2006-11-05 16:18:54

Kinh Truyền tin 5-11-06


Tháng 11 dương lch được mở đầu với lễ trọng kính các thánh, nhưng ngày hôm sau đưc dành để kính nhớ những ngưi đã qua đời. Việc cầu nguyện cho những ngưi qua đời kéo dài suốt tuần lễ nếu chưa nói là suốt tháng. Dựa trên tục lệ đo đc này, Đc Thánh Cha đã dành bài huấn dụ trưc khi đọc kinh Truyền tin trưa chúa nht hôm qua để suy niệm về cái chết, một thực tại mà nhiều người không muốn đề cập đến. Cái chết là một thực trạng tất nhiên của các loài thụ tạo; có sinh có tử. Tuy nhiên, cái chết không chỉ là hồi kết liễu cuộc sống, nhưng nói đưc là cao điểm của cuộc sống. Đây là mt quan điểm thần học đã được phát triển vào hậu bán thế kỷ XX: khác với loài cây cỏ súc vật cam chịu số phận tàn tạ, con người cần đi tìm ý nghĩa của cái chết, để từ đó tìm đnh hướng cho cuộc sống của mình. Người tín hữu tìm thấy ý nghĩa cái chết ở nơi lời giảng và cuộc đời của Đức Kitô. Cái chết của Người mang ý nghĩa của sự trao hiến cho tình yêu. Nhờ sự Phục sinh, Ngưi đã tiêu diệt cái chết: cái chết không còn là sự dữ nữa, nhưng là cánh cửa dẫn về nơi cư ngụ vĩnh viễn bên Thiên Chúa. Như thường lệ, sau phép lành Toà thánh, tư tưởng chính của bài suy niệm được tóm lại qua các lời chào bằng tiếng Pháp, Anh, Đc, Tây ban nha, Ba lan. Ngoài ra, đc Bênêđictô XVI cũng kêu gọi các nhà cầm quyền thế giới hãy quan tâm đến thảm cảnh của nhân dân vùng Gaza, nạn nhân của những cuộc giao tranh giữa lực lượng Israel và Palestine vào những ngày này.

Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.

Anh chị em thân mến,

Vào những ngày tiếp theo ngày cầu cho các tín hữu qua đời, nhiều giáo xứ cử hành tuần tám ngày cầu nguyện cho các những người quá cố. Đây là một cơ hội thuận tiện để tưởng nhớ những thân nhân bằng lời cầu nguyện và suy gẫm về thực trạng cái chết, mà nền văn minh gọi là “an lạc” thường tìm cách để đẩy xa khỏi tầm ý thức của dân chúng, vì họ quá bận rộn với những sinh hoạt thường nhật. Thực ra, cái chết là một thành phần của cuộc đời, và cái chết không chỉ xảy ra lúc mãn đời nhưng, nếu nhìn kỹ, nó hiện ra vào mọi khoảnh khắc. Mặc dù lơ đãng đến đâu đi nữa, sự mất mát của một người thân yêu làm cho chúng ta khám phá “vấn đề”, khiến chúng ta phải cảm thấy cái chết như là sự hiện diện thù nghịch và trái ngược ơn gọi căn bản của chúng ta là muốn sống và hạnh phúc.

Chúa Giêsu đã lật ngược ý nghĩa của sự chết, bằng lời giáo huấn và nhất là bằng thái độ đương đầu với cái chết. Phụng vụ trong mùa Phục sinh lặp đi lặp lại rằng: “Người đã chết để tiêu diệt sự chết”. Và một giáo phụ đã viết rằng: “Với Thần khí không thể nào chết được, Chúa Kitô đã giết cái chết đã từng giết hại con người” (Melito Sardi, Sulla Pasqua, 66). Bằng cách đó, Con Thiên Chúa đã muốn đến chia sẻ thân phận con người của chúng ta, để mở cho nó cánh cửa hy vọng. Nói cho cùng, Người đã sinh ra để chịu chết, và nhờ vậy để giải thoát chúng ta khỏi cảnh nô lệ cái chết. Tác giả thư gửi người Do thái nói: “Người đã nếm sự chết nhằm mưu ích cho tất cả mọi người” (Dt 2,9). Từ lúc ấy, cái chết không còn như trước nữa: nói được là nó đã mất “nọc độc” rồi. Thực vậy, tình yêu Thiên Chúa đã ban một ý nghĩa mới cho cuộc sống con người, và nhờ vậy, đã làm thay đổi ngay cả cái chết nữa. Nếu nơi đức Kitô, cuộc sống làm người là một “hành trình từ thế gian này về với Chúa Cha” (Ga 13,1), thì giờ chết là thời điểm thực hiện cụ thể và vĩnh viễn chương trình đó. Ai dấn thân sống như Người thì cũng được giải thoát khỏi sợ hãi cái chết; cái chết sẽ không xuất hiện với cái cười chế nhạo của kẻ thù, nhưng là dưới khuôn mặt thân thiện của người chị em, như thánh Phanxicô Assisi đã viết trong Bài ca vạn vật, và đã dùng làm đề tài chúc tụng Thiên Chúa: “Ôi lạy Chúa, ngợi khen Chúa vì chị Tử của chúng con”. Đức tin dạy rằng ta không nên sợ cái chết về thân xác, bởi vì dù sống dù chết, chúng ta thuộc về Chúa, và cùng với thánh Phaolô, chúng ta biết rằng sau khi đã được lột bỏ thân xác, chúng ta sẽ được ở với Chúa Kitô, được cư ngụ vĩnh viễn trong Thân thể Phục sinh của Đấng mà chúng ta lãnh nhận trong bí tích Thánh Thể. Cái chết mà chúng ta thực sự phải sợ là cái chết về linh hồn, mà sách Khải huyền gọi là “cái chết lần thứ hai” (xc. Kh 20,14-15; 21,8). Thực vậy, ai chết trong tội trọng mà không thống hối ăn năn, nhốt chặt mình trong thái độ khăng khăng khước từ tình thương của Thiên Chúa, thì sẽ tự loại bỏ mình ra khỏi vương quốc sự sống.

Nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria chí thánh và của thánh Giuse, chúng ta hãy xin Chúa ban ơn biết bình thản chuẩn bị lìa khỏi thế gian này khi Ngài muốn gọi chúng ta, trong niềm hy vọng được cư ngụ vĩnh viễn bên Ngài, hợp với đoàn ngũ các thánh và những thân nhân đã qua đời.
 Bình Hoà







All the contents on this site are copyrighted ©.