2007-02-18 17:27:49

Kinh Truyền tin chúa nhựt 18/2


Như quý vị đã biết, năm nay tại Việt Nam Tết âm lịch được mừng sớm trước Trung hoa một ngày. Vì thế, hôm qua là mồng hai Tết ở Việt Nam nhưng là mồng một tại những nơi khác. Đức Thánh Cha đã không quên gửi chúc mừng sau khi ban phép lành Toà thánh với những lời như sau: “Tại vài quốc gia bên Đông phương, hôm nay là ngày đầu năm âm lịch, trong niềm hoan hỉ và đầm ấm của gia đình. Tôi xin chân thành gửi đến các dân tộc đó lời cầu chúc an bình và thịnh vượng”

Bài huấn dụ trưc khi đọc kinh Truyền tin đưc dành để chú giải đoạn Tin mừng đọc trong Thánh lễ, nói về sự thương yêu dành cho k thù. Theo Đức Thánh Cha, đây là mt điểm cách mạng của Kitô giáo. Vấn đề ở đây không phải là chủ trương bất bạo động theo nghĩa tiêu cực, không chống cự vũ lực, nhưng là một cái gì rất tích cực. Nhằm đối kháng lại vũ lực và bất công, người Kitô hữu sử dụng tình yêu và chân lý. Dĩ nhiên điu này vượt quá khả năng ca con ngưi, và người tín hữu chỉ đt được nhờ tin tưởng vào quyền lực của tình yêu Thiên Chúa. Đó cũng là điều mà phụng vụ mời gọi trong kế hoạch hoán cải khi bước mùa chay, bắt đầu từ thứ tư lễ Tro sắp tới. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.

Anh chị em thân mến,

Bài Tin mừng chúa nhựt hôm nay chứa đựng một trong những lời độc đáo và mạnh mẽ nhất của lời giảng của Đức Giêsu: “Hãy yêu thương kẻ thù” (Lc 6,27). Đoạn văn này trích từ Phúc âm theo thánh Luca, nhưng cũng gặp thấy trong Phúc âm theo thánh Matthêu nữa (5,44), trong bối cảnh của bài Hiến chương Nước Trời, bắt đầu với các mối phúc thật. Đức Giêsu đã tuyên bố những lời này ở Galilê, vào lúc khai mạc sứ vụ công khai, như thể một bản Tuyên cáo được giới thiệu cho hết mọi người, và Người yêu cầu các môn đệ hãy chấp nhận như là một lý tưởng sống triệt để. Tuy nhiên, ý nghĩa của những lời đó là gì? Tại sao Đức Giêsu lại đòi phải thương yêu kẻ thù, nghĩa là một điều vượt quá khả năng của con người? Thực ra, đề nghị của Đức Giêsu rất thiết thực, bởi vì nó nhận thấy rằng trên đời này đã có quá nhiều bạo lực, quá nhiều bất công, và vì thế không thể nào vượt qua tình trạng này nếu không đối kháng lại bằng cách thêm một chút tình thương, một chút lòng tốt. Cái “một chút” đó bắt nguồn từ Thiên Chúa: đó chính là lòng lân tuất của Chúa, đã được nhập thể ở nơi Đức Giêsu. Duy chỉ có lòng lân tuất ấy mới có thể làm cho cán cân của sự dữ nghiêng về bên sự thiện, khởi đầu ngay từ thế giới bé nhỏ và quyết định là trái tim của con người.

Bài Phúc âm này được coi như là hiến chương của sự bất bạo động Kitô giáo. Nó không phải là đầu hàng sự dữ - như có người đã giải thích lệch lạc câu nói “chìa má bên kia ra” (xc. Lc 6,29)- nhưng là đáp lại sự dữ bằng sự thiện (xc Rm 12,17-21), nhờ vậy bẻ gãy vòng xích của sự bất công. Do đó, sự bất bạo động của người Kitô hữu không chỉ là một cách đối xử chiến thuật, nhưng là một cung cách xử sự, một thái độ của người xác tín về tình yêu của Thiên Chúa và quyền năng của tình yêu đó, đến nỗi không sợ đương đầu với sự dữ bằng vũ khí của tình thương và sự thật. Lòng yêu thương kẻ thù là cốt lõi của cuộc cách mạng Kitô giáo, một cuộc cách mạng không dựa trên những chiến lược của quyền lực kinh tế, chính trị, tuyên truyền. Cuộc cách mạng của tình yêu, một tình yêu nói cho cùng không dựa trên sức lực của con người, nhưng là một hồng ân của Thiên Chúa, mà ta có thể đạt được bằng cách tín thác duy nhất và không dè giữ vào tinh thương lân tuất của Ngài. Đây chính là điều mới lạ của Tin mừng, làm thay đổi thế giới cách không rầm rộ. Đây là tính cách anh hùng của những người “bé nhỏ”, tin vào tình yêu của Chúa, và quảng bá tình yêu đó kể cả bằng cách trả giá bằng mạng sống.

Anh chị em thân mến. Thứ tư sắp tới bắt đầu mùa chay, với nghi thức xức tro. Đây là mùa thuận tiện để các Kitô hữu trở về với tình thương của Thiên Chúa một cách sâu xa hơn. Chúng ta hãy xin Đức Trinh nữ Maria, môn sinh ngoan nguỳ của Chúa Cứu Thế, giúp cho chúng ta hãy để cho tình thương đó chinh phục hoàn toàn, không chút dè giữ, và cho chúng ta học biết cách yêu thương như chính Chúa đã thương yêu chúng ta, ngõ hầu trở nên nhân từ giống như Cha chúng ta ở trên trời (xc. Lc 6,36).
 Binh Hòa







All the contents on this site are copyrighted ©.