2006-02-26 16:38:30

Kinh Truyên Tin Chúa nhựt 26/02


Có hai đề tài nổi bật trong bài huấn giáo của Đc Thánh Cha vào trưa chúa nhựt hôm qua tại quảng trường thánh Phêrô: ý nghĩa việc giữ chay theo tinh thần mới, và sự lên án các cuộc bạo đng dưới danh nghĩa tôn giáo.

 
Trưc khi đọc kinh Truyền tin, ngài đã suy niệm về ý nghĩa của đon Phúc âm đọc vào thánh lễ chúa nhựt. Trong những chúa nhựt gần đây, thánh Marcô thuật lại cho chúng ta những lần Chúa Giêsu đi rao ging, đi chữa bệnh, và tha tội: qua những hành vi đó, Ngưi đã chứng tỏ rằng thời của Đng Mesia đã đến. Đặc biệt, bài Tin mừng chúa nhựt tuần trước bộc lộ căn tính ca Đc Giêsu như là Đấng có quyền tha tội, giao hoà nhân loại với Thiên Chúa. Bài Tin mừng chúa nhựt tuần này thì giới thiệu Ngưi như là Đng khai trương một thời đại mới, thời Thiên Chúa thiết lập hôn ước với dân của Ngưi. Đc tính này được làm sáng tỏ nhân cuộc tranh luận về việc ăn chay với các nhóm Biệt phái và các môn đệ của ông Gioan. Đc Thánh Cha cũng nhân cơ hi này để giải thích ý nghĩa của việc giữ chay mà chúng ta sẽ thực hiện vào thứ tư sắp tới, bắt đầu Muà Chay, trong tiếng Latinh mang tên là Muà Bốn Mươi, (Quadragesima) nhắc nhớ 40 ngày trai tịnh của Đức Giêsu.

 
Đề tài thứ hai mang tính cách thời sự quốc tế, được nhắc đến sau khi ban phép lành Toà thánh, đó là những cuộc đng độ giữa các tín đồ Hồi giáo và Kitô giáo tiếp theo các biếm hoạ về ngôn sứ Mahomet, và gần đây hơn nữa, là những cuộc đt phá các đền thờ Hồi giáo giữa hai nhóm sunnit và sciit bên Irak.

 
Trước tiên chúng tôi xin giới thiệu nguyên văn bài huấn dụ chú giải đoạn Tin mừng Chúa nhựt:


Anh chị em thân mến,


Tin mừng theo thánh Marcô, được đọc liên tiếp trong suốt các buổi cử hành phụng vụ chúa nhựt năm nay, giới thiệu một hành trình dành cho người dự tòng, dẫn đưa môn đệ đến chỗ nhìn nhận Đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Do một sự trùng hợp may mắn, đoạn văn hôm nay bàn đến đề tài ăn chay. Như anh chị em đã biết, ngày thứ tư tới đây bắt đầu mùa Bốn Mươi với nghi thức rắc tro và việc giữ chay thống hối. Vì thế trang Phúc âm thật là hợp thời, thuật lại câu chuyện đang khi đức Giêsu đang ngồi bàn tại nhà ông Lêvi một người thu thuế thì các người Biệt phái và đồ đệ của ông Gioan Tẩy giả đến hỏi rằng tại sao các đồ đệ của Người không giữ chay. Đức Giêsu đáp lại rằng: đời nào những khách được mời dự tiệc cưới lại giữ chay khi chàng rể đang có mặt; chừng nào mất chàng rể thì họ sẽ giữ chay (xc Mc 2,18-20). Khi nói như vậy, Đức Kitô biểu lộ chân tướng của mình như là Đấng Mesia, Hôn phu của Israel, đến cử hành hôn lễ với dân mình. Những ai nhận biết và đón tiếp Người bằng lòng tin thì tưng bừng trẩy hội. Tuy nhiên Người sẽ bị khước từ và giết chết do chính thân thuộc của mình: đến lúc ấy, nghĩa là vào hồi thống khổ và tử nạn, thì sẽ tới kỳ tang tóc và giữ chay.


Như tôi đã nói, bài đọc Tin mừng đã tiên báo mùa Bốn Mươi. Thực vậy, toàn thể Muà Bốn Mươi nhắc nhớ cuộc Tử nạn của Chúa Giêsu, nhằm chuẩn bị cho lễ Phục sinh. Trong muà này, phụng vụ không hát alleluia và các tín hữu được mời gọi hãy thực hành những hình thức thích hợp biểu lộ sự từ bỏ và đền tội. Chúng ta đừng đi vào mùa Bốn mươi với tinh thần “cũ”, như là một gánh nặng phải chịu đựng, nhưng với tinh thần mới mẻ của người đã tìm thấy ý nghĩa cuộc đời ở nơi Chúa Giêsu và mầu nhiệm Vượt qua, và xác tín rằng từ nay cần phải quy chiếu tất cả về với Người. Đó chính là thái độ của thánh Phaolô tông đồ, khi khẳng định rằng mình đã quẳng lại tất cả ra sau lưng, để được hiểu biết Chúa Kitô, “quyền năng của cuộc Phục sinh của Người, sự thông dự vào những đau khổ của Người, hòa đồng với Người trong cái chết, với hy vọng rằng cũng đạt được sự chỗi dậy từ cõi chết” (Pl 3,10-11).


Mong rằng trong mùa Bốn Mươi này, Đức Maria sẽ trở thành người dẫn đường và thầy dạy cho chúng ta. Khi Chúa Giêsu cương quyết tiến về Giêrusalem để chịu nạn, thì Mẹ đã đi theo Người với lòng tin tuyệt đối. Giống như “bầu mới”, Mẹ đã lãnh nhận “rượu mới” mà Con Mẹ đã mang đến nhân tiệc cưới của Đấng Messia (xc. Mc 2,22). Nhờ vậy, ân huệ mà Mẹ đã xin cho đôi tân hôn tại Cana, thì Mẹ là kẻ đầu tiên lãnh nhận dưới chân thập giá, trút ra từ trái tim của Con bị đâm thâu, trái tim biểu hiện của tình thương Thiên Chúa đối với loài người (xc. Deus caritas est 13-15).


Sau đây là những lời phát biểu sau khi ban phép lành Toà thánh, liên quan đến tình hình thế giới:


Vào những ngày này, nhiều tin tức dồn dập về những cuộc xung đột ở Irak, với những cuộc tấn công vào các đền thờ Hồi giáo. Đây là những hành vi gây ra tang tóc, nuôi dưỡng hận thù, và làm trì trệ công cuộc tái thiết xứ này. Bên Nigeria những cuộc đụng độ kéo dài từ nhiều ngày qua, giữa những tín đồ Kitô giáo và Hồi giáo, với nhiều người chết và nhiều thánh đường và đền thờ bị phá huỷ. Tôi cực lực lên án sự xâm phạm vào những nơi dành cho việc phụng tự; đồng thời tôi xin ký thác cho Thiên Chúa những người đã qua đời và những người đang lâm cảnh tang tóc. Tôi xin tất cả mọi người hãy tăng gia cầu nguyện và thống hối trong mùa Bốn Mươi này, ngõ hầu Thiên Chúa xua đuổi hiểm hoạ chiến tranh khỏi các quốc gia thân yêu nói trên cũng như những nơi khác trên địa cầu. Hoa trái của niềm tin vào Thiên Chúa không phải là những sự xung đột tàn phá, nhưng là tinh thần huynh đệ và hợp tác để đạt được ích chung. Thiên Chúa, Đấng Taọ thành và Cha của tất cả mọi người sẽ xét xử nghiêm khắc những kẻ nhân danh Ngài để gây ra cảnh đổ máu chết chóc cho anh em mình. Nguyện xin cho tất cả mọi người, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh nữ Maria, được gặp gỡ nhau trong Chúa, là hoà bình chân chính”.








All the contents on this site are copyrighted ©.