2006-09-25 08:45:33

YÊU TRẺ SƠ SINH, KÍNH BẬC CAO NIÊN


Trong thời gian hành nghề tôi có dịp đồng hành với các gia đình, các đôi vợ chồng trẻ sau khi họ sinh hạ đứa con tàn tật hoặc đứa con bị chết ngay lúc chào đời.

Tôi nhớ như in hình ảnh một phụ nữ trẻ. Bà vừa sinh hạ đứa con với khuôn mặt dị-họm bị biến dạng bởi cái mỏ thỏ rừng. Sau khi đứa bé lọt lòng mẹ, tôi âu yếm ẵm đứa bé siết chặt vào lòng. Rồi tôi tiến về phía người mẹ để trao lại đứa con. Nhưng trước khi đặt đứa bé vào lòng người mẹ, tôi giải thích cho bà biết cảnh tượng bà sắp chứng kiến. Nói xong, tôi ôm hôn thật lâu đứa bé.

Khi người mẹ trông thấy khuôn mặt đứa con, bà lặng lẽ khóc, khóc ròng rã, khóc như mưa!!!

Ngày hôm sau tôi trở lại thăm hai mẹ con. Tôi âu yếm hỏi bà phản ứng thế nào trước khuôn mặt tàn tật của đứa bé. Bà bình tĩnh trả lời:

- Mọi sự trôi qua bình thường. Bởi lẽ chính chị dạy em cách thức tiếp nhận con em. Em tự nhủ: Nếu chị có thể âu yếm ôm hôn con của em, thì chính em là mẹ, lẽ nào em không thể yêu thương tiếp nhận con của em?

Tôi thường ngỡ ngàng thán phục trước sức sinh-động vẫy-vùng của các trẻ sơ sinh lúc chúng vừa lọt lòng mẹ. Chưa hết, bạn hãy quan sát thật kỹ các trẻ thơ sinh thiếu tháng, được nuôi trong các lồng kính. Chúng vung tay vung chân dẫy-dụa bên cạnh các ống dưỡng khí hoặc ống chuyền thức ăn. Chúng như muốn tự tranh đấu để sống còn.

Tuy nhiên, đôi khi cũng có những hài nhi uể oải như không muốn sống. Thuốc men đầy đủ, mọi sự tiến triển bình thường, nhưng chúng vẫn èo-ọt, không tăng thêm trọng lượng. Với các trẻ sơ sinh ấy, cần phải vuốt ve, nói chuyện và khích lệ chúng.

Một hôm, một bác sĩ chuyên về nhi đồng nói như hét lớn với một trẻ sơ sinh đang nằm im trong lồng kính. Tức khắc cậu bé mở to mắt ngạc nhiên nhìn dáo dác chung quanh. Từ đó cậu bé như được hồi sinh, được kích thích. Cậu bé như đáp lời mời gọi bước vào cuộc tranh đấu để sống còn!

Thật vậy, một trẻ sơ sinh nhận càng nhiều tình thương càng muốn chiến đấu để sống. Các trung tâm lớn nuôi dưỡng các trẻ thơ sinh thiếu tháng hiểu rõ nhu cầu này. Vì thế các y tá, các vị phụ trách trung tâm thường thúc đẩy các cha mẹ đừng ngần ngại luồng tay vào lồng kính để vuốt ve đứa con đang nằm trong đó. Như thế, mối liên hệ thể lý cùng tâm lý giữa cha mẹ và con cái được thiết lập. Đây là yếu tố căn bản giúp đứa trẻ có thể thoát ra khỏi tình trạng khó khăn. Cần phải tạo cho đứa trẻ cơ hội tiếp xúc trực tiếp với cuộc sống, được nghe tiếng nói và được đụng chạm, được vuốt ve.

Trên đây là chứng từ của bà Isabelle Boissonnas - nữ hộ sinh Công Giáo - làm việc tại Bệnh Viện Diaconesses ở Reuilly, thuộc vùng phụ cận Paris (Pháp). Chứng từ thứ hai của bà Marie-Sylvie Richard, nữ bác sĩ trưởng phòng tại Nhà Chăm Sóc y tế người già Jeanne-Garnier ở thủ đô Paris.

Chúng tôi tìm mọi cách để giúp đỡ các vị cao niên đang đi vào giai đoạn chót. Chúng tôi đồng hành với các vị và giúp các vị chấp nhận trạng huống mất mác ở trạm cuối cùng. Tuy nhiên, chúng tôi luôn xác tín rằng con người vẫn còn khả năng, vẫn có thể sáng tạo một cái gì, vẫn còn làm được việc nào đó cho đến giây phút sau hết.

Có một cụ già vẫn dai dẳng sống, mặc dầu tuổi đã cao và sức khoẻ kém. Một hôm tôi đánh bạo hỏi:

- Sức mạnh nào giúp cụ sống lâu như thế?

Cụ thản nhiên đáp:

- Chính tại nơi đây tôi cảm thấy mình được yêu thương. Vì thế tôi muốn tận hưởng tình thương càng lâu càng tốt!

Phần tôi, tôi thích nghe và lập lại câu:

- Cái nhìn chân thật và đy yêu thương nhất chính là cái nhìn của ngưi luôn đặt niềm hy vọng nơi bạn!

Khi chúng tôi nói với bệnh nhân:

- Đúng thật cụ rất yếu, nhưng cụ vẫn còn nhiều năng lượng và cụ có thể sống lâu hơn nữa,
thì người bệnh lắng nghe lời chúng tôi và tiếp tục can đảm đi trọn quảng đường dài.

... ”Hỡi các con, hãy nghe cha đây, và làm thế nào đ các con được cứu độ. THIÊN CHÚA làm cho ngưi cha được vẻ vang vì con cái, cho người mẹ thêm uy quyền đối với các con. Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu. Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái, khi cầu nguyện, họ sẽ được lắng nghe. Ai tôn vinh cha sẽ đưc trường thọ, ai vâng lệnh THIÊN CHÚA sẽ làm cho mẹ an lòng. Ngưi đó phục vụ các bậc sinh thành như phục vụ chủ nhân. Hãy thảo kính cha con bằng lời nói việc làm, để nhờ ngưi mà con được chúc phúc. Vì phúc lành của người cha làm cho cửa nhà con cái bền vững, lời nguyền rủa của người mẹ làm cho trốc rễ bật nền” (Sách Huấn Ca 3,1-9).

(”Croire Aujourd'hui / Jeunes Chrétiens”, n.7, Mai-Juin/2001, trang 10-11).

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt







All the contents on this site are copyrighted ©.