2007-09-23 18:23:02

Kinh Truyền tin chúa nhựt 23/9


Vào những thế kỷ đầu tiên, trong việc cai quản giáo phận, đức giám mục Rôma được trợ giúp không những bởi hàng linh mục và phó tế của giáo phận mà còn bởi các giám mục phụ cận. Đó là gốc tích của hồng y đoàn sau này, gồm các hồng y linh mục, phó tế cũng như các hồng y thuộc đẳng linh mục. Ngày nay, hồng y đoàn không còn là các linh mục, phó tế của hàng giáo sĩ Rôma nữa, nhưng được kết nạp từ các vị giám mục và linh mục trên khắp thế giới, với công tác chính yếu là bầu cử giáo hoàng và cộng tác với ngài trong việc cai quản giáo hội hoàn vũ. Đc đương kim giáo hoàng, trưc đây là từng là tổng giám mục tại Munich (bên Đức), và khi lên hồng y với đẳng linh mục vào năm 1977, ngài đã nhận một nhà thờ hiệu tòa trong giáo phận Rôma. Từ năm 1993 ngài đưc thăng lên hng y đẳng giám mục, và nhận ớc hiệu của giáo phận Velletri, ở phụ cận Rôma. Sáng hôm qua, từ Castel Gandolfo đc Bênêđictô XVI đã trở về thăm viếng giáo phận Velletri cách đó 28 cây số. và đã dâng Thánh lễ chúa nhật cho cộng đoàn Dân Chúa. Sau đó ngài trở về Castel Gandolfo để chủ sự buổi đọc kinh Truyền tin. Trong bài tường thuật hôm nay, xin kính mời quý vị theo dõi nguyên văn bài huấn dụ lúc 12 giờ trưa, kế đó chúng tôi s tóm lược bài giảng Thánh lễ.

Anh chị em thân mến

Sáng nay, tôi đã đi viếng thăm giáo phận Velletri, nơi mà tôi đã giữ hiệu toà hồng y trong nhiều năm. Thật là một cuộc gặp gỡ thân mật, cho phép tôi được sống lại quá khứ mang nhiều cảm nghiệm đạo đức và mục vụ. Trong khi cử hành Thánh lễ, khi chú giải các bản văn phụng vụ, tôi đã dừng lại để suy niệm về việc sử dụng hợp lý các của cải trần thế, một đề tài mà trong những chúa nhựt này, thánh sử Luca đã lưu ý chúng ta bằng cách này hay cách khác. Khi thuật lại dụ ngôn của một quản lý bất lương nhưng khá khôn khéo, Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ cách thức nào tốt nhất trong việc sử dụng tiền bạc và các của cải vật chất, đó là biết chia sẻ với người nghèo, và nhờ thế kết nghĩa với họ nhắm đến Vương quốc trên trời. Chúa nói như sau: “Các con hãy dùng của cải bất lương để tìm những bạn hữu, ngõ hầu khi hết của thì họ sẽ tiếp đón các con trên nơi vĩnh cửu” (Lc 16,9). Tiền của không phải là “bất lương” tự bản chất, nhưng nó dễ giam giữ con người trong vòng ích kỷ mù quáng. Vì thế cần phải biết “hoán chuyển” tiền bạc: thay vì sử dụng nó để tìm lợi lộc riêng mình, ta cần phải nghĩ tới những nhu cầu của người nghèo, bắt chước chính Chúa Giêsu, Đấng mà – như thánh Phaolô đã viết – tuy giàu sang nhưng đã trở nên nghèo để làm cho chúng ta được nên phú quý bằng chính sự nghèo nàn của mình” (2Cr 8,9). Xem ra một chuyện nghịch lý: Chúa Kitô đã không làm cho chúng ta được phú quý bằng sự giàu sang của mình, nhưng bằng sự nghèo nàn, nghĩa là bằng tình yêu thúc đẩy Người trao ban tất cả cho chúng ta.

Điều này có thể mở ra rất nhiều điều suy tư liên quan đến đề tài giàu sang và nghèo nàn, kể cả trên bình diện toàn cầu, nơi đối đầu của hai chính sách về kinh tế: chính sách lợi nhuận và chính sách phân phối tài sản quân bình. Hai chính sách này không mâu thuẫn nhau, nhưng có thể bổ túc cho nhau. Học thuyết xã hội của Giáo hội luôn chủ trương dành ưu tiên cho sự phân phối quân bình tài sản. Dĩ nhiên lợi nhuận là điều chính đáng, và trong tầm mức phải chăng, nó còn cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Đức Gioan Phaolô II đã viết như sau trong thông điệp Centesimus Annus : “ Kinh tế xí nghiệp hiện đại mang theo nhiều khía cạnh tích cực, đặt nền tảng trên sự tự do của con người, được biểu lộ trong lãnh vực kinh tế cũng như trong những lãnh vực khác” (số 32). Tuy nhiên, ngài cũng thêm rằng đừng nên quan niệm chủ nghĩa tư bản như là khuôn mẫu duy nhất hữu hiệu cho việc tổ chức kinh tế” (số 35).

Tình trạng khẩn trương của nạn đói và ô nhiễm đang tố cáo rõ ràng nếu lý luận lợi nhuận thắng thế thì sẽ tăng gia sự chênh lệch giữa người giàu với người nghèo, và đưa tới sự khai thác khốc liệt của trái đất. Trái lại, nếu lý luận phân chia và liên đới mà thắng thế, thì có thể sửa đổi hướng đi và đưa tới một sự phát triển công bình và có thể theo đuổi được.

Trong kinh Magnìcat, đức Maria đã ca lên: “Chúa đã cho kẻ nghèo đói được đầy no, và đuổi người giàu có ra về tay không” (Lc 1,53). Xin Mẹ giúp cho các người Kitô hữu biết sử dụng tài sản vật chất với sự khôn ngoan theo Phúc âm, nghĩa là với tình liên đới quảng đại. Xin Mẹ giúp cho các nhà cầm quyền và các nhà kinh tế biết nhìn ra trông rộng, tìm cách cổ võ sự tiến triển chính đáng của hết mọi dân tộc.



Như đã nói trên, vào lúc 9 giờ sáng hôm qua, ĐTC đã đến cử hành Thánh lễ tại nhà thờ chánh toà giáo phận Velletri. Đây là một trong các giáo phận phụ cận của Rôma được trao làm hiệu toà cho các hồng y đẳng giám mục. Các giáo phận hiệu toà khác là: Albano, Frascati, Palestrina, Porto-Santa Rufina, Sabina-Poggio Mirteto. Nên biết là trong lịch sử, đã có 14 vị hồng y hiệu toà Velletri đắc cử làm giáo hoàng. Sau khi đắc cử làm giám mục Rôma, đc đương kim giáo hoàng đã cử hồng y Francis Arinze kế vị hiệu toà. Đây ch là tước vị hiệu toà mà thôi, bởi vì trên thực tế, giáo phận có giám mục chủ chăn ging như các giáo phận khác.

 
Trong bài giảng Thánh lễ, Đc Thánh Cha đã chú giải bài dụ ngôn nói về người quản gia bất lương. Dĩ nhiên, Chúa Giêsu không muốn chúng ta bắt chước sự bất lương ca ông ta. Điểm then chốt ở đây là thái độ của người tín hữu đối với tài sản vật chất: thái đ này đòi buộc chúng ta phải không ngừng lựa chọn: giữa sự bất lương và lương thiện, giữa trung tín và bất tín, giữa vị kỷ và vị tha, giữa điều thiện và điều ác. Câu kết luận của bài Tin mừng đã cảnh giác rằng: “Không ai có thể vừa phụng sự Thiên Chúa và Mammona được”. Mammona là một từ ngữ gốc tiếng Phenicia, ám chỉ sự thành đạt về làm ăn, tưng trưng cho thn tượng tiền tài, mà con người không ngần ngại vất vả hy sinh để phục vụ. Câu nói của Chúa Giêsu đt chúng ta trước một sự lựa chọn hành động: ta muốn đi theo con đường trục lợi phi nghĩa, hay ta đi theo con đường chia sẻ, liên đới? Ta muốn đi theo con đường của ích kỷ hay yêu thương, con đường của công bình hay bất lương? nói tắt: ta muốn chọn lựa Thiên Chúa hay là ma quỷ? Việc chọn lựa Thiên Chúa không phải chỉ nằm trên môi miệng hời hợt, nhưng cn được diễn ra thực tiễn, sẵn sàng chấp nhận những sự từ bỏ kể cả từ bỏ mạng sống. Hôm qua cũng như hôm nay, cuc đi người Kitô hữu đòi hỏi sự can đm đi ngược dòng, biết yêu mến như Chúa Giêsu đến nỗi hy sinh mạng sống trên thập giá.

 
Thánh Augustinô đã chú giải bài dụ ngôn như sau: chúng ta hãy biết sử dụng của cải trần thế để tìm những của cải vĩnh cửu. Nếu trên đời này, có những người dám sử dụng hết mọi thứ mưu lưc đ đt được của cải chóng qua, thì sao chúng ta là những tín hữu lại không lo lắng đi tìm hạnh phúc bền bỉ nhờ những của cải đi này. Phương thế để kiếm được hạnh phúcs vĩnh cửu là sử dụng những tài năng và của cải mình có, để chia sẻ với anh em, và như thế chứng tỏ rằng mình thực là người quản lý đáng tín cy, như Chúa đã nói: “Ai trung tín trong việc nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai bất chính trong việc nhỏ thì cũng bất chính trong việc lớn.

 Bình Hòa







All the contents on this site are copyrighted ©.