2006-05-01 18:13:32

SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA NHÂN NGÀY THẾ GIỚI CẦU CHO ƠN GỌI


Chúa nhật thứ tư sau lễ Phục Sinh, 7-5-2006, Chúa nhật Chúa Chiên Lành, cũng là Ngày Thế Giới cầu nguyện cho ơn gọi.

 
Vấn đ ơn gi là điều rất cấp thiết trong Giáo Hội ngày nay. Theo thống kê mới nhất của Tòa Thánh, trong 26 năm qua, t 1978 đến 2004, số tín hữu Công Giáo tăng 45%, từ 757 triệu người lên 1 tỷ 98 triệu ngưi, nghĩa là tăng thêm 342 triệu. Tuy nhiên, số LM lại giảm 3,5%, tức là từ 421 ngàn hồi năm 1978 xuống còn gần 406 ngàn trong năm 2004. Số tu huynh của Giáo Hội giảm sút 27%: 78 ngàn xuống còn 55 ngàn. Số nữ tu giảm sút hơn 22%, từ 990 ngàn chị xuống còn gần 770 ngàn chị.

 
ĐTC Bin Đc 16 đã gửi đến toàn thể Giáo Hội sứ đip đầu tiên của ngài nhân ngày này, với chủ đề là ”Ơn gọi trong mầu nhiệm Giáo Hội”. ĐTC nhấn mạnh sự kiện sự mong manh yếu đuối và những giới hạn của con người không phải là một chướng ngại cản trở việc đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa. Ngài cũng khẳng định sứ mạng không thể thay thế được của LM trong Giáo Hội, và mời gọi các tín hữu gia tăng cầu nguyện cho ơn gi. Sau đây là nguyên văn s điệp của ĐTC.

Anh em đáng kính trong hàng Giám Mục

Anh chị em thân mến,

Việc cử hành Ngày Thế giới sắp tới để cầu cho ơn gọi mang lại cho tôi cơ hội mời gọi toàn thể Dân Chúa suy tư về đề tài ”Ơn gọi trong mầu nhiệm Giáo Hội”. Thánh Phaolô Tông Đồ viết: ”Chúc tụng Thiên Chúa, là Cha Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta.. Trong Người, Chúa đã chọn chúng ta từ trước khi tạo thành vũ trụ.. tiền định cho chúng ta trở thành dưỡng tử của Ngài nhờ Đức Giêsu Kitô” (Eph 1,3-5). Trước khi tạo thành vũ trụ, trước khi chúng ta ra đời, Chúa Cha trên trời đã đích thân tuyển chọn chúng ta, để kêu gọi chúng ta bước vào quan hệ con thảo với Ngài, nhờ Đức Giêsu, Ngôi Lời nhập thể, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. Khi chịu chết cho chúng ta, Chúa Giêsu đã đưa chúng ta vào trong mầu nhiệm tình thương của Chúa Cha, tình thương hoàn toàn bao trùm chúng ta và Ngài ban cho tất cả chúng ta. Qua thể thức đó, khi kết hiệp với Chúa Giêsu là Đầu, chúng ta họp thành một thân mình duy nhất là Giáo Hội.

Gánh nặng hai ngàn năm lịch sử làm cho chúng ta khó nhận thức sự mới mẻ của mầu nhiệm tuyệt vời là được làm dưỡng tử của Thiên Chúa, điều này vốn là trọng tâm giáo huấn của Thánh Phaolô. Thánh Tông đồ nhắc lại rằng, Chúa Cha ”đã cho chúng ta được biết mầu nhiệm thánh ý Ngài... nghĩa là ý định gồm tóm mọi sự trong Chúa Kitô” (Eph 1,9-10). Và thánh nhân hăng say nói thêm rằng: ”Chúng ta biết tất cả đều góp phần mưu ích cho những người yêu mến Thiên Chúa, họ được kêu gọi theo ý định của Chúa. Vì những người Chúa đã biết từ đời đời, thì Ngài cũng tiền định cho họ trở nên đồng hình dạng với Con của Ngài, để Người trở thành trưởng tử trong nhiều anh em” (Rm 8,28-29). Viễn tượng thật là tuyệt vời: chúng ta được kêu gọi sống như những người em của Chúa Giêsu, cảm thấy mình là con cái của cùng một Cha. Đó là một hồng ân đảo lộn mọi ý tưởng và mọi dự phóng hoàn toàn là phàm nhân. Sự tuyên xưng đức tin chân thật mở rộng tâm trí cho mầu nhiệm vô tận của Thiên Chúa, tràn ngập sự sống con người. Vậy phải nói gì về cám dỗ nhiều khi rất mạnh mẽ trong thời đại chúng ta ngày nay, cám dỗ cảm thấy tự mãn đến độ khép kín đối với kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa đối với chúng ta? Tình yêu của Chúa Cha, được biểu lộ nơi Chúa Kitô, gọi hỏi chúng ta.

Để đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa và lên đường, không cần phải phải là người đã ở trong tình trạng hoàn hảo trọn lành. Chúng ta biết rằng, người con trai hoang đàng, nhờ ý thức về tội lỗi của mình, nên đã lên đường trở về và hòa giải với Cha. Sự yếu đuối và giới hạn của con người không phải là một chướng ngại, với điều kiện chúng góp phần làm cho chúng ta ngày càng ý thức rằng chúng ta cần ơn thánh cứu chuộc của Chúa Kitô. Đó cũng là kinh nghiệm của thánh Phaolô, khi ngài tâm sự rằng: ”Tôi vui lòng hãnh diện vì những yếu đuối của tôi, để quyền năng của Chúa Kitô ở trong tôi” (2 Cor 12,9). Trong mầu nhiệm Giáo Hội là Nhiệm Thể Chúa Kitô, quyền năng của tình yêu Thiên Chúa biến đổi tâm hồn con người, làm cho họ có khă năng thông truyền tình yêu của Thiên Chúa cho anh chị em mình. Qua dòng lịch sử, bao nhiêu người nam nữ, được tình yêu Thiên Chúa biến đổi, đã dâng hiến cuộx sống của họ vì chính nghĩa Nước Trời. Ngay bên bờ hồ Galilea, nhiều người cũng đã để cho Chúa Giêsu chinh phục: họ tìm kiếm sự khỏi bệnh phần xác hoặc phần hồn và đã được quyền năng ơn thánh của Chúa đánh động. Những người khác đã được Chúa đích thân tuyển chọn và trở thành Tông Đồ của Ngài. Chúng ta cũng thấy có những người, như Maria Madelana và các phụ nữ khác, tự nguyện theo Chúa, chỉ vì lòng kính mến; nhưng giống như môn đệ Gioan, các bà cũng chiếm một chỗ đặc biệt trong tâm hồn Chúa. Những người nam nữ ấy, đã biết mầu nhiệm tình yêu của Chúa Cha qua Chúa Kitô, họ tượng trưng cho nhiều ơn gọi từ lâu vẫn hiện diện trong Giáo Hội. Mẫu gương cho người được kêu gọi làm chứng tá đặc biệt về tình thương của Thiên Chúa chính là Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ đã trực tiếp tham dự vào mầu nhiệm Nhập Thể và cứu độ trong hành trình đức tin.
Trong Chúa Kitô, Thủ lãnh của Giáo Hội, là Thân Mình của Ngài, tất cả các Kitô hữu đều họp thành ”giòng dõi được tuyển chọn, hàng tư tế vương giả, quốc gia thánh thiện, Dân tộc mà Thiên Chúa thủ đắc cho mình để công bố công trình tuyệt vời của Chúa” (1 Pt 2,9). Giáo Hội là thánh thiện, cho dù các thành phần của Giáo Hội cần được thanh tẩy, để làm cho sự thánh thiện, hồng ân của Thiên Chúa, có thể chiếu tỏa nơi mình cho đến độ hoàn toàn sáng ngời. Công đồng chung Vatican 2 đã đề cao ơn gọi nên thánh của mọi tín hữu và khẳng định rằng: ”Các môn đệ Chúa Kitô, được Thiên Chúa kêu gọi không phải vì công trạng của họ, nhưng theo kế hoạch ơn thánh của Chúa và họ trở nên công chính trong Chúa Giêsu, nhờ bí tích rửa tội đức tin họ trở thành con Thiên Chúa và cùng được tham dự bản tính Thiên Chúa, vì thế họ thực sự là thánh thiện” (LG 40). Trong khuôn khổ ơn gọi phổ quát ấy, Chúa Kitô, vị Thượng Tế, trong niềm quan tâm đối với Giáo Hội, nơi mỗi thế hệ, Ngài kêu gọi những người chăm sóc dân của Ngài; đặc biệt Ngài kêu gọi đi vào sứ vụ linh mục, những người thi hành một chức năng làm cha, chức năng này bắt nguồn từ chính tình phụ tử của Thiên Chúa (cf Eph 3,15). Sứ mạng của linh mục trong Giáo Hội không thể thay thế được. Vì thế, cho dù tại một số miền, có sự khan hiếm linh mục, nhưng chúng ta không bao giờ được quên xác tín rằng Chúa Kitô tiếp tục khơi dậy những người, giống như các Tông Đồ, từ bỏ mọi nghề nghiệp khác, để tận hiến trọn vẹn cho việc cử hành các mầu nhiệm thánh, rao giảng Tin Mừng và thi hành công tác mục vụ. Trong Tông Huấn ”Thầy sẽ ban cho các con những vị mục tử”, Đức Gioan Phaolô 2, vị Tiền Nhiệm đáng kính của tôi đã viết rằng: ”Quan hệ của linh mục với Chúa Giêsu Kitô, và trong Ngài, với Giáo Hội của Chúa, ở nơi chính bản chất của linh mục, do sự thánh hóa và xức dầu bí tích, và trong hoạt động của linh mục, tức là trong sứ mạng hoặc từ thác vụ của linh mục. Đặc biệt, ”linh mục thừa tác là tôi tớ Chúa Kitô hiện diện trong Giáo Hội mầu nhiệm, hiệp thông và sứ mạng. Do sự kiện được tham dự vào ”sự xức dầu” và vào ”sứ mạng” của Chúa Kitô, linh mục có thể kéo dài trong Giáo Hội kinh nguyện, lời nói, sự hy sinh và hoạt động cứu độ của Chúa. Vì thế, linh mục là người phục vụ Giáo Hội mầu nhiệm, vì linh mục thực hiện những dấu chỉ Giáo Hội và bí tích về sự hiện diện của Chúa Kitô phục sinh” (n.16).

Một ơn gọi đặc biệt khác, chiếm một chỗ đứng danh dự trong Giáo Hội, là ơn gọi sống đời thánh hiến. Noi gương của Maria thành Betania, ”đã ngồi dưới dân Chúa và lắng nghe lời Ngài” (Lc 10,39), nhiều người nam nữ dâng mình theo Chúa Kitô một cách trọn vẹn. Tuy thi hành những dịch vụ khác nhau trong lãnh vực huấn luyện con người và chăm sóc người nghèo, trong việc giáo dục hoặc trợ giúp các bệnh nhân, họ không coi các hoạt động này như mục tiêu chính yếu trong đời họ, vì như bộ Giáo Luật đã nhấn mạnh rất đúng, ”Nghĩa vụ đầu tiên và chuyên biệt của tất cả các tu sĩ phải là sự chiêm niệm các chân lý thần linh và liên tục kết hiệp với Chúa trong việc nguyện ngắm” (Can 663,1). Và trong Tông huấn về đời Thánh Hiến, Đức Gioan Phaolô 2 ghi nhận rằng: ”Trong truyền thống của Giáo Hội, sự khấn dòng được coi như một sự đào sâu việc thánh hiến qua bí tích rửa tội một cách đặc biệt và phong phú, xét vì nhờ sự đào sâu này, sự kết hiệp thân mật với Chúa Kitô, vốn đã khởi sự với bí tích Rửa tội, nay được phát triển thành hồng ân phù hợp với Chúa, được thực hiện một cách rõ ràng hơn, qua việc khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm” (n.30).

Nhớ lại lời nhắn nhủ của Chúa Giêsu: ”Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít! Các con hãy xin chủ mùa gặt sai thợ đến trong mùa gặt của Người!” (Mt 9,37), chúng ta nồng nhiệt cảm thấy cần phải cầu nguyện cho on gọi linh mục và đời sống thánh hiến. Không lạ gì, tại những nơi các tín hữu sốt sắng cầu nguyện, thì ơn gọi cũng phong phú. Sự thánh thiện của Giáo Hội chủ yếu tùy thuộc sự kết hiệp với Chúa Kitô và sự cởi mở đối với mầu nhiệm ơn thánh đang hoạt động trong tâm hồn các tín hữu” Vì thế, tôi muốn mời gọi tất cả các tín hữu hãy vun trồng một quan hệ thân mật với Chúa Kitô, là Thầy và là Mục Tử dân Ngài, noi gương Mẹ Maria, người đã cẩn giữ trong lòng những mầu nhiệm thần linh và siêng năng suy niệm (cf Lc 2,19). Cùng với Mẹ là người chiếm một chỗ đứng trung tâm trong mầu nhiệm Giáo Hội, chúng ta hãy cầu nguyện:

”Lạy Cha, xin làm nảy sinh nơi các tín hữu Kitô nhiều ơn gọi LM thánh thiện để duy trì đức tin sinh động và bảo tồn ký ức về Chúa Giêsu Con Cha, qua việc rao giảng Lời Chúa và cử hành các bí tích, qua đó, Cha liên tục canh tân các tín hữu của Cha.

”Xin ban cho chúng con các thừa tác viên thánh phục vụ tại bàn thờ của Cha, những người chăm chú và nồng nhiệt cẩn giữ Thánh Thể, bí tích hiến thân tột đỉnh của Đức Kitô để cứu độ trần thế.

”Xin kêu gọi các thừa tác viên của lòng từ bi Chúa, để nhờ bí tích hòa giải, họ phổ biến niềm vui tha thứ của Cha.
Lạy Cha, xin làm cho Giáo Hội Cha vui mừng đón nhận ơn soi sáng phong phú của Thánh Thần của Con Cha, và ngoan ngoãn vâng theo giáo huấn của Người, chăm sóc các ơn gọi linh mục và tu sĩ.

Xin nâng đỡ các GM, LM, phó tế, những người thánh hiến và tất cả các tín hữu đã được rửa tội trong Chúa Kitô, để họ trung thành chu toàn sứ mạng của họ trong việc phục vụ Tin Mừng. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
  Vatican ngày 5 tháng 3 năm 2006

Biển Đức 16, Giáo Hoàng

  (G. Trần Đức Anh OP chuyển dịch)








All the contents on this site are copyrighted ©.