2007-09-30 17:02:16

Kinh Truyền tin chúa nhựt 30-9


Hôm thứ sáu vừa qua, ĐTC đã dành một buổi tiếp kiến cho các nhà cầm quyền đo đời ở Castel Gandolfo để cám ơn họ về sự đón tiếp trong 3 tháng nghỉ hè tại đây, và loan báo sẽ rời đa điểm này trong tuần này. Trưa hôm qua, ngài cũng loan báo điu đó cho các khách hành hương và dân cư, đó là bui đọc kinh Truyền tin vào chúa nhựt tuần tới sẽ diễn ra tại quảng trường thánh Phêrô. Dù sao, bài suy niệm trưc khi xưng kinh kính Đức Mẹ tiếp tục đ tài đã gây ra nhiều tiếng vang trong báo chí vào chúa nhựt tuần trước. Khi chú giải đoạn Tin mừng thánh Luca đọc trong Thánh lễ, đc Bênêđictô XVI vạch cho thấy những áp dụng cụ thể vào chính sách kinh tế của quốc gia hay quốc tế, đó là: theo đuổi lợi nhuận hay liên đới chia sẻ. Ta cũng có thể áp dụng phương pháp tương t để suy gẫm bài dụ ngôn về ông phú hộ và người nghèo Ladarô: một đàng nó mời gọi chúng ta hãy nghĩ đến số phận vĩnh cửu đang khi sử dụng những tài sản đi này; đàng khác, nó cũng thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hãy nghĩ đến số phận của bao nhiêu dân tộc đang lâm vào cnh đói khát, do hậu quả của những tai hoạ thiên nhiên hoặc những cuộc khai thác bất chính, như đc Phaolô VI đã cảnh cáo trong thông điệp "Populorum progessio" đưc ban hành cách đây 40 năm (26/3/1967). Sau khi ban phép lành Toà thánh, Đức Thánh Cha cũng xin cầu nguyện cho hai quốc gia tại Á châu; thứ nhất là nước Miến đin, nơi diễn ra nhiều cuộc đng đ đẫm máu; kế đến là bán đảo Triều Tiên, nơi sẽ tiến hành những cuộc thương thuyết hòa đàm giữa hai miền với những hậu quả cho toàn vùng Đông Á.

Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.

Anh chị em thân mến,

Hôm nay Tin mừng thánh Luca trình bày dụ ngôn về một phú hộ và người nghèo Ladarô (Lc 16,19-31). Người phú hộ điển hình cho sự sử dụng tài sản ngang trái của kẻ dùng tiền bạc của vào việc xa xỉ vô độ và ích kỷ, chỉ tìm sự thoả mãn bản thân chứ không mảy may nghĩ tới người hành khất đang đứng trước cửa nhà. Đối lại, người nghèo tượng trưng cho con người mà chỉ có Chúa mới quan tâm. Khác với ông phú hộ, người nghèo có tên riêng là Ladarô, viết tắt của Eleazarô có nghĩa là “Thiên Chúa giúp đỡ”. Kẻ bị mọi người bỏ quên nhưng Chúa thì không quên; kẻ chẳng có giá trị gì trước mặt người đời, nhưng lại quý giá trước mặt Chúa. Bài trình thuật cho thấy rằng sự gian ác trên đời này bị lật ngược bởi công lý của Thiên Chúa: sau khi chết rồi, ông Ladarô được đón tiếp vào “lòng của ông Abraham”, nghĩa là trong cõi hạnh phúc bất diệt; còn ông phú hộ kết thúc đời mình “trong điạ ngục giữa cực hình”. Đây là một tình trạng mới mẻ mang tính cách quyết định và không thể kháng cự được nữa; bởi thế cần phải sửa mình bao lâu còn sống trên đời này, chứ sau đó thì vô phương cứu chữa.

Dụ ngôn này cũng có thể được đọc dưới một nhãn giới xã hội học. Chúng ta nhớ đến sự phân tích sâu sắc của đức thánh Phaolô VI trong thông điệp Populorum progressio cách đây 40 năm. Khi bàn về sự đấu tranh chống lại nạn đói, ngài viết rằng: “Cần phải xây dựng một thế giới trong đó … mỗi người có thế sống cuộc đời xứng đáng với giá trị con người .. nơi mà người nghèo Ladarô có thể ngồi cùng bàn với ông phú hộ” (số 47). Thông điệp nhắc lại rằng trong số những yếu tố gây ra cảnh cùng cực, thì một bên là “những cảnh nô lệ do con người tạo ra” và bên kia là “hoàn cảnh thiên nhiên chưa thể khắc phục được” (nơi đã dẫn). Tiếc rằng nhiều dân tộc hiện phải hứng chịu cả hai loại yếu tố vừa nói. Lúc này, làm thế nào không nghĩ đến các dân tộc châu Phi ở dưới vùng Sahara, bị cảnh lũ lụt trong những ngày qua? Chúng ta cũng không thể nào quên được bao nhiêu hoàn cảnh khẩn trương về nhân đạo tại nhiều nơi trên địa cầu, nơi mà những cuộc xung đột để chiếm đoạt quyền hành chính trị và kinh tế làm tăng thêm nỗi cùng khổ tang thương của người dân. Do đó lời kêu gào của đức Phaolô VI vẫn còn duy trì tính thích thời của nó: “Các dân tộc đói khát đang kêu cứu các dân tộc dư giả” (Populorum progessio số 3). Chúng ta không thể nói rằng mình không biết phải đi con đường nào: chúng ta đã có Lề luật và các ngôn sứ, như Chúa đã nói trong bài Tin mừng. Ai không muốn nghe theo những tiếng đó, thì họ cũng chẳng thay đổi gì cho dù kẻ chết hiện về để cảnh báo.

Xin Mẹ Maria giúp chúng ta lợi dụng thời buổi hiện tại để lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Xin Mẹ cầu xin cho chúng ta biết quan tâm hơn đến các anh em túng quẫn, để chia sẻ với họ chút ít gì mình đang có, và cộng tác vào việc phổ biến chính sách và thực hành tình liên đới, bắt đầu ngay từ chính chúng ta.

Bình Hòa








All the contents on this site are copyrighted ©.