2006-03-27 17:31:20

CÁI NGUY HẠI CỦA YOGA


Trung tuần tháng 12 năm 1989, Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã gửi cho các Giám Mục Công Giáo trên toàn thế giới một bức thư, lưu ý về việc Suy Niệm trong Kitô Giáo.

Hiện nay có nhiều tín hữu Kitô dùng những phương pháp như nhập-thiền, Yoga của các trường phái Ấn Giáo và Phật giáo để giúp cầm trí cầu nguyện. Tuy nhiên vấn đề được đặt ra: khi thực hành phương pháp chiêm niệm của tôn giáo Đông phương, các tín hữu Kitô đi tìm một bầu khí thinh lặng, hay họ cũng tìm đến một sự trống-rỗng tuyệt-đối, hoặc là tìm về cái-ngã, cái-tôi của mình??? Bởi vì bản chất của sự cầu nguyện hệ tại cuộc đối thoại với THIÊN CHÚA. Con người giữ thinh lặng ngõ hầu có thể lắng nghe và đáp lại Tiếng Chúa. Trong khi đó, một số phương pháp suy niệm theo các tôn giáo Đông phương chỉ nhằm tạo ra sự trống-rỗng tuyệt-đối, chứ không đả động gì đến việc gặp gỡ đối thoại với THIÊN CHÚA. Và đây chính là điều mà văn kiện về Suy Niệm Kitô Giáo của Bộ Giáo Lý Đức Tin muốn lưu ý.

Sau đây là chứng từ của ông Christian-Marie tín hữu Công Giáo Pháp.

Đọc xong văn kiện về Suy Niệm Kitô Giáo, tôi muốn bày tỏ một vài thiển ý của riêng tôi. Yoga là một trong những phương pháp đông phương của thần bí triết học đang rất thịnh hành. Nhưng bên trong phương pháp này lại ẩn chứa một hiểm nguy mà ít người ngờ tới, nên tự để mình bị lôi cuốn vào vòng lừa đảo của nó.

Yoga là phương pháp khổ chế nhằm dẫn đưa tâm trí con người đến trạng thái của lương tâm tinh tuyền, của sự hiện hữu tinh tuyền. Đó là trạng thái mà con người ý thức về cái tôi của mình, nghĩa là về điều siêu-việt-hóa sự hiện hữu, trừu-tượng-hóa sự hiện hữu. Yoga khiến con người ý thức về cái-ngã, cái vô-thể, cái hòa-lẫn trong khoảng không, bởi vì, nó không có chất thể, nghĩa là không có bản thể, không có một hiện hữu nào hết từ chính nó. Nói tắt một lời, Yoga trước tiên là học thuyết của trạng thái trống không, trống rỗng tuyệt đối. Mục đích tối hậu của Yoga là dẫn đưa linh hồn con người đến chỗ hòa lẫn, hiệp nhất với cái vô thể. Thế nhưng điều này không thể nào xảy ra được, do đó có thể kết luận rằng: Yoga là một phương pháp chỉ có thể thực hiện được với sự trợ giúp của các quyền lực tăm-tối của quỷ dữ. Cái hiểm nguy là ở chỗ trạng thái tinh tuyền mà Yoga muốn đạt tới trở thành đối thủ của Thần Linh và nhường chỗ cho tên Quỷ ngày xưa trong vườn địa đàng đã quyến rũ bà Evà rằng: ”Các người sẽ trở thành những thần linh”!

Nói theo triết học thì Yoga được trình bày như một chối bỏ tất cả mọi hình thức của hữu thể. Và chính khi chối bỏ hữu thể cùng sự hiện hữu mà đồ đệ của trường phái Yoga phải đạt đến cái gọi là lương tâm tinh tuyền. Như thế Yoga là một loại triết học của vô thể. Để làm nổi bật ý tưởng này, xin trích dẫn một vài tư tưởng của các triết gia đề cao chủ thuyết vô thể. Đó là ba nhà triết học hiện sinh vô thần nổi danh: Friedrich Nietzsche (1844-1900), người Đức; Jean Paul Sartre (1905-1980), người Pháp và Adolf Hitler (1889-1945), người Đức. Hitler còn là một tên độc tài khát máu.

Nietzsche viết: ”Tôi tuyên bố chỉ hư vô là vua có giá trị”. Còn Sartre thì nói: ”Bởi vì tự chọn vô tôn giáo, vô tổ quốc, vô gia đình, nên tôi không đi về đâu hết”. Trong khi Hitler trơ trẽn tuyên bố: ”Tại sao chúng ta lại ưu tư lo lắng về đạo lý tình yêu và về trách nhiệm luân lý? Tôi chống lại điều này và thay vào đó bằng học thuyết tối cao của hư không, và cái vô nghĩa hoàn toàn của cá thể, của thằng tôi”.

Những câu tuyên bố như thế, phải chăng chỉ có thể xuất phát từ các đồ đệ của Satan???

... ”Rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi dã thú mà THIÊN CHÚA đã dựng nên. Nó hỏi người đàn bà: ”Có thật THIÊN CHÚA bảo: các ngươi không đưc ăn hết mọi trái cây trong vưn không?” Ngưi đàn bà trả lời con rắn: ”Trái các cây trong vưn chúng tôi đưc ăn. Còn trái trên cây ở giữa vườn, THIÊN CHÚA bảo: Các ngươi không đưc ăn, không đưc động tới, kẻo phải chết”. Rắn nói với ngưi đàn bà: ”Chẳng chết chóc gì đâu! Nhưng THIÊN CHÚA biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần, biết điu lành, điều dữ” (Sách Sáng Thế 3,1-5).

(”LE CHRIST AU MONDE”, 2/1992, trang 176-177).

 
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt







All the contents on this site are copyrighted ©.