2008-01-19 15:41:24

Những dấu chỉ băng hoại văn hóa xã hội tại Italia


Phỏng vấn giáo sư Renato Guarini, viện trưởng đại học La Sapienza Roma, về vụ phản đối Đức Thánh Cha Biển Đức XVI viếng thăm đại học nhân lễ khai giảng niên khóa 2008

Trong các ngày qua dư luận Italia và Âu châu đột nhiên nóng bỏng vì vụ một nhóm 67 giáo sư đại học La Sapienza ở Roma viết thư phản đối viện trưởng mời Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tham dự và phát biểu trong buổi lễ khai giảng niên khóa 2008. Bên cạnh đó một vài nhóm sinh viên cực tả qúa khích đã tổ chức biểu tình trong sân đại học, rồi chiếm văn phòng viện trưởng để phản đối chuyến viếng thăm, trong khi ban giám đốc và đa đố các sinh viên chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ này. Tuy Bộ trưởng Nội Vụ D'Amato bảo đảm an ninh cho chuyến viếng thăm, nhưng bầu khí thiếu an bình thanh thản đã khiến cho Tòa Thánh ra thông cáo cho biết Đức Thánh Cha quyết định rời chuyến viếng thăm, và chỉ gửi bài nói chuyện của ngài cho buổi lễ khai giảng thôi.

Đại học La Sapienza được Đức Giáo Hoàng Bonifazio VIII thành lập năm 1303 và là một trong những đại học lớn nhất thế giới, với 150.000 sinh viên, 4500 giáo sư giảng dậy trong 21 phân khoa. Ngoài ra đại học cũng có 130 ban nghành và học viện, cộng thêm 127 trường chuyên môn, 21 viện bảo tàng và hơn 150 thư viện, với tổng cộng hơn 100 sơ cở, trong đó có 36 cơ sở nằm trong thành phố Roma.

Nhóm 67 giáo sư nói trên thuộc phân khoa khoa học vật lý, đứng đầu là giáo sư Marcello Cini, cho rằng Đức Giáo Hoàng khi còn là Hồng Y, trong một bài thuyết trình ngày 15 tháng 2 năm 1990 tại chính học La Sapienza, đã bênh vụ án chống Galileo, nên không xứng đáng đến phát biểu tại đại học La Sapienza.

Nhật báo ”Il Giornale” xuất bản tại Italia ngày 14 tháng Giêng đã đăng nguyên văn bài thuyết trình của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger và cho thấy rõ nhóm giáo sư khoa học nói trên đã ”phản đối thuộc lòng” theo tin tức phiến diện, đọc được đâu đó trên Internet, mà không đọc nguyên văn bài này, nên hiểu ngược lại tư tưởng của Đức Hồng Y Ratzinger. Trong bài thuyết trình hồi đó, Đức Hồng Y Ratzinger đã trích lại câu của triết gia về khoa học Paul Feyerabend, không phải để tán đồng tư tưởng của ông, mà là để bênh vực tính duy lý theo kiểu khoa học gia Galileo, chống lại khuynh hướng hoài nghi và chủ nghĩa tương đối của nền văn hóa hậu tân tiến. Triết gia Feyerabend khẳng định rằng vào thời Galileo Giáo Hội khoa học hơn cả khoa học gia Galileo nên vụ kết án Galileo là đúng và hợp lý. Đức Hồng Y Ratzinger phản bác lại lập luận này và cho rằng thật là vô lý khi đưa ra những nhận xét như vây để bênh vực Giáo Hội. Thật thế, những ai theo dõi các buổi nói chuyện mới đây của Đức Thánh Cha đều biết rằng Đức Thánh Cha rất khâm phục khoa học gia Galileo là người đã khẳng định rằng cuốn sách của thiên nhiên được viết bằng ngôn ngữ toán học.

Cuộc tranh luận này khiến cho người ta nhớ lại vụ thế giới Hồi giáo bồng bột ồn ào phản đối bài diễn văn Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đọc tại đại học Regensburg, bên Đức, một cách hời hợt, theo cảm hứng và dựa trên các tin tức thất thiệt, phiến diện bị giới truyền thông lèo lái, mà không hiểu biết nội dung và chủ ý đích thực của bài diễn văn là khuyến khích đối thoại giữa Kitô giáo và Hồi giáo.

Biến cố nói trên đã gây ra một làn sóng phẫn nộ giữa các giáo sư đại học La Sapienza, giới trí thức, nhiều nhà chính trị hữu phái cũng như tả phái và giới văn hóa xã hội.

Giáo sư Giorgio Israel phê bình sự kiện này như sau: ”Một giáo sư phải coi kiểu đọc không chú ý, hời hợt và thiếu sót dẫn đến một sự méo mó đích thật như vậy, là một thất bại nghề nghiệp. Nhưng tôi sợ là ở đây sự sít sao trí thức ít được chú ý, mà chủ ý là gây ra các rạn nứt bằng mọi giá”.

Các tin tức cuối cùng cho biết nhóm sinh viên phản đối cũng đã cản ngăn không cho Đức Cha Enzo Dieci, Giám Mục Phụ tá Roma, đến dâng thánh lễ cho sinh viên trong nhà nguyện đại học, như dự kiến sau lễ nghi khai giảng, đồng thời cũng là dịp kỷ niệm 60 năm thành lập nhà nguyện này.

Thế là hình ảnh Italia, một quốc gia quy tụ 70% gia tài nghệ thuật toàn thế giới và có đa số dân theo Công Giáo, đã lọ lem vì hàng trăm ngàn tấn rác chất đống ngập đầu trong thành phố Napoli từ bao tuần qua, giờ đây lại càng lem luốc hơn trước mặt toàn thế giới. Lý do chỉ vì một nhóm giáo sư và sinh viên duy đời cực đoan phản đối không cho Đức Giáo Hoàng là quốc trưởng của Nước Vaticăng, đồng thời là thủ lãnh của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ gồm hơn 1 tỷ tín hữu, một thần học gia và là một giáo sư tên tuổi, lên tiếng tại đại học La Sapienza, là đại học đã do chính Giáo Hội thành lập cách 705 năm. Hai nước Tây Ban Nha và Đức đã coi vụ việc xảy ra là một ”xì căng đan” chưa từng thấy. Nhật báo ”Suddeutsche Zeitung” vùng Bavière, nam Đức, châm biếm tường thuật diễn biến với hàng tít lớn ”Đại học Khôn Ngoan hay Ngu Đần”.

Biến cố nói trên đã gây sóng gió trong quốc hội, giữa các giới chức chính trị, xã hội, văn hóa và tôn giáo Italia.

Giáo sư khoa học gia vật lý Antonio Zichichi nói: “Các ông này của đại học La Sapienza phản đối và xuyên tạc tư tưởng của Đức Giáo Hoàng, vì họ qúa khiếp sợ Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và sự uyên bác vĩ đại của ngài”.

Còn giáo sư Roberto Colombo, giám đốc Phòng thí nghiệm sinh học phân tử và di truyền đại học Mlano, thì khẳng định rằng: ”Một người mà không biết tiếp đón một chứng nhân của việc tìm kiếm chân lý, hòa bình, thì không thể là thầy dậy giới trẻ được”.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn giáo sư Renato Guarini, viện trưởng đại học La Sapienza, về biến cố đáng buồn hạ nhục quốc thể Italia này.

Hỏi: Tại sao giáo sư lại mời Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tham dự buổi lễ khai mạc niên khóa 2008 tại đại học La Sapienza?

Đáp: Mỗi năm đại học La Sapienza chọn một đề tài thảo luận cho buổi lễ khai giảng. Năm nay chúng tôi chọn đề tài ”Án tử hình”. Vì thế tôi thấy không có ai uy tín hơn Đức Thánh Cha Biển Đức XVI để giúp chúng tôi suy tư về đề tài này. Và nhất là bởi vì trong qúa khứ Đức Thánh Cha đã nhiều lần lên tiếng bảo vệ các quyền dân sự và các quyền con người.

Hỏi: Có nhiều người phản đối không muốn cho Đc Thánh Cha đến tham dự và phát biểu trong buổi lễ khai giảng, kể cả các giáo sư, có đúng thế không, thưa giáo sư vin trưởng?

Đáp: Điều trước tiên tôi muốn nói là có rất nhiều giáo sư và sinh viên ghi danh tham dự buổi lễ, nhưng vì đại thính đường chỉ có 1000 chỗ thôi nên chúng tôi dự trù đặt các màn truyền hình lớn trong nhà nguyện cũng như ngoài sân đại học để các sinh viên có thể theo dõi. Ban giáo sư đại học là 4500 người, trong khi lá thư phản đối chỉ do 67 người ký. Hơn nữa lá thư phản đối đó lại dựa trên các điểm tham chiếu và trích dẫn sai lạc. Các giáo sư vật lý lỗi lạc như thế, mà lại chưa đọc hết những gì Đức Hồng Y Ratzinger đã nói liên quan tới vụ án Galileo và các vấn đề khoa học, thì thật là tồi tệ và đáng tiếc.

Thế rồi tôi cũng phải minh xác thêm hai điều: thứ nhất theo nghi thức vẫn được duy trì nguyên vẹn từ trước tới nay, phần đầu là lễ nghi khai giảng niên khóa với bài thuyết trình của một giáo sư của đại học và các trao đổi tư tưởng giữa các giáo sư và sinh viên. Đức Thánh Cha chỉ phát biểu trong phần hai sau lễ nghi khai giảng mà thôi.

Hỏi: Trong các đin văn ca ngưi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI liên tục mời gọi đối thoại giữa lòng tin và lý trí. Có phải vì thế mà giáo sư mi Đức Thánh Cha phát biểu không hay?

Đáp: Tôi thấy là điều hiển nhiên là trong một đại học cần phải luôn luôn có sự đối chiếu giữa lòng tin và lý trí. Nhất là phải đưa ra câu hỏi liên quan tới sứ mệnh của khoa học, của việc nghiên cứu khoa học, liên quan tới các giá trị luân lý của nó. Và phải đưa ra các suy tư này một cách độc lập với các ý thức hệ và sự tùy thuộc tôn giáo. Lý do vì các giá trị luân lý đạo đức là của tất cả mọi người, độc lập với lòng tin. Điều quan trọng là lắng nghe và thảo luận về mọi sự, mà không có thái độ khép kín và ngăn cản, vì làm như thế là khước từ chính tính cách đời.

Hỏi: Giáo sư ch đợi gì nơi chuyến vgiếng thăm ca Đức Thánh Cha Biển Đức XVI?

Đáp: Tôi hy vọng đây là dịp giúp đào sâu và rộng mở cho các đối chiếu liên quan tới các đề tài về xã hội và con người. Đức Thánh Cha là một nhà văn hóa lớn, chúng ta tất cả đều biết Đức Thánh Cha là một người có suy tư triết học rất sâu sắc, vì thế có thể mở ra cuộc đối thoại với người liên quan tới các đề tài này. Vì nói cho cùng chúng ta phải trao ban cho người trẻ các viễn tượng tốt đẹp, lý do là vì ngày nay giới trẻ không còn có các lý tưởng cao đẹp nữa. Chúng ta phải tìm mọi cách giúp họ có được các lý tưởng đó. Và người ta không thể đạt các lý tưởng cao đẹp bằng cách giảng dậy sự tàn phá tất cả. Tôi thấy trong lãnh vực này lại tái xuất hiện các ”thầy dậy xấu” của một vài năm trước đây.

Hỏi: Khuynh hưng duy đời cực đoan tự tôn mình lên hàng tôn giáo có khiến cho giáo sư khó chịu không?

Đáp: Rất tiếc đây là điều đang xảy ra. Nó rất là nguy hiểm và đáng buồn, vì nó dựa trên ý thức hệ của sự tàn phá, chứ không đặt nền tảng trên việc xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.

Hỏi: Thưa giáo sư, các phản kháng tại đại học La Sapienza đã khiến cho Tòa Thánh hủy bỏ chuyến viếng thăm ca Đc Thánh Cha. Giáo sư có cảm nghĩ gì?

Đáp: Đây là một thất bại cho sự tự do diễn tả, nhưng cũng là một thất bại cho thế giới đời. Đáng lý ra chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đã là một dịp rất quan trọng cho cộng đoàn đại học chúng tôi, một dịp lắng nghe tiếng nói của một học giả có tiếng tăm lớn và là người hiểu biết các vấn đề của khoa học và đạo đức luân lý. Diễn văn Đức Thánh Cha gửi tới và đã được tuyên đọc đã an ủi chúng tôi một chút. Nhưng cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha đáng lý ra đã là một thời điểm suy tư quan trọng đối với những người tin cũng nhưng không tin, liên quan tới các vấn đề đạo đức dân sự, như việc dấn thân hoạt động để hủy bỏ án tử hình, là các vấn đề diễn tả nhựa sống cho công việc giảng dậy và nghiên cứu của chúng tôi. Việc lắng nghe tiếng nói của một học giả đã viết về các vấn đề của thời đại chúng ta sẽ là thực phẩm cho tự do lương tâm và cho những người tự vấn theo tinh thần đời.

(Avvenire 15/16-1-2008)

Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.