2007-11-29 11:28:53

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC


Tôi có 4 đứa con. Tôi yêu chồng tôi gấp vạn lần ngày chúng tôi gặp và yêu nhau vào cuối năm bậc trung học. Tôi dạy học từ 20 năm qua và trong thời gian này lớn mạnh nơi tôi tình yêu sự sống, định mệnh những người tôi có dịp gặp, cũng như sự việc tôi có dịp đọc hoặc chứng kiến.

Khi tôi nghe có người nói: ”Các thanh thiếu niên này thật có phúc, vì chúng đang ở lứa tuổi thật đẹp, ước gì mình quay trở lại đàng sau”, tôi bỗng trở nên buồn bã, ngay cả đối với các thanh thiếu niên ấy. Bởi lẽ, tôi thầm nghĩ, nếu không được giáo dục, nếu không có cơ hội tốt để phát triển toàn diện thì cuộc đời đâu có đáng giá gì?

Trong cuộc sống có một bí thuật giúp con người tăng trưởng và mở rộng nhãn quan. Bí thuật này tôi khám phá ra vào năm tôi lên 14 tuổi. Đó là: mỗi người đều có một trái tim. Chính nơi trái tim con người mà các khả năng thiện hảo cấu thành như: chân-thiện-mỹ, hạnh phúc và công bằng. Chính trái tim làm cho con người trở nên nhân bản hơn. Chính trái tim làm cho con người có khả năng yêu thương và thực thi tình bác ái.

Tôi xin kể lại câu chuyện mới xảy ra với bạn tôi. Bạn là bà mẹ gia đình có 3 đứa con đang theo học nơi trường trung học của chúng tôi. Gặp tôi, bà vui mừng đề nghị tôi đến gặp một người bà vừa quen biết. Người này chuyên nghiên cứu về cái chết (nguyên ngữ Ý gọi là ”tanatologo”). Nói cách khác, là chuyên viên tâm lý về các vấn đề liên quan đến cái chết. Ông cũng thành lập Hiệp Hội giúp đỡ người bị ”chấn thương” về cái chết của người thân trong gia đình.

Vì chúng tôi là bạn thân nên tôi phản ứng tức khắc. Chẳng những tôi từ chối thẳng-thừng về lời đề nghị mà còn giải thích cho bạn hiểu. Tôi nói:

- Đâu cần phải gặp chuyên viên nghiên cứu về cái chết! Bởi lẽ, đối với tín hữu Công Giáo, chúng ta đã có câu trả lời về vấn nạn đối với cái chết rồi mà! Câu trả lời chính là Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Độ con người. Chính Ngài đã chết và đã sống lại. Chính Ngài đã chiến thắng cái chết như lời thánh Phaolo tông đồ viết trong thư thứ nhất gởi tín hữu Côrintô: ”Tử thần đã bị chôn vùi. Đây giờ chiến thắng! Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi? Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của ngươi? .. Tạ ơn THIÊN CHÚA vì Người đã cho chúng ta chiến thắng nhờ Đức GIÊSU KITÔ, Chúa chúng ta” (15,54-57).

Giọng tôi có vẽ cứng rắn. Nhưng nhờ thế mà bạn tôi hiểu. Tôi buồn bã nói với bạn:

- Quả thật chúng ta đang sống trong một thời đại, một xã hội mà ngay cả tín hữu Công Giáo cũng bị lầm đường lạc lối. Chúng ta không còn biết phân biệt đâu là thiện đâu là ác, đâu là đúng đâu là sai. Nếu chúng ta - tín hữu Công Giáo trưởng thành - không đứng vững trong các vấn đề liên quan đến luân lý và Đức Tin, thì làm sao chúng ta có thể giáo dục và thông truyền Đức Tin cho con cái chúng ta?

May mắn thay sau khi nghe tôi nói, bạn tôi mở mắt tinh thần ra và hiểu rõ lầm lẫn của mình. Bạn tôi hết lời cám ơn tôi đã giải thích cho bạn biết. Giờ đây chúng tôi trở nên hai bạn thân, thương mến nhau đậm đà thắm thiết hơn. Bởi lẽ, bạn chân chính là người hết lòng ước muốn điều tốt điều lành cho bạn.

Kinh nghiệm vừa kể khiến tôi hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục. Con người phải luôn luôn được giải thích, được hướng dẫn để có thể đi đúng đường chọn đúng lối. Điều này cũng nói lên tầm quan trọng của nền giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hội luôn nắm vững vai trò và chu toàn nhiệm vụ giảng huấn.

Chứng từ của bà Elena Ugolini, hiệu trưng trường Trung Học Malpighi ở Bologna (Trung Bắc Ý).

... ”Chớ vội để cho lòng mình nổi giận, vì chỉ người ngu mới nuôi giận trong lòng. Đừng nói: 'Làm sao thời xưa li hơn thi nay được?', bởi vì hỏi như thế đâu phải là khôn. Sự khôn ngoan đáng quý như một gia nghiệp, và hữu ích cho những ai thấy ánh mặt trời. Quả thật, núp bóng khôn ngoan khác nào núp bóng tiền bạc: nhưng khôn ngoan hiểu biết thì có lợi hơn, vì sự khôn ngoan làm cho ngưi khôn được sống. Hãy ngắm xem việc THIÊN CHÚA làm: Ngưi đã bẻ cong, nào ai uốn thẳng được? Ngày gặp may mắn, hãy cứ vui hưởng. Ngày bị rủi ro, hãy gẫm mà xem: Ngày nào cũng do THIÊN CHÚA làm nên, vì thế con người không thể khám phá những gì sẽ xảy ra sau khi mình nhắm mắt xuôi tay” (Sách Giảng Viên 7,9-14).

(”Amici del Pellegrinaggio”, Anno XV, n.2 Novembre 2006, trang 7-8).

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt







All the contents on this site are copyrighted ©.