2007-12-19 11:31:03

Thế giới ngày nay thiếu hy vọng


Một số nhận định của ông René Girard, chuyên viên nhân chủng học người Pháp, về thông điệp ”Spe salvi” của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

Ngày 30-11-2007 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã công bố thông điệp ”Spe salvi - Trong hy vọng chúng ta đã được cứu độ”. Đây là thông điệp thứ hai của Đức Thánh Cha. Trong thông điệp thứ nhất ”Thiên Chúa là Tình Yêu” Đức Thánh Cha khẳng định rằng mục đích chính yếu của Kitô giáo là giúp con người đón nhận tình yêu của Thiên Chúa và chia sẻ Tình Yêu ấy, bắt đầu bằng Tình Yêu ở hình thức quyết liệt nhất là sự hy sinh của Chúa Kitô.

Trong thông điệp thứ hai về hy vọng, Đức Thánh Cha xác quyết rằng niềm tin nơi Chúa Kitô mang lại một niềm hy vọng ơn cứu độ đời đời, niềm hy vọng này có nền tảng vững chắc và nâng đỡ chúng ta qua những thăng trầm của thế giới này.

Khi giới thiệu Chúa Giêsu Kitô như nguồn mạch Tình Yêu và Hy Vọng cho con người thời nay, Đức Thánh Cha cố gắng giải thích xác tín của Giáo Hội một cách có sức thuyết phục, nhưng không có tính cách dùng uy quyền. Trong thông điệp Đức Thánh Cha phê bình nền văn hóa hiện đại, cảnh giác chống lại thái độ tôn sùng khoa học kỹ thuật, sự ích kỷ cá nhân và ích kỷ kinh tế, cũng như những thái qúa có tính chất ý thức hệ và những quan niệm sai lầm về sự tự do. Nhưng sự phê bình của ngài dựa trên một phân tích có lý luận, phản ánh xác tín của Đức Thánh Cha, theo đó Kitô giáo không phải chỉ là một sự tập luyện đức tin, nhưng có ý nghĩa đối với con người thời nay.

Trong phần đầu của thông điệp ”Spe salvi” Đức Thánh Cha trình bầy niềm hy vọng Kitô đựa trên đức tin theo giáo huấn của Kinh Thánh Tân Ước và trong Giáo Hội sơ khai. Tiếp đến ngài giải thích thế nào là đời sống vĩnh cửu, rồi ngài bác bỏ quan niệm cho rằng niềm hy vọng Kitô có tính chất cá nhân chủ nghĩa. Đức Thánh Cha cũng trình bầy bản chất đích thực của niềm hy vọng Kitô.

Trong phần thứ hai của thông điệp, Đức Thánh Cha bàn về những ”nơi để học và thực hành hy vọng”, trước tiên là việc cầu nguyện, tiếp đến là hành động và chịu đau khổ, và thứ ba là cuộc phán xét chung.

Từ khi thông điệp được công bố đến nay đã có nhiều phản ứng từ nhiều giới khác nhau. Lần trước chúng tôi đã gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Linh Mục Pierangelo Sequeri, thần học gia giáo sư phân khoa thần học Milano bắc Italia. Hôm nay xin gửi đến qúy vị và các bạn một số nhận định của giáo sư René Girard, chuyên viên nhân chủng học người Pháp, về thông điệp ”Spe salvi” của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI.

Hỏi: Thưa giáo sư, là tín hu và là ngưi có đôi mắt không mệt mỏi khám phá lãnh vực thánh thiêng, đâu là đim đã đánh đng giáo sư nht trong thông điệp ”Spe salvi” của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI?
 
Đáp: Điều gây ấn tượng mạnh nơi tôi đó là Đức Thánh Cha nối liền lòng tin và niềm hy vọng, khi người nhấn mạnh rằng chúng bị lẫn lộn trong dòng lịch sử của Kitô giáo. Xem ra Đức Thánh Cha phiền trách thế giới có ít lòng hy vọng hơn là ít lòng tin, vì niềm hy vọng có vai trò chính yếu trong lòng tin.

Một lần nữa người ta nhận thấy trong thông điệp này Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI muốn nhấn mạnh trên các sự thật nền tảng của Kitô giáo, thường bị tín hữu ngày nay lãng quên. Đức Thánh Cha nói với chúng ta rằng niềm hy vọng Kitô không có tính cách cá nhân chủ nghĩa như thời đại ngày nay tìm làm cho chúng ta tin như thế. Đồng thời đương đầu với thế giới xã hội trong nhãn quan của các ý thức hệ tân tiến là giản lược và lạc hướng.

Hỏi: Giáo sư đề cập đến thông điệp xã hội trong nghĩa nào?

Đáp: Trong nghĩa trở về với nền tảng xã hội của Kitô giáo. Kitô giáo trong tổng thể của nó quan trọng hơn là từng người trong chúng ta. Và nó đang bị đe dọa bởi một ý niệm sai lầm về tiến bộ. Đây là một sự đe dọa trực tiếp đè nặng trên thế giới chúng ta ngày nay. Xem ra thông điệp của Đức Thánh Cha muốn nói tới các vấn đề nghiêm trọng của việc chạy đua vũ trang, của môi sinh, của việc tiêu thụ dầu hỏa.

Hỏi: Thưa giáo sư trong phn đầu của thông đip Đức Thánh Cha nhắc lại biến cố niềm hy vọng Kitô đến trong một thế giới ngoại giáo không có viễn tưng tương lai, có đúng thế không?

Đáp: Đức Thánh Cha nói với chúng ta một cách rất rõ ràng rằng các thần linh của thế giới cổ xưa như các thần linh Roma không thể đem lại hy vọng cho con người. Nhưng Thiên Chúa của người Kitô thì hoàn toàn khác hẳn. Tình yêu thương và sự chú ý mà Thiên Chúa dành để cho con người là liên tục và sâu thẳm, sâu thẳm hơn là quan niệm của chính chúng ta về bản chất nhân loại của mình.

Hỏi: Trong thông đip Đức Thánh Cha cũng nhắc tới các trình bầy đầu tiên liên quan tới Chúa Giêsu như là một triết gia, tại sao vậy?

Đáp: Đây là một cái nhìn không chú ý đủ tới cuộc Khổ Nạn, là dữ kiện nòng cốt của Kitô giáo. Biến cố này mới mẻ tới độ thiếu cả từ vựng để nói về nó. Nhưng ngày nay chúng ta có thể tự hỏi mình có còn đang trên đường hướng tới các giải thích sâu xa hơn về cuộc Khổ Nạn hay không. Tôi thấy hình như thông điệp của Đức Thánh Cha mời gọi liên tục suy tư về sự kiện Thiên Chúa gần gũi với chúng ta hơn, vì có sự hiện diện này của khổ đau, cần thiết đến như thế trong tương quan giữa Thiên Chúa và con người.

Hỏi: Một sự khổ đau đã đưc Đức Thánh Cha nhắc tới qua các gương mặt thánh thiện của các nhân vật khác nhau, có đúng thế không thưa giáo sư?

Đáp: Vâng đúng thế. Các mẫu gương thánh thiện được nhắc tới trong thông điệp là những gương mặt tân thời và đến từ các quốc gia không tây phương, từ các quốc gia đau khổ rất nhiều và đã không có một truyền thống Kitô. Như thế thông điệp nhấn mạnh trên tính cách đại đồng của Kitô giáo, và trên sự kiện nó sống động cả tại những nơi mà người tây âu không ngó ngàng gì tới. Trong các vùng đất đó Kitô giáo lớn lên và đạt các kiểu diễn tả trong một số khía cạnh nào đó mạnh mẽ hơn bên Tây Phương là thế giới căng phồng khoa học và các khả năng sản xuất.

Hỏi: Thưa giáo sư, thông điệp của Đức Thánh Cha trích lại một tư tưởng của triết gia Kant liên quan tới ”cái tận cùng của mọi sự”, được chỉ cho thấy như là một hòn đá mốc của các nghi hoặc đối với sự tiến bộ. Giáo sư có ngc nhiên đối với lời trích này hay không?

Đáp: Đoạn này của thông điệp rất là hay, vì nó nêu bật sự kiện triết lý, khi được nhìn từ gần, thì không qúa đơn sơ trong quan niệm về tính cách tân thời, về khoa học và về sự tiến bộ như người ta thường nói. Như thế cả trong triết học lương tâm của chúng ta cũng có thể tìm thấy các điểm giúp thức tỉnh đối với các nguy cơ, mà thời đại ngày nay đang trải qua.

Hỏi: Nhưng mà triết lý như triết lý của ông Marx chẳng hạn, cũng có thể trở thành nền tảng của các ý thức hệ thê thảm chứ, thưa giáo sư?

Đáp: Thông điệp nhắc cho chúng ta biết cái tật xấu chính của các ảo tưởng thời đại. Chúng tin rằng chúng có thể bổ khuyết cho nhân loại một cách vĩnh viễn, nhưng mỗi lần thực hiện ảo tưởng là mỗi lần nó lại để cho con người bị chưng hửng.

Ngoài sự kiện khiến cho tình hình tồi tệ thêm ra, ngày nay loại ảo tưởng này bắt đầu xem ra lỗi thời một cách kinh khủng trong quan niệm hoàn toàn duy vật của nó, và nó không có viễn tượng tinh thần nào về niềm hạnh phúc của con người. Bên cạnh tất cả những điều đó Kitô giáo xuất hiện như là một sự rộng mở cho sự vô tận không thể lấp đầy được.

Hỏi: Và trong sự rộng mở vô tận đó Kitô hữu không thể quên Ngày phán xét chung?

Đáp: Phần cuối của thông điệp nhắc cho chúng ta biết rằng thế giới, trong đó Kitô giáo đã quan niệm về số phận của con người, ngày nay vẫn còn hoàn toàn có giá trị. Ở đây có sự trở về với truyền thống của Giáo Hội, và nhắc nhở đào sâu Kitô giáo ngày nay qua các nguồn tài liệu chính và qua các nhân đức đối thần, trái với các lòng tin bé nhỏ và các hy vọng vụn vặt thường ngày của chúng ta. Có những chỗ xem ra Đức Thánh Cha muốn chỉ cho thấy đối với thế giới tuyệt vọng này trở về với Kitô giáo thật không khó khăn gì.

Việc thông điệp nhấn mạnh trên sự kiện thế giới không thể tìm ra các cơ cấu có khả năng duy trì hòa bình một cách thường hằng, là điều rất ý nghĩa. Tự mình con người không thể tự giải thoát khỏi các nguyên do tự hủy của nó.

Hỏi: Thưa giáo sư, có phải niềm hy vọng ở đây cũng là niềm hy vọng của việc hiệp nhất các tín hữu Kitô hay không?

Đáp: Vâng, việc tìm về sự hiệp nhất hiện diện giữa các hàng của thông điệp như là một sứ mệnh nòng cốt. Việc lo lắng cho sự hiệp nhất có tính cách thường hằng, bởi vì người ta sẽ nhận ra các Kitô hữu trong sự hiệp nhất ấy. Ngày nay người ta không nhận ra kitô hữu chúng ta nữa, vì chúng ta bị chia rẽ trầm trọng.

(Avvenire 5-12-2007)

Linh Tiến Khải








All the contents on this site are copyrighted ©.