2007-07-09 16:20:42

“Hành trình qua các khu xóm ổ chuột”


Phỏng vấn ông Robert Neuwirth về các khu xóm ổ chuột trên thế giới.

Cách đây hơn 100 năm, nhà báo Jack London đã sống vài tháng trong khu xóm ổ chuột East End của thành phố Luân Đôn. Kinh nghiệm sống và tiếp xúc với dân nghèo của khu xóm ổ chuột này đã là đề tài của một bài tường thuật đáng ghi nhớ mang tựa đề ”Người dân của các vực thẳm”, trong đó nhà báo London tố cáo các điều kiện sống nghèo nàn khốn khổ của dân chúng sống trong khu xóm ổ chuột này của thủ đô Luân Đôn. Nó không là một vinh dự cho hoàng gia và chính quyền Anh Quốc.

Hơn một thế kỷ sau có một phóng viên khác người Mỹ cũng đã sống kinh nghiệm của người dân các khu xóm ổ chuột đó đây trên thế giới: đó là ông Robert Neuwirth, cộng sự viên của tờ ”Nữu Ước thời báo”, và nhiều nhật báo nổi tiếng khác tại Mỹ. Để quan sát cuộc sống của dân chúng các khu xóm ổ chuột ông Robert đến thuê các nhà bất hợp pháp và sống giữa người dân các khu xóm ổ chuột. Sau thời gian sống kinh nghiệm tại đây ông đi tới kết luận là trong các khu xóm ổ chuột có an ninh hơn là các khu phố của những người giầu có, và trong các khu xóm ổ chuột không chỉ có khung cảnh sống suy đồi như người ta thường tưởng nghĩ, mà còn có tình bạn, lòng yêu thương tinh thần tương trợ.

Nhà báo Neuwirth cho biết trong tương lai cuộc sống bất hợp pháp và tạm bợ trong một căn nhà bất hợp lệ ở trên một khu đất khu xóm ổ chuột có thể là số phận của một phần nhân loại ngày càng đông đảo hơn. Trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay của thế kỷ XXI, một phần đông dân số thế giới phải sống trong các khu xóm ổ chuột. Vào năm 2050 sẽ có 75% dân số thế giới sống trong một thành phố khổng lồ trêm thế giới này.

Trong cuốn sách tựa đề ”Bóng đen thành phố, hành trình qua các khu xóm ổ chuột trên thế giới”, ông Neuwirth đã đặc biệt duyệt xét tình hình của 4 khu phố ổ chuột khổng lồ trên thế giới: nổi tiếng nhất là Rocinha của thành phố Rio de Janeiro bên Brasil; tiếp đến là khu ổ chuột Kibera của thủ đô Nairobi bên Kenya, thứ ba là Mumbai bên Ấn Độ, và thứ tư là khu ổ chuột Sultanbeyil của thủ đô Istanbul, bên Thổ Nhĩ Kỳ. Ấn bản tiếng Ý cÂa cuốn sách nói trên mới được phát hành trong những ngày vừa qua.

Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn bài phỏng vấn nhà báo Robert Neuwirth về hiện tượng các khu xóm ổ chuột khổng lồ nói trên.

Hỏi: Thưa ông Neuwirth, tại sao lại có các đám đông dân chúng di cư t đồng quê lên thành thị như vậy?

Đáp: Hiện tượng người dân từ đồng quê tìm về các thành phố để sinh sống đã bắt đầu ít nhất từ 30 năm qua, vì điều đã xảy ra trong đế quốc Roma xưa kia, thì cũng xảy ra cho ngày nay: các thành phố cống hiến cho dân chúng các cơ may kinh tế, dễ kiếm ra công ăn việc làm hơn, có tiền và như thế cuộc sống cũng đỡ lầm than vất vả hơn. Dù công việc có thấp hèn đến mấy người dân cũng sống được, nhưng mà ở đồng quê thì không như vậy. Nếu thị trường nhà ở đóng cửa và chính quyền cũng như giới chức xây cất không nghĩ tới việc xây nhà với giá phải chăng để giúp đỡ họ thì có phải lỗi tự họ đâu! Vì vậy họ bị bắt buộc phải tự làm lấy và sống trong các điều kiện tồi tệ cho tới khi nào họ có khả năng cải tiến nhà ở và điều kiện sống.

Hỏi: Cuộc sống trong thành phố bóng mờ là các khu xóm ổ chuột đó như thế nào thưa ông?

Đáp: Tôi bị ấn tượng rất mạnh khi thấy người dân sống trong các khu xóm ổ chuột dành rất nhiều thời giờ cho việc tắm rửa và giặt giũ quần áo, quét dọn nhà cửa khiêm tốn của họ nhiều lần trong ngày. Vì họ luôn phải chiến đấu với dơ bẩn và vi trùng. Ngay cả khi họ không có nước trong nhà mà phải đi kín nước từ xa. Cả những người nghèo nhất cũng thường nói với tôi rằng nếu họ không sợ bị đuổi nhà, thì họ sẽ đầu tư nhiều hơn để cải tiến nơi ở và điều kiện sống của họ. Tôi cũng bị ấn tượng mạnh bởi các sáng kiến và óc tưởng tượng họ có trong việc sửa sang và trang hoàng căn nhà nghèo nàn của họ, với chủ ý khiến cho họ có thể sống dễ dàng hơn trong đó.

Bên Rio de Janeiro cũng như bên Ấn Độ, người dân các khu xóm ổ chuột nuôi chim hoàng oanh, rất xinh và hót rất hay. Bên Thổ Nhĩ Kỳ người ta tạo ra những mảnh vườn xanh mát bên ngoài nhà. Còn bên Kenya thì người ta sẵn sàng bỏ tiền ra để sửa sang trang hoàng nhà cửa cho sang, đẹp và tiện nghi hơn. Có các sinh hoạt không thể tưởng tượng được như: các quán ăn, các dịch vụ thương mại và phục vụ. Trong khu xóm ổ chuột Rocinha người ta cũng đang mở cả các nhà băng nữa, với mục đích chính xác này là phục vụ dân chúng và khiến cho cuộc sống của họ được thoải mái, tiện nghi và dễ chịu hơn.

Tóm lại sẽ là một sai lầm rất lớn nếu chúng ta nhầm lẫn các điều kiện vật chất với phẩm giá của họ.

Hỏi: Đâu là các bí quyết giúp sống còn trong các khu xóm ổ chuột như thế thưa nhà báo Neuwirth?
 
Đáp: Bên Brasil, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ người dân sống trong các khu xóm ổ chuột liên đới với nhau tổ chức các động đoàn mạnh mẽ để cùng nhau xây dựng cuộc sống chúng. Họ chia sẻ công ăn việc làm cho nhau, hùn tiền chung để mua đất đai, sắm điện nước. Trong khu xóm ổ chuột Rocinha hay các khu xóm ổ chuột Mumbay quang cảnh ngày nay rất khác. Nó giống như một khu thành thị hóa, nhờ sự cộng tác và tinh thần tương thân tương ái giữa người đân với nhau. Giới chức chính quyền đang ký các thỏa hiệp để cung cấp điện cho họ.

Tại Kibera là khu xóm ổ chuột lớn nhất của vùng Phi châu nam sa mạc Sahara, chị em phụ nữ đã thành lập các ”nhóm chơi hụi”, là một loại hiệp hội đầu tư, cho nhau mượn tiền để làm ăn mà không có lời, với mục đích tự tài trợ cho nnhau. Mỗi người đóng góp một số tiền nhỏ hằng ngày, và hằng tuần thay phiên nhau, một thành viên đem số tiền đó về nhà như vốn để làm ăn. Họ đầu tư vào nhiều sinh hoạt nhỏ thực tế khác nhau giúp cải tiến cuộc sống gia đình. Người dân các khu xóm ổ chuột liên đới với nhau một cách cụ thể như thế để trợ giúp nhau sinh sống. Ai cũng cần tới người khác.

Hỏi: Các khu xóm ổ chuột đã lớn lên và lan rộng với sự khoan nhượng của chính quyền. Thế mà tại sao chính qyuền lại muốn giải tỏa các khu xóm này thưa ông?

Đáp: Đa số các khu xóm ổ chuột đều bất hợp pháp hết. Chúng đã được xây lên trên các vùng đất có chủ quyền bị phản đối, hay thuộc các cơ cấu nhà nước. Ít nhất ban đầu các nhà xây lên không tôn trọng các luật lệ xây cất. Nhưng cần chấm dứt cuộc thảo luận liên quan tới các quyền tư hữu. Thành thị hóa giờ đây đã trở thành hiện tượng không thể ngăn chặn được nữa tại các quốc gia miền nam bán cầu. Nhưng không ai đứng ra xây cất nhà cửa cho dân nghèo, vì thế người dân bị bó buộc phải chiếm đất và xây cất bất hợp pháp thôi. Vì những khu đất này thường bỏ trống. Tạo ra mối tương tác với các cộng đoàn khu xóm ổ chuột này là cách thế duy nhất giúp chính quyền làm cho nó tiến triển hơn. Coi các anh chị em ở bất hợp pháp này là các công dân, thì sẽ chiếm được các cộng đoàn, vì họ cũng trả thuế, trả tiền thuê các dịch vụ khác, y như mọi công dân khác vậy. Và hợp thức hóa họ như thế là có lợi cho nhà nước chứ.

Hỏi: Thưa ông Neuwirth, hơn một tỷ những người sống trong các khu xóm ổ chuột trên thế giới có viễn tưng tương lai như thế nào?

Đáp: Tùy đấy. Nếu thế giới thừa nhận các anh chị em này, thì các vùng và khu xóm ổ chuột sẽ phát triển bằng cách hội nhập vào cộng đoàn thành phố. Nhưng nếu người ta tiếp tục khước từ chấp nhận họ, thì tương lai rất bấp bênh. Và những người tới sau ngày càng phải sống tại những vùng ngoại ô xa xôi và tồi tệ hơn nữa. Chúng ta phải hiểu rằng các anh chị em chiếm đất và làm nhà bất hợp pháp này là một lực lượng có sức sinh động lôi kéo sự phát triển.

(Avvenire 5-6-2007)

Linh Tiến Khải







All the contents on this site are copyrighted ©.