2007-11-04 18:00:22

Kinh Truyền tin chúa nhựt 4-11


Bầu trời Rôma trưa hôm qua tht là đẹp. Có lẽ đó là một lý do khiến cho số người tham dự buổi đọc kinh Truyền tin đông đo khác thưng. Ngưi ta ưc tính cho đến 50 ngàn người hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha dựa trên bài đọc Tin mừng trong thánh lễ thuật lại cuộc gặp gỡ của ông Dakêô với Đức Giêsu, một cuộc gặp gỡ đã mang lại hồng ân cứu đ cho ông: Đc Giêsu đã tỏ ra sứ mạng của mình là mang lòng từ bi của Thiên Chúa đến cho những người tội lỗi, những người bị xã hội gạt bỏ; đồng thời, ông Dakêô cũng là biểu tượng cho những người mở rộng cửa đón nhận hồng ân của Thiên Chúa, đ cho ơn Chúa tác động trong tâm hồn và mang lại những kết quả cụ thể của việc hoán cải. Hôm qua cũng là lễ kính nhớ thánh Carolô Borrômêô, một vị giám mục gương mẫu vào thế kỷ XVI, làm giám mục lúc 25 tuổi và đã dành suốt 21 năm còn lại của cuộc đời vào việc canh tân giáo phận theo chiều hướng của công đồng Trento. Đây là một dịp tốt để nhắc đến đức Gioan Phaolô II, một ngưi mang tên thánh là Carol, và để cầu nguyện cho tất cả các giám mục trên thế giới. Sau khi ban phép lành Toà thánh, đc Bênêđictô XVI đã thêm một lời kêu gọi nhắm đến tình hình bất ổn ở biên giới hai nước Thổ-nhĩ-kỳ và Irak, gây ra tình trạng bấp bênh cho dân chúng, khiến cho nhiều người buộc lòng phải lìa bỏ gia cư, trong s đó có nhiu người Kitô hữu. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ của đức thánh cha

Anh chị em thân mến,

Hôm nay phụng vụ trình bày cho chúng ta suy niệm cảnh Chúa Giêsu gặp gỡ ông Dakêô tại thành Giêricô. Ông Dakêô là con người như thế nào? Ông ta là một nhà giàu, làm nghề thâu thuế cho chính quyền Rôma, và chính vì thế mà bị liệt vào hạng tội nhân công khai. Khi biết đức Giêsu đi ngang qua Giêricô, ông nao nức muốn trông thấy Người, nhưng vì thân hình thấp, cho nên ông trèo lên cây. Đức Giêsu đã dừng lại ngay trước cây đó, và nói với ông bằng cách gọi chính tên: “Này, ông Dakêô, xuống ngay đi, bởi vì hôm nay tôi phải dừng chân tại nhà ông” (Lc 19,5). Biết bao sứ điệp gói ghém trong một câu nói đơn sơ: “Này ông Dakêô”: Đức Giêsu đã xướng danh một con người bị thiên hạ khinh miệt. “Hôm nay”: phải, chính lúc này là thời ơn cứu độ đến cho ông. “Tôi phải dừng chân”: tại sao mà “tôi phải”? Tại vì Chúa Cha là Đấng giàu lòng lân tuất muốn cho đức Giêsu đi “tìm và cứu vớt cái bị lạc mất” (Lc 19,10). Hồng ân gặp gỡ bất ngờ đó đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của ông Dakêô. Ông thưa với Chúa rằng: “Này con xin chia một nửa gia tài của con cho người nghèo và nếu con có lừa gạt ai, thì con sẽ bồi thường gấp bốn lần” (Lc 19,8). Lại một lần nữa, Tin mừng cho chúng ta biết rằng tình yêu phát khởi từ trái tim Thiên Chúa và tác động qua trái tim của con người là mãnh lực làm biến đổi thế giới.

Chân lý vừa nói đã được chứng tỏ nơi chứng tá của vị thánh mà chúng ta kính nhớ hôm nay, đó là thánh Carolô Borromêô, tổng giám mục Milano. Dung mạo của người đã nổi bật hồi thế kỷ XVI như là mẫu gương của một vị mục tử lỗi lạc về bác ái, đạo lý, lòng nhiệt thành tông đồ và nhất là về sự cầu nguyện. Người nói rằng: “các linh hồn chỉ có thể chinh phục được nhờ quỳ gối”. Thụ phong giám mục lúc mới được 25 tuổi, người đã thực thi các nghị quyết của công đồng Trento, đòi buộc các vị mục tử phải cư trú trong giáo phận của mình, Người hoàn toàn hiến thân cho việc phục vụ giáo đoàn Milano: với 3 lần kinh lý trọn vẹn, tổ chức 6 công nghị giáo tỉnh và 11 công nghị giáo phận; thiết lập các chủng viện để đào tạo một thế hệ giáo sĩ mới; xây dựng các bệnh viện và dành tài sản các nhà giàu để phục vụ người nghèo; bảo vệ quyền lợi của Giáo hội chống lại các hàng quyền thế; canh tân đời sống tu trì và thành lập một hội dòng mới dành cho các linh mục. Vào năm 1576, lúc bệnh dịch bộc phát ở Milano, người đã đi thăm viếng, uỷ lạo và chi tiêu hết tài sản của mình cho các bệnh nhân. Khẩu hiệu của ngài tóm lại trong một danh từ gọn gàng “Humilitas”, khiêm tốn. Theo gương Chúa Giêsu, lòng khiêm tốn đã thúc đẩy đẩy người khước từ bản thân và trở nên kẻ phục vụ mọi người.

Hôm nay tôi nhớ đến vị tiền nhiệm của tôi, đức Gioan Phaolô II cũng mang tên thánh là Carolô. Chúng ta hãy ký thác tất cả các giám mục trên thế giới cho thánh nhân chuyển cầu, và chúng ta hãy xin Đức Maria, bà mẹ của Hội thánh, từ trời cao che chở các ngài.

Bình Hòa








All the contents on this site are copyrighted ©.