ống chân Ngưi. Nhưng mt người lính lấy giáo đâm vào cnh sưn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra .. Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào ca Người sẽ bị đánh giập. Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu” (Gioan 19,31-37).

(”LE FIGARO”, Samedi+Dimanche 24+25 Mars 2001)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt







All the contents on this site are copyrighted ©.