2006-12-10 16:31:28

Kinh Truyền tin chúa nhựt 10-12


Vào lúc 9 giờ sáng hôm qua, chúa nhựt thứ Hai mùa Vọng, Đc Thánh Cha đã đến thăm viếng giáo xứ dâng kính Đc Maria dưi tước hiệu “ ngôi sao của việc Truyền giảng Tin mừng, nằm ở mạn Nam thành phố Rôma, và cung hiến ngôi thánh đường vừa hoàn tất. Chủ đề bàn về ý nghĩa của việc xây dựng thánh đường và việc xây dựng cộng đoàn tín hu. Đ tài này được lặp lại trong bài huấn dụ trưc khi đọc kinh Truyền tin. Sau khi ban phép lành Toà thánh, đc Bênêđictô XVI đã kêu gọi cộng đoàn quốc tế hãy giúp cho nhân dân nước Liban và miền Trung đông tìm ra một giải pháp hoà bình trong vùng, đồng thời mời gọi các sinh viên các đaị học Rôma đến tham dự Thánh lễ dành cho họ sẽ được cử hành tại đền thánh Phêrô vào chiều thứ năm sắp tới. Trước hết, xin kính mời quý vị theo dõi bài huấn dụ trưc khi đọc kinh Truyền tin.

Anh chị em thân mến,

Sáng nay tôi hân hạnh được cung hiến một thánh đường mới của giáo xứ dâng kính Đức Maria “Ngôi sao của công cuộc rao giảng Tin mừng”, nằm trong khu vực Torrino Nord của thành phố Rôma. Đây là một biến cố tuy tự nó chỉ liên quan đến một khu vực nhưng nó mang một ý nghĩa biểu trưng trong khung cảnh của mùa Vọng, lúc chúng ta chuẩn bị mừng lễ Chúa Giáng sinh. Trong những ngày này, phụng vụ liên lỉ nhắc nhở chúng ta rằng “Chúa đến” thăm viếng dân ngài, để cư ngụ ở giữa nhân loại và thiết lập với họ sự thông hiệp tình yêu và sự sống, nghĩa là một gia đình. Tin mừng theo thánh Gioan đã diễn tả mầu nhiệm Nhập Thể như thế này: “Ngôi Lời đã làm người và đến trọ ở giữa chúng ta”, dịch sát văn bản là “dựng lều ở giữa chúng ta” (Ga 1,14). Việc xây dựng một ngôi thánh đường ở giữa những ngôi nhà khác trong một làng hay một khu phố đã chẳng gợi lên hồng ân và huyền nhiệm đó hay sao?

Ngôi thánh đường – xét như là ngôi nhà dấu hiệu của cộng đoàn Hội thánh, được hình thành bởi những “viên đá sống động” là các tín hữu, một hình ảnh rất thân thương mà các thánh tông đồ thường sử dụng. Thánh Phêrô (1Pr 2,4-5) và thánh Phaolô (Ep 2,20-22) nêu bật rằng “viên đá tảng” của đền thờ thiêng liêng là Chúa Kitô, và bởi chúng ta được siết chặt với Ngài và gắn bó với nhau, thì chúng ta cũng được mời gọi hãy thông phần vào việc kiến thiết đền thờ ấy. Vì thế nếu Thiên Chúa đã có sáng kiến đến cư ngụ ở giữa loài người, và chính Ngài là tác nhân chính yếu của công trình này, thì cũng nên biết là Ngài không muốn thực hiện công việc đó nếu thiếu sự hợp tác của chúng ta. Bởi vậy, chuẩn bị lễ Giáng sinh có nghĩa là dấn thân xây dựng “nhà trọ của Thiên Chúa giữa loài người”. Không ai được phép thoái thác; mỗi người đều có thể và buộc phải góp phần để cho ngôi nhà thông hiệp được khang trang và đẹp đẽ hơn. Vào cuối thời lịch sử, ngôi nhà đó sẽ được hoàn tất, và sẽ là “đền Giêrusalem trên trời”, như sách Khải huyền viết: “Tôi thấy một trời mới và đất mới .. Tôi cũng thấy một thành thánh, Giêrusalem mới, từ trời xuống, từ Thiên Chúa, sẵn sàng như một tân nương trang điểm đón tân lang. Đây là nơi Thiên Chúa cư ngụ ở giữa loài người (Kh 21,1-3). Đồng thời tác giả khuyên nhủ chúng ta hãy nỗ lực trong việc cầu nguyện, hoán cải và làm việc thiện, hãy đón tiếp Chúa Giêsu vào đời sống của mình, hãy cùng với Ngài xây cất ngôi đền thiêng liêng, mà mỗi người chúng ta – mỗi gia đình và mỗi cộng đoàn – là viên đá quý giá.

Trong tất cả các viên đá họp thành Giêrusalem trên trời, đương nhiên viên đá rực rỡ và quý giá nhất là Đức Maria rất thánh, người kề sát hơn hết với viên dá tảng là Đức Kitô. Nhờ lời Mẹ chuyển cầu, chúng ta hãy xin cho Mùa Vọng này trở nên cho Giáo hội một thời xây dựng thiêng liêng, và nhờ thế làm cho Nước Chúa mau đến.
---------

Như đã nói trên, vào buổi sáng, Đức Thánh Cha đã đến thăm viếng giáo xứ dâng kính Đức Maria ngôi sao của công cuộc rao giảng Tin mừng và cung hiến ngôi thánh đường mới hoàn thành. Trong bài giảng, ngài đã giải thích ý nghĩa của ngôi thánh đường đối với giáo xứ cũng như ý nghĩa của sự hiện diện của giáo xứ ở giữa xã hội.

Bàn về ý nghĩa của ngôi thánh đường, ngài nói: đây là ngôi nhà quy tụ mọi người và hướng họ lên với Thiên Chúa. Thánh đường là nơi mà người ta có thể đến để lắng nghe và giải thích Lời Chúa, nơi mà người ta có thể hợp tác với nhau để thể hiện công bình và yêu thương ỡ giữa lòng xã hội. Vì thế việc xây dựng thánh đường cần đi kèm theo việc xây dựng tâm hồn. Con người cần phải khám phá ra một định luật căn bản cho cuộc đời của mình, và định luật này cần dẫn đến công lý. Công lý thực sự không thể nào do con người sáng chế ra; công lý cần phải được khám phá, và khám phá ở nơi Thiên Chúa. Chính Lời Chúa chỉ dẫn cho con người đường công lý. Lời Chúa là sức mạnh đổi mới, mang lại trật tự và ý nghĩa cho thời đại chúng ta, mang lại niềm vui và dẫn tới việc xây dựng. Nhà thờ không thể chỉ là một ngôi nhà bằng đá gạch; nhà của Hội thánh được làm bởi những viên đá sống động, họp thành một thân thể duy nhất với Chúa Kitô, và trở nên một nơi quy chiếu cho nhân loại. Nhất là trong bối cảnh tục hoá của xã hội hiện này, giáo xứ phải là hải đăng chiếu tỏa ánh sáng của đức tin, và đáp ứng lại những ước vọng sâu thẳm nhất của con tim con người.

Đức Thánh Cha nói tiếp: Mục tiêu sâu xa nhất của sự hiện hữu của ngôi thánh đường là ở nơi đó, chúng ta gặp gỡ Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Thiên Chúa có một khuôn mặt, Thiên Chúa có một danh tánh. Nơi Đức Kitô, Thiên Chúa đã trở thành con người và trao hiến mình cho chúng ta trong bí tích Thánh Thể. Thánh đường là nơi gặp gỡ với Đấng là Con Thiên Chúa hằng sống và do đó là nơi gặp gỡ giữa chúng ta với nhau. Đây là niềm vui mà Thiên Chúa ban cho chúng ta: Ngài đã trở nên một người như chúng ta, và chúng ta có thể chạm đến Ngài; Ngài sống với chúng ta. Niềm vui của Thiên Chúa là sức mạnh của chúng ta.

Vào cuối Thánh lễ, trước khi ra về, ngài đã chúc cho cộng đoàn giáo xứ được hưởng niềm vui của Thiên Chúa, nhờ đó chúng ta có thể hợp tác với nhau để kiến tạo công lý và hoà bình trên thế giới. Cách riêng với các thiếu nhi ngài nói: “Lễ Chúa Giáng sinh là ngày Thiên Chúa ban cho chúng ta một tặng phẩm: ngài không ban cho chúng ta một món quà nào nhưng là ban chính Ngài cho chúng ta. Thiên Chúa ban cho chúng ta Con của Ngài. Vì thế mà lễ Giáng sinh trở nên lễ của tặng phẩm. Chúng ta hãy bắt chước Thiên Chúa, và đừng chỉ nghĩ đến bản thân mình nhưng hãy nghĩ đến người khác, trao tặng cho người khác. Tặng phẩm cao qúy nhất là sống tốt với người khác, tỏ ra sự tốt lành, công bằng, thương yêu”.
 Binh Hoà







All the contents on this site are copyrighted ©.