2007-07-18 15:11:12

Các thành phố khổng lồ, toàu cầu hóa và nạn bạo lực


Phỏng vấn ông Marc Augé, chuyên viên nhân chủng học, về các thành phố khổng lồ, hiện tượng toàn cầu và nguy cơ bạo lực trên thế giới

Trong các năm qua, nạn bạo lực gia tăng tại các thành phố lớn. Điển hình như vụ người trẻ di cư Pháp thuộc thế hệ thứ hai, nổi loạn đốt phá xe cộ và đụng độ với lực lượng an ninh cảnh sát trong các khu phố ngoại ô Paris và nhiều thành phố khác tại Pháp hồi năm 2006. Hiện tượng người dân vùng quê đổ xô về thành phố kiếm công ăn việc làm và hy vọng có cuộc sống tiện nghi hơn, tạo ra các khu xóm ổ chuột rất lớn có hàng chục, đôi khi hàng trăm ngàn người sống trong thế giới ngoài lề của thành phố. Sự kiện này thường làm nảy sinh ra nhiều tệ nạn xã hội, trong đó có nạn bạo lực, cao bồi du đãng, nghiện ngập ma túy, mại dâm, trẻ em và người trẻ bụi đời. Tất cả đều là những thách đố mục vụ rất lớn đối với Giáo Hội và xã hội.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn, một số nhận định của giáo sư Marc Augé, một trong những chuyên viên nhân chủng học tên tuổi nhất thế giới hiện nay, về vấn đề này.

Ông Marc Augé sinh năm 1935 tại Poitiers, và rất nổi tiếng trong giới nhân chủng học Pháp. Ông đã từng là giám đốc Trường Cao Học Khoa Học Xã hội Paris và đã góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu các vấn đề Phi châu cũng như các hệ thống quyền bính, tôn giáo và ngôn sứ của đại lục Phi châu. Các nghiên cứu của ông liên quan tới các khoảng không gian cần thiết cho sự vận chuyển như hệ thống đường xá, tầu điện ngầm, các trung tâm thương mại, các nơi giải trí vv... ngày càng quan trọng trong các thành phố hiện nay.

Giáo sư Marc Augé đã cho phát hành nhiều sách vở và các bài khảo luận, trong đó có một số được dịch ra tiếng Ý. Trong số các tác phẩm mới nhất có cuốn ”Nhật ký chiến tranh” năm 2002; ”Các giả dối cuối thế kỷ” năm 2002; ”Hoang tàn và đỗ vỡ. Ý nghĩa của thời gian” năm 2004; ”Nghề nhân chủng học” năm 2007.

Hỏi: Thưa giáo sư Augé, trong các đc tính đầu tiên của con người, có khả năng thích ứng với môi trường sống, chứ không thụ động nhận chịu nó. Với các thành phố khổng lồ hiện nay, xem ra chúng ta đã bước vào một tình trạng mâu thuẫn: môi trưng đưc con người xây dựng lại đối nghịch với con ngưi, có đúng thế không?

Đáp: Tôi tin rằng trong nguồn gốc của lịch sử có sự cần thiết hiểu biết môi trường, từ đó dẫn đưa tới chỗ soạn ra các hệ thống biểu tượng, rồi sau đó mới xuất hiện sự cần thiết cải thiện các điều kiện sống.

Ngày nay chúng ta nhận ra rằng mình đang chống lại chính mình, hơn là chống trả với thiên nhiên. Đó là điều ngày nay được trình bay như là vấn đề thiếu thốn tài nguyên và ô nhiễm môi sinh, vấn đề phải nuôi sống hàng tỷ người và vấn đề chung sống với hiện tượng thành phố hóa ngày càng phổ quát. Lịch sử tương lai sẽ là kết qủa của sự sinh động trong tương quan giữa ý thức và việc kiếm tìm các giải pháp. Nó tùy thuộc rất nhiều nơi sự tiến triển của việc tìm tòi khoa học, nhưng khoa học ngày nay tiến vội vã nên khó có thể nói nó sẽ đưa đến các kết qủa nào trong 30 năm nữa.

Hỏi: Thưa giáo sư, nếu tất cả trở nên thành phố, thì đó lại không phải là một tiến bộ hay sao? Thành thị và văn minh tiến bộ đi đôi với nhau mà... Và việc toàn cầu hóa lại không dẫn đưa tới chỗ thừa nhận chúng ta tất cả là một hay sao?

Đáp: Vấn đề là sự toàn cầu hóa rất khác với ý thức đại đồng. Toàn cầu hóa có dáng vẻ bề ngoài của việc xích lại gần nhau giữa các nền văn hóa, nhưng thật ra nó là một sự kiện của quyền lực kinh tế. Như vậy tương quan ”riêng rẽ - đại đồng” không trùng hợp với tương quan ”địa phương - toàn cầu”.

Trong thế giới toàn cầu có các khía cạnh xem ra có tương quan với một ý thức rộng rãi hơn: như tất cả đều có cùng số mệnh chẳng hạn. Có sự tự do lưu thông của cải, tiền bạc, con người tự do đi lại, tự do phổ biến trao đổi tin tức, nhưng chỉ trên lý thuyết mà thôi. Trái lại, chúng ta biết rằng tất cả đều rất là tương đối: các quốc gia giầu mạnh hơn tự bảo vệ mình khiến cho các nước nghèo và yếu hơn phải thiệt thòi. Đây là điều thật, không chỉ đối với thương mại, mà cũng đúng đối với sự phát triển hiểu biết nữa: chỉ cần nghĩ tới ngân qũy, mà đại học Harvard dành cho lãnh vực nghiên cứu thì đủ hiểu, nó bằng ngân qũy của tất cả mọi đại học toàn Âu châu gộp lại. Và ngân qũy của các đại học Âu châu, so sánh với các đại học của các quốc gia đang trên đường phát triển, thì lại cách xa nhau một trời một vực nữa.

Với các tiền đề này, khi nhìn vào tương lai người ta có thể hình dung ra một cách dễ dàng hơn một thế giới, trong đó giới thượng lưu giầu có lại càng có sức mạnh thống trị trên các đám đông người tiêu thụ trong các quốc gia Tây âu, và các lớp người sống ở bên dưới khả thể tiêu thụ tại các quốc gia khác.

Nói cho cùng, mặc dù có rất nhiều quảng cáo đánh bóng và rêu rao rằng toàn cầu hóa sẽ đem lại bình đẳng và dân chủ cho mọi dân tộc, thật không có gì chắc chắn chứng minh cho thấy nó sẽ thực sự đạt được các kết qủa như thế. Dĩ nhiên là toàn cầu hóa cũng đem theo bất bình đẳng kinh tế nữa.

Hỏi: Giáo sư cũng lo s trưc nguy cơ của bạo lực tiềm ẩn trong sự bất bình đng đó, có đúng vậy không?

Đáp: Không có tương quan trực tiếp giữa bất bình đẳng kinh tế và nguy cơ bạo lực, nhưng có tương quan được môi giới. Thường thì những người nghèo túng nhất cũng nghèo nàn về mặt trí tuệ, và vì thế họ dễ trở thành mồi ngon cho các lèo lái của một số người ưu tú, như trong trường hợp tệ nạn khủng bố quốc tế trên thế giới hiện nay. Trong các quốc gia Tây Âu, việc sử dụng các phương tiện truyền thông một cách không đúng đắn như là nơi diễn tả các tư tưởng chính trị của mình, trở thành phương thế rất mạnh trong việc kích thích bạo lực. Lý do là vì các tranh cãi và xung đột liên tục giữa các nhà chính trị trên các đài phát thanh truyền hình, dẫn đưa khán thính giả tới chỗ bị lôi cuốn, đồng thời cũng làm nảy sinh ra nơi họ sự ghen tức và thù nghịch những kẻ quyền thế ngự trị trên màn truyền hình. Nó cũng tương tự như trường hợp của các dân tộc Phi châu đối với các kẻ thuộc địa vậy. Các dân tộc bán khai Phi châu cảm thấy bị lôi cuốn bởi những người thuộc địa, và ghen tức với họ: đây là một tâm tình có hai mặt, tiềm ẩn rất nhiều bạo lực.

Hỏi: Thưa giáo sư Augé, có tương quan gia môi trường thành thị và bạo lực, như trong trường hợp các khu phố ngoại ô tại Pháp hay không?

Đáp: Trường hợp các khu phố ngoại ô tại Pháp là điều ai cũng biết: bạo lực đã do thế hệ di cư thứ hai gây ra. Họ là các người trẻ sinh ra và lớn lên tại Pháp, họ muốn được đối xử đồng đều như các ban trẻ Pháp cùng trang lứa. Nhưng họ lại là nạn nhân của nạn thất nghiệp, liên tục gia tăng từ năm 1980 đến nay. Đó là một vấn đề chính trị, mà đã không có chính quyền nào biết đương đầu giải quyết. Cần phải có một sự hội nhập mạnh mẽ hơn nữa, giúp giải quyết các khó khăn này.

Hỏi: Tên tuổi của giáo sư được gắn liền với tư tưởng về ý niệm ”Không có chỗ”. Ngày nay, chúng ta sống trong xã hội của sự biến đổi và vận tốc nhanh: tư tưởng ”không có chỗ” có đồng bản tính với giáo sư hay không?

Đáp: Chắc chắn rồi. Tôi không cho tư tương về ”việc không có chỗ” là ý niệm hoàn toàn tiêu cực. ”Nơi chốn” là chỗ xảy ra các tương quan nhân bản, nhưng các tương quan đó có thể trở thành cứng nhắc như bị bó bột, và giảm thiểu các khoảng không sự tự do của con người. Cái ”không có chổ” xảy ra tại những nơi đâu người ta đi qua: ngày nay chúng ta thấy rằng các thành phố thường bị đồng hóa với cái ”không có chỗ” ấy là các phi trường, các nhà ga xe lửa, các trạm xe ... Chúng thường trở thành một thứ ”siêu siêu thị” và công viên giải trí. Lý do là vì tất cả các thành phố lớn đã hướng về bên ngoài, về chỗ tìm kiếm một căn cước toàn cầu. Tôi sẽ nói rằng đây là khía cạnh tích cực của việc tái tạo khoảng không cho cuộc sống. Nhưng vấn đề là ở chỗ các tương quan ngày càng có tính cách truyền thông hơn: từ hệ thống liên mạng cho tới các cuộc du hành. Trong thế giới toàn cầu có các tương quan khả thể và chúng khác biệt với các tương quan, mà chúng ta đã từng biết trước đây. Đây là việc thay đổi bậc thang. Nhưng cũng có một sự hàm hồ không rõ ràng sâu xa, được các phương tiện truyền thông dưỡng nuôi. Các phương tiện truyền thông toàn cầu hóa các ”phương tiện”. Và trong việc chồng chất ý niệm do các phương tiện truyền thông thi hành, thì các phương tiện lại có giá trị của các ”mục đích”. Vậy làm thế nào để phân biệt được điều này? Trong bối cảnh đó, làm sao giữ cho sự phán đoán được đơn sơ? Thưa, với nền giáo dục và với văn hóa. Nhưng mà ai đã đến với bạn? Càng đi tới thì xem ra là văn hóa càng tùy thuộc quyền lực kinh tế, chứ quyền lực kinh tế không tùy thuộc nền văn hóa.

(Avvenire 10-3-2007)

Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.