2007-01-28 16:38:23

Kinh Truyền tin chúa nhựt 28/1


Buổi đọc kinh Truyền tin trưa hôm qua ở quảng trường thánh Phêrô nhộn nhịp khác thường, nhờ sự hiện diện đông đảo của các thiếu nhi thuộc đoàn thể Công giáo tiến hành Italia đã kết thúc khoá học hỏi về hoà bình. Dưới sựớng dẫn của đức hồng y Camillo Ruini, tổng đại diện giáo phận Rôma, các em cùng với các phụ huynh đã tuần hành đến gặp Đức Thánh Cha, và hai đại diện của các em lên cửa sổ văn phòng làm việc của ngài để thả hai chim bồ cầu lên trời, biểu hiệu cho hoà bình. Ngài nhắc cho các em biết rằng chim bồ câu chỉ là biểu tượng hoà bình mà thôi, còn chính các em mới thực sự là sứ giả hòa bình, với đôi cánh của lòng tốt và lòng tin, nhờ đó các em có thể mang lại tình thương của Thiên Chúa là cha của hết mọi người.

 
Hoà bình cũng là một đề tài cầu nguyện được ngài nhắc đến sau khi ban phép lành Toà thánh, khi nghĩ đến tình hình tại Libano và dải Gaza, nơi diễn ra những cuộc xung đt đẫm máu giữa các phe phái: thật đáng bun khi người ta muốn sử dụng vũ lực để giải quyết những cuộc tranh chấp; nhưng một điu đáng lo ngại không kém là tình trạng tuyệt vọng của nhân dân, mất hết tin tưng vào tương lai.

 
Một đ tài khác được nhắc đến trong các ý chỉ cầu nguyện trưa hôm qua là các nạn nhân phong cùi, nhân ngày chúa nhựt cuối tháng giêng đuợc dành cho họ theo sáng kiến của ông Raoul Follereau. Đc Bênêđictô XVI đã gửi lời chào thăm các bệnh nhân, hứa sẽ cầu nguyện cho họ, và chúc cho họ được lành bệnh. Ngài cũng cám ơn nhng ai đã tình nguyện phục vụ các bệnh nhân.

 
Dù sao, chủ đề chính của bài huấn dụ trưc khi xưóng kinh Truyn tin đưc dành để bàn về mối tương quan gia đức tin và lý trí, nhân lễ kính thánh Tôma Aquinô, một người không những đã sử dụng lý trí đ đào sâu sự hiểu biết đức tin, mà còn có can đm đối thoại với các nhà tư tưởng Do thái và Ả-rập đương thi. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ:

Anh chị em thân mến

Hôm nay lịch phụng vụ kính nhớ thánh Tôma Aquinô, đại tiến sĩ của Giáo hội. Nhờ đặc sủng của một nhà triết học và thần học, ngài đã cống hiến một khuôn mẫu tuyệt vời về sự hoà hợp giữa lý trí và đức tin, là hai chiều kích của trí tuệ con người, đạt được sự thành tựu mỹ mãn nhờ sự gặp gỡ và đối thoại giữa đôi bên. Theo quan điểm của thánh Tôma, lý trí con người ra như là “hô hấp” vậy: nghĩa là nó di động đến một chân trời rộng, thoáng, nơi mà nó có thể diễn đạt hoàn toàn chính mình. Ngược lại, khi nào con người đạt giới hạn vào việc suy tư những đối tượng vật chất và thực nghiệm, không đếm xỉa đến những mối băn khoăn lớn lao về cuộc đời và về Thiên Chúa, thì nó trở nên nghèo nàn. Mối tương quan giữa lý trí và đức tin tạo thành một thách đố nghiêm trọng đối với nền văn hoá hiện đang làm bá chủ ở Tây phương, và vì thế mà đức Gioan Phaolô II đã muốn dành một thông điệp mang tựa đề Fides et ratio - Đức tin và Lý trí. Mới đây tôi cũng đã lấy lại luận cứ này trong bài diễn văn tại đại học Regensburg.

Thực ra, sự phát triển khoa học ở thời cận đại đã mang lại rất nhiều hiệu quả tích cực, cần phải được nhìn nhận. Tuy nhiên, đồng thời, cũng phải chấp nhận rằng khuynh hướng chỉ muốn chấp nhận là đúng điều gì có thể thí nghiệm được, là một giới hạn cho lý trí con người, và phát sinh ra một sự thác loạn kinh hoàng, hiện đang lan rộng, dưới sự thao túng của chủ nghĩa duy lý, duy vật, siêu kỹ thuật, và buông thả bản năng . Vì thế, thật là cấp thời cần phải tái khám phá lý tính của con người được mở rộng đến Lý (Logos) của Chúa và đến sự mặc khải sung mãn của Ngài nơi Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người. Đức tin Kitô giáo đích thực không đè bẹp tự do và lý trí của con người; vì thế, tại sao đức tin và lý trí lại sợ sệt lẫn nhau, đang khi mà nếu như gặp gỡ và đối thoại với nhau thì đôi bên có thể biểu lộ mình hoàn hảo hơn? Đức tin giả thiết lý trí và kiện toàn lý trí; còn lý trí được đức tin soi chiếu, sẽ tìm được sức mạnh để bay bổng lên hiểu biết Thiên Chúa và các thực tại thiêng liêng. Lý trí không mất mát gì hết khi mở rộng đến các nội dung của đức tin; hon thế nữa, các chân lý đức tin đòi hỏi sự chấp nhận tự do và sáng suốt.

Với tầm nhìn sáng suốt, Thánh Tôma Aquinô đã thành công trong việc thiết lập một cuộc gặp gỡ phong phú với tư tưởng ả-rập và do-thái đương thời, và vì thế ngài đáng được nhìn nhận như là bậc thầy luôn hiện đại trong cuộc đối thoại với các nền văn hoá và các tôn giáo. Thánh nhân đã biết trình bày sự tổng hợp tuyệt diệu của Kitô giáo giữa đức tin và lý trí. Đây là một gia sản quý báu cho văn minh Tây phương, nguồn mạch ngày nay vẫn còn hữu ích để đối thoại với các truyền thống văn hoá và tôn giáo ở mạn Đông và mạn Nam của địa cầu. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các Kitô hữu, cách riêng những ai đang hoạt động trong lãnh vực học đường và văn hoá, được biết cách diễn tả tính cách hữu lý của niềm tin của mình, và làm chứng điều đó trong sư đối thoại được tình yêu thúc đẩy. Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa ban hồng ân này nhờ sự chuyển cầu của thánh Tôma Aquinô, và nhất là của Đức Maria, Tòa Đấng Khôn ngoan.
 Bình Hòa







All the contents on this site are copyrighted ©.