2006-02-12 16:31:11

Kinh Truyền tin Chúa nhựt 12/2/06


Kể từ năm 1993, Đc thánh cha Gioan Phaolô II đã chỉ định ngày 11 tháng 2 - kính nhớ Đức Mẹ hiện ra tại Lộức - làm “Ngày thế giới dành cho bệnh nhân”. Bên cạnh việc cầu nguyện, thăm viếng uỷ lạo các người bệnh, đây còn là cơ hi để tìm hiểu những phương thế cải thiện điều kiện sinh sống của họ, đặc biệt là qua những cuộc hội nghị do Hội đồng Toà thánh về Mục vụ sức khỏe tổ chức tại một thánh đin kính Đức Mẹ (năm nay diễn ra ở Adelaide, Australia). Trong bài huấn dụ trưc khi đọc kinh Truyền tin trưa hôm qua, Đc Thánh Cha đã nhắc đến đề tài này, và mở rộng đến việc suy gẫm toàn thể chương trình cứu chuộc. Thực vậy, ngay từ thời các giáo phụ, Đc Kitô đã được nhìn nhận như là Lương y của nhân loại, một ý niệm bắt nguồn từ những đon văn Tin mừng thuật lại những lần Chúa chữa lành các bệnh nhân. Toàn thể chương trình cứu đ được giải thích như là kế hoạch của Thiên Chúa cứu chữa con người khỏi những thương tích về thể xác hay tinh thần mà tội lỗi gây ra, và giúp cho nó hồi phục sự sống viên mãn.






Anh chị em thân mến,


Hôm qua, ngày 11 tháng 2, lễ nhớ Đức Mẹ hiện ra ở Lộ-đức, chúng ta đã cử hành Ngày Thế giới dành cho bệnh nhân. Năm nay, những nghi thức trọng thể được diễn ra tại Adelaide bên Australia, cùng với một Hội nghị quốc tế bàn về sức khoẻ tâm thần, một đề tài luôn mang tính cách cấp bách. Bệnh tật là một nét đặc trưng của kiếp sống con người, đến nỗi có thể biến thành một ám dụ thiết thực, như thánh Augustinô đã diễn tả ý vị trong một lời cầu: “Lạy Chúa, xin thương xót con! Xin hãy nhìn xem: con đâu có giấu các thương tích của mình. Chúa là lương y, con là người bệnh; Chúa là Đấng xót thương, con là kẻ đáng thương”.

Đức Kitô thực sự là “lương y” của nhân loại, được Chúa Cha sai đến trần gian để chữa lành con người, đã bị bầm dập trong thân thể và tinh thần vì tội lỗi với những hậu quả cúa nó. Trong những chúa nhựt gần đây, Tin mừng theo thánh Marcô trình bày cho chúng ta thấy Đức Giêsu, vào lúc khởi đầu sứ vụ công khai, đã dành hết tâm lực vào việc giảng dạy và chữa lành bệnh nhân ở Galilê. Vô vàn phép lạ mà Người đã làm trên các người bệnh tật xác nhận “tin vui mùng” của Triều đại Thiên Chúa đã đến. Đoạn văn chúa nhựt hôm nay thuật lại việc chữa lành một người mắc bệnh phong, và diễn tả cách sống động mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người, được tóm lại trong cuộc đối thoại. Bệnh nhân thưa: “Nếu muốn, ngài có thể chữa tôi lành!”. Đức Giêsu đáp: “Tôi muốn, hãy lành”, thế rồi Người đã chạm đến anh ta và cứu anh ta khỏi bệnh phong (Mc 1,40-42). Chúng ta thấy rằng ra như tất cả lịch sử cứu rỗi được tóm tắt lại ở chỗ này: cử chỉ của Đức Giêsu giơ tay ra và chạm tới thân thể thương tích của kẻ cầu cứu biểu lộ một cách tuyệt hảo ý định của Thiên Chúa muốn chữa lành thọ tạo sa ngã, khôi phục cho nó “sự sống dồi dào” (Ga 10,10), sự sống hằng cửu, sung mãn, hạnh phúc. Đức Kitô là “bàn tay” của Thiên Chúa chìa ra cho loài người, để cho nó có thể thoát ra khỏi dòng cát trôi chảy của bệnh tật và cái chết, và đứng vững trên tảng đá kiên cố của tình yêu Thiên Chúa (xc. Tv 39,2-3).


Hôm nay, tôi muốn ký thác cho Đức Maria, được kêu cầu dưới tước hiệu Salus infirmorum (Kẻ chữa lành các người ốm đau) tất cả các người bệnh tật, cách riêng là những người ở mọi miền trên mặt đất, đang hứng chịu không những tình trạng thiếu thốn sức khoẻ, mà còn lâm cảnh cô đơn, cùng cực và bỏ rơi. Tôi cũng tưởng nhớ đặc biệt những người đang chăm sóc người bệnh, và tìm cách chữa trị cho họ trong các bệnh viện hay dưỡng đường. Nguyện xin Đức Trinh nữ rất thánh giúp cho mỗi người tìm được sự nâng đỡ về thể xác và tinh thần, nhờ những cơ quan chăm sóc y tế thích hợp và tình thương huynh đệ được diễn tả ra thành mối quan tâm cụ thể và liên đới.


Sau khi ban phép lành Toà thánh, trong số những lời chào thăm, ĐTC đã nhắc đến hai biến cố thời sự. Thứ nhất là Vận động hội quốc tế muà đông, khai mạc hôm thứ sáu vừa qua tại Torino, bắc Italia: ngài đã gửi lời chào thăm và chúc lành cho tất cả những người tham dự, và cầu chúc cho những ngày nay trở thành cơ hội gắn chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc. Thứ hai là kỷ niệm 75 năm khánh thành đài phát thanh Vatican, vào ngày 12 tháng 2 năm 1931, với sứ điệp truyền thanh của đức Piô XI gửi toàn thế giới. Nhờ làn sóng này mà Phúc âm và giáo huấn của các vị Giáo hoàng có đ được truyền đi mau lẹ cho hết mọi dân tộc.








All the contents on this site are copyrighted ©.